BBC-9 giờ trước
Thứ Ba 7/10 là ngày thứ 10 của cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong do giới sinh viên khởi xướng. Tuy con số người biểu tình giảm khá nhiều sau khi các trường học mở cửa lại, một số sinh viên vẫn bám trụ trên đường phố cho dù họ phải đối diện với chỉ trích và bực bội của một số người dân.
Đáp lại tiếng hò hét, thậm chí chửi bới của những người tỏ vẻ khó chịu vì cuộc biểu tình, các sinh viên đã hát to bài hát Happy Birthday và vỗ tay.
Hồng Nga hiện có mặt tại Hong Kong đã hỏi chuyện một trong lãnh đạo biểu tình – anh Cheng Chung Tai, giáo viên Đại học Bách khoa Hong Kong.
BBC:Anh nghĩ thế nào về chỉ trích là người biểu tình làm gián đoạn cuộc sống của người dân Hong Kong?
Cheng Chung Tai: Chúng ta đang nói về một cuộc phản kháng dân sự, và ảnh hưởng của nó tới trật tự xã hội Hong Kong là không thể tránh khỏi được. Đây là cách thức duy nhất chúng tôi có thể buộc chính quyền Hong Kong phản hồi lại những đòi hỏi vầ quyền tự do bầu cử.
Người dân Hong Kong đã đấu tranh vì dân chủ 17 năm nay. Những năm gần đây, tình hình xã hội dân sự ở Hong Kong, bao gồm cả quyền tự do báo chí, các quyền con người cơ bản... đều xuống cấp.
"Có thể một số người dân cảm thấy không được thoải mái lắm vì sự gián đoạn hay cản trở làm ăn của họ. Thế nhưng thực sự không có con đường nào khác để buộc chính quyền nghe nguyện vọng của chúng tôi.-Cheng Chung Tai"
Bởi vậy năm nay, giới sinh viên khởi động cuộc đấu tranh của mình và cuộc cách mạng dù đã trở thành cuộc đấu tranh của toàn dân. Có thể một số người dân cảm thấy không được thoải mái lắm vì sự gián đoạn hay cản trở làm ăn của họ. Thế nhưng thực sự không có con đường nào khác để buộc chính quyền nghe nguyện vọng của chúng tôi. BBC:Các anh có quan ngại về việc xảy ra bạo lực không?
Cheng Chung Tai: Chúng tôi không để xảy ra nhiều vụ xung đột, và trong 10 ngày nay ở Hong Kong, cuộc cách mạng dù của chúng tôi diễn ra một cách rất hòa bình. Một số bài báo có thể phản ánh tình hình một cách phiến diện sai sự thật, trái với những gì diễn ra ở các nơi như Causeway Bay, Mong Kok, Admiralty. BBC:Hiện đang có chỉ trích là phong trào của sinh viên không đoàn kết cho lắm nên khó đạt kết quả. Anh trả lời như thế nào?
Cheng Chung Tai: Có ý kiến cho rằng chúng tôi cần tham gia đảng dân chủ hay liên kết với các đảng phái để có sức mạnh đàm phán với chính quyền. Nhưng thực tế ở Hong Kong, chúng tôi đã trông đợi vào đảng dân chủ hơn 10 năm nay nhưng tình hình chính trị xã hội, văn hóa và kinh tế đều xuống cấp.
Thế nên năm nay, giới sinh viên cùng nhau tổ chức phong trào này. Chng tôi biết rằng đã tới lúc chúng tôi không thể trông đợi ai được nữa. Chúng tôi cần xuống đường, đấu tranh cho dân chủ bằng chính sức lực của mình. Tương lai của Hong Kong phải do người Hong Kong quyết định.
No comments:
Post a Comment