Mua phải thịt heo nghi ngờ có dấu hiệu mắc bệnh gạo tại siêu thị Big C Gò Vấp (TP.HCM), một người tiêu dùng đã mang trả lại toàn bộ số thịt heo vừa mua.
Dù khẳng định thịt heo được kiểm soát chất lượng, nhưng siêu thị này không giải thích được vì sao vẫn để lọt lưới thịt heo không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Thịt heo bệnh gạo
Tối 10/3, chị Thùy Trang (P.11, Q.Gò Vấp) đi siêu thị Big C Gò Vấp mua khá nhiều thịt heo để trữ trong ngăn đá tủ lạnh ăn dần vì không có thời gian đi siêu thị thường xuyên, lại lo ngại đi chợ gần nhà thực phẩm không được kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi đem về, cắt phần thịt nạc trữ vào tủ lạnh, chị Trang và mọi người trong nhà hoảng hồn vì thấy giữa cục thịt heo có một cục màu trắng to tướng, bên trong toàn bột trắng đục.
Thịt heo bệnh gạo
Tối 10/3, chị Thùy Trang (P.11, Q.Gò Vấp) đi siêu thị Big C Gò Vấp mua khá nhiều thịt heo để trữ trong ngăn đá tủ lạnh ăn dần vì không có thời gian đi siêu thị thường xuyên, lại lo ngại đi chợ gần nhà thực phẩm không được kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi đem về, cắt phần thịt nạc trữ vào tủ lạnh, chị Trang và mọi người trong nhà hoảng hồn vì thấy giữa cục thịt heo có một cục màu trắng to tướng, bên trong toàn bột trắng đục.
Đại diện siêu thị giải đáp các thắc mắc của khách hàng về nguồn gốc số thịt heo có dấu hiệu mắc bệnh heo gạo - Ảnh: B.Hoàn |
“Nhận thấy đây là biểu hiện của bệnh heo gạo, tôi mang ngay ra siêu thị trả lại. Siêu thị hoàn tiền, đồng thời nhận lại cục thịt để kiểm nghiệm”, chị Trang nói. Chị Trang kể ngay khi mang thịt đến trả lại Big C Gò Vấp, nhân viên siêu thị này đã thừa nhận là nhìn thấy “có vấn đề”. Vì thế, siêu thị sẽ mang sản phẩm mà người tiêu dùng nghi là heo bệnh gạo đi kiểm nghiệm, đồng thời hẹn 9g sáng 11/3 sẽ có câu trả lời chính thức.
Sáng 11/3, chị Trang trở lại siêu thị này để trực tiếp làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến nguồn gốc thịt heo và xem kết quả kiểm nghiệm. Bà Nguyễn Hoài Thu, phụ trách ngành hàng thực phẩm cũng là người được Big C Gò Vấp ủy quyền làm việc với khách hàng, cho biết siêu thị không đem kiểm nghiệm mẫu thịt heo mà chị Trang trả lại vào tối 10/3 vì chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng đã biết đó là thịt heo bệnh gạo. Và ngay sau khi tiếp nhận lại mẫu thịt heo từ chị Trang, Big C Gò Vấp đã rà soát toàn bộ số thịt heo nhập về ngày 10/3 để ngưng bán. Tuy nhiên, số lượng cụ thể còn bao nhiêu bà Thu không nắm được.
Mặc dù xin lỗi khách hàng vì đã để heo bệnh ra kệ hàng ở siêu thị Big C Gò Vấp, nhưng bà Thu cho rằng những sản phẩm này là do khách tự chọn để mua. Thịt heo nhập về siêu thị là nguyên khối, siêu thị cắt ra từng khúc và khách hàng cũng là người chọn. Sáng 11/3, sau khi làm việc với chị Trang, Big C Gò Vấp đã nhận lại toàn bộ số thịt heo mà chị Trang mua vào tối 10/3 (gồm cả sườn heo) và trả lại tiền cho khách.
Hàng đã có kiểm dịch thú y?
Làm việc với người tiêu dùng, đại diện Big C Gò Vấp khẳng định vẫn kiểm tra đầy đủ theo quy trình kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống trước khi nhập hàng vào kho. Theo đó, thịt heo được vận chuyển lên từ Đồng Nai, giao bằng xe lạnh. Hàng đến đã cắt từng khối chứ không nguyên con. Toàn bộ đều có niêm phong. Khi kiểm tra sẽ kiểm tra niêm phong trước, sau đó mở hàng ra, đo nhiệt độ, đạt thì nhận vô. “Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra cảm quan bên ngoài được thôi”, bà Nguyễn Hoài Thu khẳng định.
Cũng theo bà Thu, lô thịt heo đưa vào siêu thị ngày 10-3 đã có giấy chứng nhận kiểm dịch thú y do cơ quan thú y Đồng Nai cấp. Nhân viên siêu thị này khẳng định tất cả sản phẩm thực phẩm tươi sống vào Big C đều có giấy kiểm dịch thú y đầy đủ. Ngoài ra, cứ định kỳ ba tháng, siêu thị lấy mẫu kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm một lần. Theo một nhân viên tại Big C Gò Vấp, đã từng xảy ra tình trạng thịt heo có dấu hiệu bệnh gạo vào siêu thị và người tiêu dùng cũng đem trả.
Theo tìm hiểu, ngày 10/3, Chi cục Thú y Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho 272kg thịt heo, 8kg phụ phẩm heo và 5kg giò sống cho chủ hàng là Big C Đồng Nai (địa chỉ tại TP Biên Hòa, Đồng Nai) và nơi nhận hàng là Big C Gò Vấp (Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp, TP.HCM). Trong giấy chứng nhận kiểm dịch ghi cơ sở sản xuất, chế biến là Big C Đồng Nai.
Tuy nhiên, đại diện Big C Gò Vấp cho biết dù trên giấy ghi chủ hàng là Big C Đồng Nai nhưng Big C Đồng Nai lấy hàng từ xưởng sản xuất eBon, nằm ngay bên cạnh Big C Đồng Nai vì Big C Đồng Nai không giết mổ heo. Còn nguồn gốc heo thì eBon cũng đi thu mua từ những nơi khác, nhưng cụ thể nơi nào thì không nắm được. Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, eBon lại trùng tên với một nhãn hiệu riêng của Big C chuyên về các sản phẩm thực phẩm chế biến.
Sáng 11/3, chị Trang trở lại siêu thị này để trực tiếp làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến nguồn gốc thịt heo và xem kết quả kiểm nghiệm. Bà Nguyễn Hoài Thu, phụ trách ngành hàng thực phẩm cũng là người được Big C Gò Vấp ủy quyền làm việc với khách hàng, cho biết siêu thị không đem kiểm nghiệm mẫu thịt heo mà chị Trang trả lại vào tối 10/3 vì chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng đã biết đó là thịt heo bệnh gạo. Và ngay sau khi tiếp nhận lại mẫu thịt heo từ chị Trang, Big C Gò Vấp đã rà soát toàn bộ số thịt heo nhập về ngày 10/3 để ngưng bán. Tuy nhiên, số lượng cụ thể còn bao nhiêu bà Thu không nắm được.
Mặc dù xin lỗi khách hàng vì đã để heo bệnh ra kệ hàng ở siêu thị Big C Gò Vấp, nhưng bà Thu cho rằng những sản phẩm này là do khách tự chọn để mua. Thịt heo nhập về siêu thị là nguyên khối, siêu thị cắt ra từng khúc và khách hàng cũng là người chọn. Sáng 11/3, sau khi làm việc với chị Trang, Big C Gò Vấp đã nhận lại toàn bộ số thịt heo mà chị Trang mua vào tối 10/3 (gồm cả sườn heo) và trả lại tiền cho khách.
Hàng đã có kiểm dịch thú y?
Làm việc với người tiêu dùng, đại diện Big C Gò Vấp khẳng định vẫn kiểm tra đầy đủ theo quy trình kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống trước khi nhập hàng vào kho. Theo đó, thịt heo được vận chuyển lên từ Đồng Nai, giao bằng xe lạnh. Hàng đến đã cắt từng khối chứ không nguyên con. Toàn bộ đều có niêm phong. Khi kiểm tra sẽ kiểm tra niêm phong trước, sau đó mở hàng ra, đo nhiệt độ, đạt thì nhận vô. “Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra cảm quan bên ngoài được thôi”, bà Nguyễn Hoài Thu khẳng định.
Cũng theo bà Thu, lô thịt heo đưa vào siêu thị ngày 10-3 đã có giấy chứng nhận kiểm dịch thú y do cơ quan thú y Đồng Nai cấp. Nhân viên siêu thị này khẳng định tất cả sản phẩm thực phẩm tươi sống vào Big C đều có giấy kiểm dịch thú y đầy đủ. Ngoài ra, cứ định kỳ ba tháng, siêu thị lấy mẫu kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm một lần. Theo một nhân viên tại Big C Gò Vấp, đã từng xảy ra tình trạng thịt heo có dấu hiệu bệnh gạo vào siêu thị và người tiêu dùng cũng đem trả.
Theo tìm hiểu, ngày 10/3, Chi cục Thú y Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho 272kg thịt heo, 8kg phụ phẩm heo và 5kg giò sống cho chủ hàng là Big C Đồng Nai (địa chỉ tại TP Biên Hòa, Đồng Nai) và nơi nhận hàng là Big C Gò Vấp (Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp, TP.HCM). Trong giấy chứng nhận kiểm dịch ghi cơ sở sản xuất, chế biến là Big C Đồng Nai.
Tuy nhiên, đại diện Big C Gò Vấp cho biết dù trên giấy ghi chủ hàng là Big C Đồng Nai nhưng Big C Đồng Nai lấy hàng từ xưởng sản xuất eBon, nằm ngay bên cạnh Big C Đồng Nai vì Big C Đồng Nai không giết mổ heo. Còn nguồn gốc heo thì eBon cũng đi thu mua từ những nơi khác, nhưng cụ thể nơi nào thì không nắm được. Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, eBon lại trùng tên với một nhãn hiệu riêng của Big C chuyên về các sản phẩm thực phẩm chế biến.
Đang chờ câu trả lời từ nhà cung cấp
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, giám đốc đối ngoại Big C, cho biết đơn vị này đã nhận được thông tin về trường hợp này và đang đợi câu trả lời chính thức từ nhà cung cấp.
Về kiểm soát chất lượng mặt hàng thịt heo tại siêu thị, bà Trang cho hay mọi thứ đều được đảm bảo nhập hàng theo quy trình. Theo đó, thịt heo từ các nhà cung cấp sẽ được đưa đến một xưởng pha lóc của Big C (xưởng này phải đáp ứng tiêu chuẩn HACCP), thịt heo từ nhà cung cấp về xưởng này cũng đều phải có đầy đủ giấy tờ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Sau khi pha lóc, thịt này cùng với giấy tờ chứng nhận mới bắt đầu phân phối tới các siêu thị.
”Chúng tôi đã yêu cầu nhà cung cấp nhanh chóng giải trình, khi nào có được câu trả lời chính thức từ nhà cung cấp, Big C mới có thông tin tới báo chí được” - bà Trang cho hay. Cũng theo bà Trang, hiện thịt heo nhập vào bán tại siêu thị Big C đều từ nhiều nhà cung cấp lớn, chiếm thị phần cao.
Sẽ lấy mẫu kiểm tra và truy xuất nguồn gốc
Trao đổi với Tuổi Trẻ, các cơ quan thú y cho rằng bằng mắt thường có thể nhận biết heo mắc bệnh gạo, nhưng người tiêu dùng bình thường có thể nhầm lẫn. Ông Trần Văn Quang, chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, đơn vị cấp giấy phép thú y cho lô thịt heo nghi bệnh gạo của Big C - cho rằng muốn biết chính xác heo có bị mắc bệnh này thì phải đưa mẫu đến cơ quan y tế xét nghiệm. Theo ông Quang, heo gạo là heo bị mắc bệnh sán dây và muốn truyền bệnh phải qua ký chủ trung gian. Nhưng trong điều kiện chăn nuôi heo dạng nhốt, việc bị lây nhiễm sán dây rất hiếm.
Ông Nguyễn Xuân Bình, giám đốc Cơ quan Thú y vùng VI, cũng cho biết về nguyên tắc, nếu nấu chín kỹ thịt heo sẽ không bị nhiễm bệnh gạo. Tuy nhiên, người tiêu dùng nếu phát hiện thịt heo có những hạt trắng như hạt gạo thì nên thận trọng không mua và báo cho nhà cung cấp hoặc cơ quan chức năng xử lý. Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết sẽ cử cán bộ đến Big C Gò Vấp để lấy mẫu và truy xuất nguồn gốc đối với lô thịt heo nói trên nhằm xác minh bệnh cũng như nguồn bệnh nếu có.
Bệnh ấu trùng sán dải heo ở người rất nguy hiểm
Theo ThS.BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn - trưởng khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trứng sán dải trong phân người nhiễm vào heo qua đường tiêu hóa, hấp thu vào máu đi đến mọi nơi trong cơ thể con heo, sau đó tạo thành những nang sán (nốt gạo) trong thịt. Người ăn phải thịt heo mắc bệnh này có thể nhiễm sán dải heo, thường gọi là sán xơ mít. “Nếu nang sán định vị tại các cơ quan quan trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là các nang sán ở não có thể gây động kinh, hôn mê... thậm chí tử vong”, BS Mẫn nói.
Theo BS Mẫn, bệnh nhiễm sán dải bò phổ biến hơn do người dân có thói quen ăn bò tái (cơ chế gây bệnh tương tự như bệnh nhiễm sán dải heo). “Nếu quan sát kỹ thịt heo bị gạo, có thể thấy nhiều nốt cục (như hạt gạo) màu trắng ngà dưới da và trong thớ thịt heo. Để không bị mắc bệnh này, người dân nên nấu chín thịt heo trước khi ăn, không mua thịt heo không rõ nguồn gốc” - BS Mẫn khuyến cáo.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, các cơ quan thú y cho rằng bằng mắt thường có thể nhận biết heo mắc bệnh gạo, nhưng người tiêu dùng bình thường có thể nhầm lẫn. Ông Trần Văn Quang, chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, đơn vị cấp giấy phép thú y cho lô thịt heo nghi bệnh gạo của Big C - cho rằng muốn biết chính xác heo có bị mắc bệnh này thì phải đưa mẫu đến cơ quan y tế xét nghiệm. Theo ông Quang, heo gạo là heo bị mắc bệnh sán dây và muốn truyền bệnh phải qua ký chủ trung gian. Nhưng trong điều kiện chăn nuôi heo dạng nhốt, việc bị lây nhiễm sán dây rất hiếm.
Ông Nguyễn Xuân Bình, giám đốc Cơ quan Thú y vùng VI, cũng cho biết về nguyên tắc, nếu nấu chín kỹ thịt heo sẽ không bị nhiễm bệnh gạo. Tuy nhiên, người tiêu dùng nếu phát hiện thịt heo có những hạt trắng như hạt gạo thì nên thận trọng không mua và báo cho nhà cung cấp hoặc cơ quan chức năng xử lý. Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết sẽ cử cán bộ đến Big C Gò Vấp để lấy mẫu và truy xuất nguồn gốc đối với lô thịt heo nói trên nhằm xác minh bệnh cũng như nguồn bệnh nếu có.
Bệnh ấu trùng sán dải heo ở người rất nguy hiểm
Theo ThS.BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn - trưởng khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trứng sán dải trong phân người nhiễm vào heo qua đường tiêu hóa, hấp thu vào máu đi đến mọi nơi trong cơ thể con heo, sau đó tạo thành những nang sán (nốt gạo) trong thịt. Người ăn phải thịt heo mắc bệnh này có thể nhiễm sán dải heo, thường gọi là sán xơ mít. “Nếu nang sán định vị tại các cơ quan quan trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là các nang sán ở não có thể gây động kinh, hôn mê... thậm chí tử vong”, BS Mẫn nói.
Theo BS Mẫn, bệnh nhiễm sán dải bò phổ biến hơn do người dân có thói quen ăn bò tái (cơ chế gây bệnh tương tự như bệnh nhiễm sán dải heo). “Nếu quan sát kỹ thịt heo bị gạo, có thể thấy nhiều nốt cục (như hạt gạo) màu trắng ngà dưới da và trong thớ thịt heo. Để không bị mắc bệnh này, người dân nên nấu chín thịt heo trước khi ăn, không mua thịt heo không rõ nguồn gốc” - BS Mẫn khuyến cáo.
No comments:
Post a Comment