Ngày 31/08 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua quyết định, theo đó các ứng cử viên cho chức trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông vào năm 2017 sẽ không do người dân trực tiếp đề cử, mà phải do một ủy ban thân Bắc Kinh thông qua.
Quyết định nói trên đã khiến các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông phẫn nộ và họ đã phát động một phong trào biểu tình ngồi để phản đối, bởi vì theo họ, chính quyền Bắc Kinh đang tìm cách loại bỏ những người chỉ trích đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đã phản bác lời cáo buộc đó, cho rằng, khi cho phép người dân bầu chọn giữa các ứng cử viên khác nhau, họ thực hiện đúng lời hứa cho cử tri Hồng Kông quyền bầu lãnh đạo theo thể thức phổ thông đầu phiếu.
Quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc về việc bầu lãnh đạo Hồng Kông được đưa ra vào lúc Chủ tịch Tập Cận Bình đang tiến hành chiến dịch đàn áp đối lập, qua việc bắt giữ nhiều nhà hoạt động và hạn chế nghiêm ngặt mọi tranh luận trên mạng.
Theo lời một giáo sư thuộc đại học Phục Đán, Thượng Hải, được AFP trích dẫn hôm nay, chính quyền Hoa lục muốn có một lãnh đạo Hồng Kông biết nghe lời Bắc Kinh. Một giáo sư khác thuộc Trường Quan hệ Quốc tế của Đại học Bắc Kinh thì cho rằng, quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc là “tối cần thiết” để chấm dứt tranh cãi ở Hồng Kông và giúp ổn định tình hình ở đặc khu hành chính này.
Thế nhưng, đối với giáo sư Surya Deva, đại học City University of Hong Kong; quyết định nói trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vi phạm Đạo luật Cơ bản của Hồng Kông và tuyên bố chung của hai chính phủ Anh quốc và Trung Quốc năm 1997 về tương lai Hồng Kông. Cũng theo giáo sư Deva, quyết định này sẽ “phản tác dụng”, bởi vì trong tương lai gần, Hồng Kông sẽ gặp khủng hoảng về lãnh đạo nếu chính quyền trung ương Bắc Kinh tiếp tục hành xử như vậy.
Dư luận Hồng Kông ngày càng lo ngại cho các quyền tự do, vốn được bảo đảm trong khuôn khổ của mô hình « Một quốc gia, hai chế độ », được áp dụng kể từ khi vùng lãnh thổ này được Anh quốc trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Mối lo ngại này càng tăng sau khi vào tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh công bố một « Sách trắng » về tương lai của Hồng Kông. Sách trắng này gây nhiều tranh cãi vì nó được xem như là một lời cảnh cáo của Trung Quốc rằng người dân Hồng Kông không được đi quá giới hạn cho phép.
Hệ thống chính trị của Trung Quốc hiện nay vẫn do đảng Cộng sản kiểm soát. Tuy Bắc Kinh từ lâu đã cho phép bầu cử trực tiếp ở cấp làng xã, nhưng họ vẫn kiểm soát chặt chẽ tiến trình bầu cử, cho nên không có một ứng cử viên đối lập nào ngoài những người đã được phê chuẩn. Hiện vẫn chưa có bầu cử trực tiếp ở cấp cao hơn tại Trung Quốc. Có lẽ chính quyền Bắc Kinh không muốn việc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông trở thành một tiền lệ sau này có thể đe dọa đến độc quyền lãnh đạo của Đảng.
Quyết định nói trên đã khiến các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông phẫn nộ và họ đã phát động một phong trào biểu tình ngồi để phản đối, bởi vì theo họ, chính quyền Bắc Kinh đang tìm cách loại bỏ những người chỉ trích đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đã phản bác lời cáo buộc đó, cho rằng, khi cho phép người dân bầu chọn giữa các ứng cử viên khác nhau, họ thực hiện đúng lời hứa cho cử tri Hồng Kông quyền bầu lãnh đạo theo thể thức phổ thông đầu phiếu.
Quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc về việc bầu lãnh đạo Hồng Kông được đưa ra vào lúc Chủ tịch Tập Cận Bình đang tiến hành chiến dịch đàn áp đối lập, qua việc bắt giữ nhiều nhà hoạt động và hạn chế nghiêm ngặt mọi tranh luận trên mạng.
Theo lời một giáo sư thuộc đại học Phục Đán, Thượng Hải, được AFP trích dẫn hôm nay, chính quyền Hoa lục muốn có một lãnh đạo Hồng Kông biết nghe lời Bắc Kinh. Một giáo sư khác thuộc Trường Quan hệ Quốc tế của Đại học Bắc Kinh thì cho rằng, quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc là “tối cần thiết” để chấm dứt tranh cãi ở Hồng Kông và giúp ổn định tình hình ở đặc khu hành chính này.
Thế nhưng, đối với giáo sư Surya Deva, đại học City University of Hong Kong; quyết định nói trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vi phạm Đạo luật Cơ bản của Hồng Kông và tuyên bố chung của hai chính phủ Anh quốc và Trung Quốc năm 1997 về tương lai Hồng Kông. Cũng theo giáo sư Deva, quyết định này sẽ “phản tác dụng”, bởi vì trong tương lai gần, Hồng Kông sẽ gặp khủng hoảng về lãnh đạo nếu chính quyền trung ương Bắc Kinh tiếp tục hành xử như vậy.
Dư luận Hồng Kông ngày càng lo ngại cho các quyền tự do, vốn được bảo đảm trong khuôn khổ của mô hình « Một quốc gia, hai chế độ », được áp dụng kể từ khi vùng lãnh thổ này được Anh quốc trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Mối lo ngại này càng tăng sau khi vào tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh công bố một « Sách trắng » về tương lai của Hồng Kông. Sách trắng này gây nhiều tranh cãi vì nó được xem như là một lời cảnh cáo của Trung Quốc rằng người dân Hồng Kông không được đi quá giới hạn cho phép.
Hệ thống chính trị của Trung Quốc hiện nay vẫn do đảng Cộng sản kiểm soát. Tuy Bắc Kinh từ lâu đã cho phép bầu cử trực tiếp ở cấp làng xã, nhưng họ vẫn kiểm soát chặt chẽ tiến trình bầu cử, cho nên không có một ứng cử viên đối lập nào ngoài những người đã được phê chuẩn. Hiện vẫn chưa có bầu cử trực tiếp ở cấp cao hơn tại Trung Quốc. Có lẽ chính quyền Bắc Kinh không muốn việc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông trở thành một tiền lệ sau này có thể đe dọa đến độc quyền lãnh đạo của Đảng.
No comments:
Post a Comment