Thursday, January 2, 2014

40 năm, Hoàng Sa… hận “búa liềm”



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Lịch sử cận đại Việt Nam khách quan khẳng định, nếu giống như Nam Bắc triều Tiên sau đình chiến, không có cuộc nội chiến do ông Hồ Chí Minh và CSVN phát động thì Việt Nam đã bảo toàn được cương thổ, Hoàng Sa không mất và bối cảnh Biển Đông không nan giải như bây giờ”.

40 năm, kể từ 17 tháng 1 năm 1974, ngày máu xương 74 chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thắm vào lòng biển mẹ, vị quốc vong thân, trong một trận chiến hải quân không cân sức để rồi căm hờn đau đớn mang xuống tuyền đài nỗi uất hận, bởi Trung Cộng xâm lược cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa.

Ngày nay, trong đồng bào chúng ta, lứa tuổi dưới 50, không ít người còn tự vấn “Vì sao nên nỗi đoạn trường này”. Dù sự việc theo thời gian và di lụy của nó đã được phân tích khá nhiều ở các góc độ khác nhau, nhưng hôm nay, sau 40 năm, vết thương xưa trên cơ thể mẹ Việt Nam, còn mưng mủ chưa khép miệng, ngậm ngùi lại nhói đau lạnh lùng theo gió mùa phương Bắc tràn về.

Cần lắm, nhắc lại một góc nhìn chân phương trung thực trong vần đề này để tuổi trẻ Việt Nam hoài niệm, nghiệm suy, nhận diện đâu là “tác nhân” chính gây nên thảm nạn mà di lụy của nó dẫn đến một thực trạng, nếu muốn bảo vệ và thu hồi cương thổ, ngoài chiến tranh thì không có lối thoát nào cho dân tộc chúng ta hiện nay.

Phó Đề Đốc (chuẩn tướng) Hồ Văn Kỳ Thoại - Nguyên Tư-Lệnh Hải Quân 
Vùng I Duyên Hải- QL/VNCH- bên đơn vị quân trú phòng 
trên đảo Hoàng Sa- trước khi bị quân TQ xâm lược.

Cột mốc chủ quyền Việt Nam thời Pháp và đơn vị thuộc 
Nha Khí tượng CP/VNCH tại Hoàng Sa trước 1974.

Phạm Văn Đồng và công hàm 1958-công nhận biển đảo Việt Nam 
là của TQ để cờ TQ tung bay trên đảo Hoàng Sa hiện nay.

1974 – CS Nga cũng lên án TQ chiếm Hoàng Sa, yêu cầu LHQ can thiệp - 
Còn CS Bắc Việt thì từ chối lên án hành vi này!?

Ai cũng biết, trừ những người CSVN là không muốn biết.

Sau Hiệp Định Geneve 1954 Việt Nam phân chia đất nước vì ý thức hệ, quần đảo Hoàng Sa nằm phía dưới vĩ tuyến 17 do thực dân Pháp quản lý trước đó, bàn giao lại chủ quyền cho Chính Phủ Việt Nam Công Hòa (miền Nam) - Quân đội miền Nam lập tức điều quân ra trú phòng quản lý.

Từ thời điểm ấy, kể cả năm 1958 dù không thuộc chủ quyền của CS Bắc Việt nhưng Phạm văn Đồng (thủ tướng CS Bắc Việt) theo lệnh của Ông Hồ Chí Minh ký công hàm công nhận Hoàng và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc để được TQ viện trợ vũ khí, suốt gần 20 năm Trung Quốc không hề cho quân léo hánh xuống biển Đông dù CS Bắc Việt tăng cường tấn công ác liệt đánh phá Miền Nam VN. Vì sao vậy!?

Đơn giản, lý do chính là vì hải và không quân Mỹ khởi đi từ đệ II thế chiến trên Thái Bình Dương, tại thời điểm ấy đã khống chế toàn bộ biển Đông, phía bên kia là vịnh Subic Philippines quay mặt ra biển Đông nơi hạm đội 7 Thái Bình Dương Mỹ đặt đại bản doanh, đối diện bên này là duyên hải Việt Nam với đơn vị tiền phương hải quân, không quân Mỹ đồn trú tại Cam Ranh và Hải Quân Vùng I Duyên Hải - QL/VNCH tại Đà Nẵng miền trung, phối hợp tuần tra biển, đảo ngày đêm phá nát “đường mòn HCM trên biển” của CS Bắc Việt, Hải Quân hạm đội 7 Mỹ còn bảo vệ hải trình quốc tế xuyên qua biển Đông đến tận eo biển Malacca.

Nhận biết không thể là đối thủ với Mỹ trên không và trên biển nên Trung Quốc đành điềm nhiên tọa thị (ngồi nhìn), nhẫn nại đợi đến khi hoàn thành giấc mơ thông qua tay sai (CS Bắc Việt) với vũ khí Trung Quốc đánh đuổi Mỹ bằng “máu xương người Việt”, Mỹ vừa rút quân (1973), Biển Đông hoàn toàn trống trải, không còn ai xứng tầm địch thủ, lập tức đầu năm sau, tháng 1-1974 Trung Quốc tiến hành ngay bước đầu của chiến lược “bành trướng trên biển” bằng cách đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam làm bàn đạp và 1988 cướp tiếp một phần trong quần đảo Trường Sa, rồi tiếp theo với nhiều hành vi lẫn tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên biển Đông mà khối Asean và công luận thế giới đang bất bình chứng kiến.

Liệu hoàn cảnh nói trên không thể xảy ra và có thể tránh được? Nhiều người Việt Nam yêu nước, thương nhà, trong chúng ta hôm nay bức xúc tự hỏi như vậy!.

Khách quan mà xét, điều đó là hoàn toàn có thể, nếu những “chóp bu” CSVN trong quá khứ khôn ngoan hơn, biết tự chủ không “tự sướng” cuồng tín bay bổng trên cái mác anh hùng rơm là “tiền đồn CS/XHCN” Dừng lại đúng lúc một cuộc chiến vô nghĩa “cốt nhục tương tàn” không cần thiết.

Dừng lại đúng lúc, cũng có nghĩa miền Nam vẫn tồn tại, tiềm năng quân sự Mỹ vẫn hiện diện bao trùm biển Đông và lãnh hải cũng như biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được quân đội phối hợp Việt Mỹ giám sát bảo vệ tuyệt đối an toàn.

Một khía cạnh khác, năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác dầu lửa ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp tình hình chiến sự. Chính phủ VNCH đã cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác trên 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km2; (mới chỉ là 16% của thềm lục địa). Tới tháng 10 năm 1974 Đại Công ty Mobil (Mỹ) khoan mỏ Bạch Hổ, ngoài khơi Vũng Tàu tại lô 04-TLD, tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 dàn khoan của các hãng Mỹ khai thác sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu, muộn lắm là vào cuối năm 1977. (Wikipedia)

Điều này xảy ra sẽ dẫn đến việc Mỹ có lý do để bảo vệ quyền lợi nước mình, càng tăng cường quản lý kiểm soát an ninh chặt chẽ hơn trên toàn vùng Biển Đông như là điều thực tế tất nhiên, mà Trung Quốc dù có khát vọng cũng không thể nào tự do nhảy vào như hiện nay.

Bất hạnh đau đớn thay, không giống như Tổng Thống Lý Thừa Vãn của Nam Hàn hay Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, thương dân, yêu nước không thể lấy chiến tranh làm phương tiện cho mục đích khẳng định cứu cánh phát triển tương lai, ngược lại ông Hồ Chí Minh và CSVN đã lấy gần 4 triệu sinh mạng đồng bào nhân dân mình làm nguyên liệu chiến tranh đốt cháy một cơ hội duy nhất có một không hai như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, chọn ảnh hưởng của quân đội Mỹ hiện diện trong khu vực và tại quốc gia mình như là tấm bình phong ngăn ngừa là gió chiến tranh để có hòa bình cho quốc kế dân sinh.

Kết quả, hậu quả ra sao thì không chỉ toàn dân Việt Nam mà các chóp bu CSVN cũng đã cay đắng nhìn thấy rõ ràng, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản (sau thế chiến II còn nghèo hơn Việt Nam) Ngày nay là những cường quốc đầy thế lực kinh tế, tài chánh, quân sự mà vũ khí quốc phòng tiên tiến còn tự sản xuất trang bị được cho chính mình khiến CS/Trung Quốc cùng biên giới lãnh hải muốn “bắt nạt” cũng phải kiêng dè, hoàn toàn khác biệt rất xa với CH/XHCN/VN một quốc gia nghèo nàn nhược tiểu về mọi mặt phải tương nhượng dân hiến đất trời biên giới đảo biển quê nhà cho “đồng chí” CS/Trung Quốc mà chưa chắc đã an toàn “yên thân”!?.

Ngày nay khi CSVN đặt vấn đề tranh chấp Hoàng Sa lên bàn đàm song phương cùng Trung Quốc với quản điểm: Công hàm “bán nước” 1958 không có giá trị pháp lý vì thời điểm ấy Hoàng Sa thuộc chủ quyền của CP/VNCH không ai bán một thứ mà không phải là của mình - Trung Quốc điềm nhiên trả lời: “Chỉ khi nào VNCH (miền Nam) không phải là phân nửa của quốc gia Việt Nam thì điều này mới được xét đến”!

Đất nước Hùng Vương ơi! 40 năm - Hoàng Sa nỗi hận và quốc nhục “búa liềm”.

No comments:

Post a Comment