Theo hãng AFP, trong buổi họp kín với phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã « mạnh mẽ » gây sức ép trên Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp biển đảo khi cảnh báo đối tác Trung Quốc là Washington « không thể chấp nhận » các mưu toan tạo ra một hiện trạng mới ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đây là hai nơi mà Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Theo một quan chức Mỹ cấp cao xin giấu tên, thì ông Kerry đã nói thẳng với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc phụ trách ngoại giao Dương Khiết Trì bất kỳ quốc gia nào cũng đều không có quyền « hành động đơn phương để đẩy mạnh các đòi hỏi chủ quyền hay lợi ích của minh ».
Theo nguồn tin trên, thì phía Mỹ đã tái khẳng định sự cần thiết của « một trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương », và yêu cầu Trung Quốc « đóng góp và tham gia vào trật tự đó, thay vì chống lại các chuẩn mực khu vực và toàn cầu ».
Quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ tiếp là phía Mỹ đã nói rõ với đối tác Trung Quốc rằng : « Tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra một hiện trạng mới bất kể sự ổn định của khu vực, sự hài hòa của khu vực, là điều không thể chấp nhận được ».
Trung Quốc đang dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Philippines.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh có hành động hung hăng hơn trong mưu toan bành trướng tại Biển Đông, làm tình hình căng thẳng hẳn lên khi đưa giàn khoan xuống hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho tàu Trung Quốc đâm vào các tàu công vụ và tàu cá Việt Nam đến gần giàn khoan, dùng vòi rồng xua đuổi tàu Việt Nam, thậm chí bắt giữ ngư dân Việt Nam.
Trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng thường xuyên cho tàu thuyền và phi cơ quân sự tiến vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang được đặt dưới quyền kiểm soát của Tokyo, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Theo một quan chức Mỹ cấp cao xin giấu tên, thì ông Kerry đã nói thẳng với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc phụ trách ngoại giao Dương Khiết Trì bất kỳ quốc gia nào cũng đều không có quyền « hành động đơn phương để đẩy mạnh các đòi hỏi chủ quyền hay lợi ích của minh ».
Theo nguồn tin trên, thì phía Mỹ đã tái khẳng định sự cần thiết của « một trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương », và yêu cầu Trung Quốc « đóng góp và tham gia vào trật tự đó, thay vì chống lại các chuẩn mực khu vực và toàn cầu ».
Quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ tiếp là phía Mỹ đã nói rõ với đối tác Trung Quốc rằng : « Tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra một hiện trạng mới bất kể sự ổn định của khu vực, sự hài hòa của khu vực, là điều không thể chấp nhận được ».
Trung Quốc đang dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Philippines.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh có hành động hung hăng hơn trong mưu toan bành trướng tại Biển Đông, làm tình hình căng thẳng hẳn lên khi đưa giàn khoan xuống hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho tàu Trung Quốc đâm vào các tàu công vụ và tàu cá Việt Nam đến gần giàn khoan, dùng vòi rồng xua đuổi tàu Việt Nam, thậm chí bắt giữ ngư dân Việt Nam.
Trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng thường xuyên cho tàu thuyền và phi cơ quân sự tiến vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang được đặt dưới quyền kiểm soát của Tokyo, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
No comments:
Post a Comment