Thursday, July 10, 2014

Mùa thi đại học, mùa gian khổ

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2014-07-07  
Quảng cáo giới thiệu phòng trọ cho thí sinh ở xa đến thành phố dự thi đại họcQuảng cáo giới thiệu phòng trọ cho thí sinh ở xa đến thành phố dự thi đại học-RFA files photos
Mùa thi đại học, những thí sinh khăn gói lên đường cùng phụ huynh. Từ Nam chí Bắc, hầu như mọi miền, mọi thí sinh đều có phụ huynh đi kèm để tìm phòng trọ, tìm khách sạn, nhà nghỉ cho con em mình tạm trú để dự thi. Có những thí sinh điều kiện đầy đủ, có cả cha lẫn mẹ cùng đi theo trong mùa thi, cũng có những thí sinh nhà nghèo, cơm đùm cơm gói đi thi. Không khí phòng thi nếu nhìn bên ngoài sẽ thấy đầy vẻ uy nghiêm, cẩn mật. Nhưng chính những thí sinh và phụ huynh của các em lại có nhiều nhận xét trái chiều.
Thí sinh thiếu khả năng tự đi thi
Một phụ huynh tên Nhật, đưa con mình đi thi ở đại học Huế, chia sẻ: “Cơ hội dành cho thí sinh vùng sâu vùng xa nhiều. Nó làm cũng còn khoảng 2 – 3 câu không làm được, làm đại vậy, câu 8 và câu 9 thì làm không được.”
Theo ông Nhật, bài thi khối A năm nay có vẻ khó hơn mà cũng dễ hơn so với mọi năm. Sở dĩ nói khó hơn là do ở các môn đều có câu hỏi khó để phân loại thí sinh. Đặc biệt là môn toán với đề thi tự luận, hai câu hỏi 8 và 9 nhằm phân loại khiến cho nhiều thí sinh bỏ hai câu này. Ngoài ra, những câu hỏi khác đều rất dễ.
Chính vì thế, ông Nhật nói rằng khó mà dễ là có lý do của nó. Đề thi năm nay sẽ là cơ hội cho các thí sinh vùng sâu, vùng xa và gia đình thuộc diện chính sách. Vì theo kinh nghiệm của mùa thi năm 2013, các thí sinh diện chính sách được hưởng điểm ưu tiên, điểm cộng, nếu như diện chính sách ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số nữa thì mọi chuyện hoàn toàn khác bởi vì vừa cộng điểm ưu tiên vùng sâu vùng xa 1,5 điểm lại vừa có điểm ưu tiên diện chính sách từ 1 đến 2 điểm tùy vào diện gia đình thương binh hay liệt sĩ, các thí sinh chỉ cần giải những câu hỏi dễ cộng với điểm ưu tiên là đủ đậu vào đại học.
Một hội đồng thi ở thành phố Đà Nẵng - Miền Trung. RFA
Một hội đồng thi ở thành phố Đà Nẵng - Miền Trung. RFA
Bài thi khối A năm nay có vẻ khó hơn mà cũng dễ hơn so với mọi năm. Sở dĩ nói khó hơn là do ở các môn đều có câu hỏi khó để phân loại thí sinh. Đặc biệt là môn toán với đề thi tự luận, hai câu hỏi 8 và 9 nhằm phân loại khiến cho nhiều thí sinh bỏ hai câu này. Ngoài ra, những câu hỏi khác đều rất dễ
Nhưng vấn đề ông Nhật quan tâm nhất vẫn là điều kiện phòng ốc cho các thí sinh tạm trú và khả năng tự lập của các thí sinh quá thấp. Ngay cả con của ông, nếu như không có ông cùng đi, sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì bỡ ngỡ và không đủ khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài. Và không riêng gì con của ông Nhật, hầu hết các thí sinh đều phải đi học chật vật trong quá trình học phổ thông trung học, vừa đến lớp, vừa đi học thêm lại không có điều kiện hòa nhập với cộng đồng, xã hội.
Đặc biệt là các hoạt động nhằm giúp các em học sinh phổ thông trung học được hòa nhập với xã hội rất ít mà thay vào đó là những môn học vô bổ như giáo dục công dân, nói là môn dạy đạo đức nhưng trên thực tế là đốt thời gian bằng thứ triết học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chính Minh vừa siêu hình, vừa thiếu tính thực tiễn và lạc hậu. Chính vì thế, khi khăn gói, bước chân lên đường dự thi đại học, các em hoàn toàn không có lòng tự tin và thiếu bản lĩnh để đi một mình, luôn cần phải có cha mẹ hoặc anh chị đi kèm. Đây là điều hết sức đáng buồn cho các thí sinh Việt Nam.
Kẻ giàu người nghèo
Một người mẹ tên Nguyệt, từ Khánh Hòa đưa con ra Huế thi đại học, chia sẻ: “Đi thì hai mẹ con tốn khoảng 1 triệu vé tàu. Tới nơi thì có tiếp sức mùa thi. Chỗ ở tiếp sức mùa thi nơi cô ở cũng hơi nóng nực, nhưng mà chủ nhà vui tính nên cũng không sao hết. Thì bây giờ điều kiện thế nào thì mình ở thế đó chứ mình muốn hơn cũng đâu được, giá cả thế cũng hợp lý, một ngày một người ba mươi lăm nghìn.”
Các hoạt động nhằm giúp các em học sinh phổ thông trung học được hòa nhập với xã hội rất ít mà thay vào đó là những môn học vô bổ như giáo dục công dân, nói là môn dạy đạo đức nhưng trên thực tế là đốt thời gian bằng thứ triết học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chính Minh vừa siêu hình, vừa thiếu tính thực tiễn và lạc hậu
Theo bà Nguyệt, vấn đề chỗ ở đối với thí sinh con nhà nghèo là vấn đề hết sức khó khăn. Mặc dù năm nay, các hội, đoàn sinh viên đã tổ chức chương trình “tiếp sức mùa thi”, có các sinh viên ra tận bến xe để đón thí sinh và phụ huynh về trung tâm tiếp sức, sau đó tùy vào điều kiện và nơi thi mà bố trí chỗ ở cho hợp lý. Nhưng rất tiếc là mặc dù các sinh viên tiếp sức mùa thi có làm việc hết công năng vẫn không thể giúp gì được nhiều cho các thí sinh.
Thấp thỏm chờ con em làm bài thi
Thấp thỏm chờ con em làm bài thi. RFA
Vì lẽ, miền Trung, đặc biệt là ở Huế đang vào mùa nắng nóng, nhiệt độ có lúc lên đến 40 độ C, trong khi đó, những phòng tạm trú của chương trình tiếp sức mùa thi luôn là những phòng từ thiện hoặc phòng cho thuê ở mức giá rất thấp, thậm chí quạt máy cũng có khi hư hỏng hoặc không có, chỉ cần bước vào phòng là mồ hôi toát liên hồi. Chính điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những thí sinh nhà nghèo đáng kể.
Bà Nguyệt chép miệng và nói thêm rằng cũng may là thí sinh nhà nghèo vốn làm lụng vấn vả, chịu đựng mưa nắng cũng nhiều nên chưa thấy em nào bị đột quị hoặc suy kiệt vì nắng nóng. Nhưng đó chỉ mới là một phần, vấn đề chia sẻ của xã hội đối với mùa thi, bà Nguyệt cho rằng điều này cũng rất thấp, thấp đến độ đáng buồn và đáng xấu hổ. Chuyện ngộ độc thức ăn, thí sinh phải bỏ thi vì đi cấp cứu cũng đã xãy ra tại hội đồng thi sư phạm Huế.
Phong, một sinh viên ở Phước Sơn, Quảng Nam cũng đưa em trai đi thi đại học ở Huế, than thở: “Môn toán thì nó làm khoảng 60%. Môn lý, môn hóa cũng rứa, nói chung thì ba môn đều như nhau. Khi ôn mấy thầy cô cũng có ôn mấy câu như rứa nhưng mà đi học thì nhiều thầy cô cũng bỏ qua mấy câu đó, mấy thầy cô bảo là nó khó thì nó khó chỉ có học sinh giỏi mới giải được nên thầy cô không giải mấy câu đó.”
Huế đang vào mùa nắng nóng, nhiệt độ có lúc lên đến 40 độ C, trong khi đó, những phòng tạm trú của chương trình tiếp sức mùa thi luôn là những phòng từ thiện hoặc phòng cho thuê ở mức giá rất thấp, thậm chí quạt máy cũng có khi hư hỏng hoặc không có, chỉ cần bước vào phòng là mồ hôi toát liên hồi
Theo Phong nhận xét, hầu hết giá thành phòng trọ và khách sạn đều nâng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi trong mùa thi với lý do “cháy phòng”. Trên thực tế, hiếm có thí sinh nào được ở khách sạn máy lạnh. Chỉ có một nhóm nhỏ thí sinh con nhà khá giả, nhà quan chức được cha mẹ cho ở khách sạn 3 sao, 4 sao với giá từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng mỗi đêm và các khách sạn này cũng nâng giá trong mùa thi nhưng sự nâng giá này không làm ảnh hưởng đến gia đình các thí sinh nhà giàu.
Với thí sinh nhà nghèo, việc phòng trọ nâng giá mà không thuê thì không có chỗ ở vì đi hơi muộn so với các bạn khác, chỗ ở của chương trình “tiếp sức mùa thi” không còn, đành phải thuê phòng trọ. Và việc phòng trọ, xe ôm tăng giá luôn là nỗi ám ảnh khó phai cho mùa thi của những thí sinh nghèo bởi vì mỗi đồng họ trả cho phòng trọ, xe ôm là không ít mồ hôi của cha mẹ họ đã lao động cật lực, chắt chiu dành cho họ ăn học.
Đợt I của mùa thi đại học năm nay đã kết thúc, đợt II với các khối B, C, D và các khối năng khiếu sẽ diễn ra vào ngày 9 và ngày 10 tháng 7, đợt III vào ngày 15 và 16 tháng 7, thí sinh sẽ dự thi cao đẳng. Vẫn còn nhiều hy vọng và trắc ẩn cho mỗi thí sinh cùng gia đình.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

No comments:

Post a Comment