Friday, November 14, 2014

VIDEO:ĐCSTQ trừng phạt những nghệ sĩ lương tâm Hồng Kông



Trên Weibo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc kêu gọi trừng phạt các nghệ sĩ Hồng Kông ủng hộ Chiếm đóng Trung tâm như Hoàng Thu Sinh, Đỗ Vấn Trạch, Hà Vận Thi và những người khác.
Đoàn Thanh niên Cộng sản gọi họ là "nghệ sĩ bất lương" nhưng nhiều cư dân mạng Trung Quốc tôn vinh họ là "nghệ sĩ lương tâm."

Như thế nào bất lương hay có lương tâm, tiêu chuẩn là gì?

Ngày 21/10, Trung Ương Đoàn Thanh Niên đã phát động một cuộc thăm dò trực tuyến về các nghệ sĩ Hồng Kong ủng hộ Chiếm đóng Trung tâm như Hoàng Thu Sinh, Đỗ Vấn Trạch, và Hà Vận Thi.

Cuộc thăm dò được đặt tên là: "Bạn chọn cách nào chống lại những nghệ sĩ vô đạo đức này?"

Phương pháp xử phạt là cấm các nghệ sĩ 'Chiếm đóng Trung tâm' biểu diễn hay lên sóng truyền hình ở Trung Quốc đại lục, xóa các tài khoản blog của họ và nhiều nhiều nữa.

Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên là truyền bá ý thức hệ Cộng sản cho giới trẻ Trung Quốc.
[Cựu biên tập Đài radio nhân dân Hà Bắc, Chu Hân Hân]: "ĐCSTQ bêu xấu những nghệ sĩ 'Chiếm đóng Trung tâm' thông qua hoạt động dán nhãn này.

Chế độ này vẫn thường lừa dối nhân dân, khiến họ nghĩ rằng ĐCSTQ đại diện cho sự thật.
Trên thực tế, đối với những người có lý tưởng độc lập, ĐCSTQ không hề đại diện cho chính quyền. "
Trên trang xã hội Twitter Trung Quốc, cư dân mạng gọi những nghệ sĩ này là "nghệ sĩ lương tâm."
Thành viên "Tám Ngựa" viết, "Đoàn thanh niên đề xuất xử phạt các nghệ sĩ Hồng Kông Hoàng Thu Sinh, Đỗ Vấn Trạch, Hà Vận Thi và nhiều người khác.

Tuy nhiên, cư dân mạng hoàn toàn ủng hộ các nghệ sĩ lương tâm."
Tình huống tương tự đã từng xảy ra trong phong trào sinh viên Thiên An Môn năm 1989
Ca sĩ Đài Loan nổi tiếng Đặng Lệ Quân ủng hộ phong trào dân chủ bằng cách tham gia các cuộc biểu tình tại Bào Mã, Hong Kong, và biểu diễn bài hát "Nhà tôi ở phía bên kia núi" cho 300.000 người tham gia.
Cô đã không thể đặt chân vào đại lục trong suốt phần đời sau đó chỉ vì hành động này.

Nhưng trong một cuộc thăm dò "Các danh nhân văn hóa có ảnh hưởng nhất" do Phòng Thông tin Bộ Ngoại giao tổ chức năm 2009, Đặng Lệ Quân vẫn đứng đầu danh sách.

Trong phong trào dân chủ này của Hong Kong, sự khác biệt và tương phản giữa chế độ và nhân dân một lần nữa cho thấy các tiêu chuẩn về lương tâm. Đâu là lương tâm ở Trung Quốc?
[Chu Hân Hân]: "Nếu một người thậm chí không đủ tiêu chuẩn làm người, làm sao có thể làm nghệ thuật.
Nghệ sĩ nổi danh không chỉ bởi công việc mà quan trọng nhất là họ chọn đứng về bên nào khi xảy ra vấn đề mang tính xã hội.
Giá trị lương tâm là thứ không thể bị khuất phục bởi quyền lực hay lợi ích thương mai. "

AFP đưa tin, nhạc sĩ nổi tiếng Nhật Bản Ryuichi Sakamoto thể hiện sự ủng hộ với 'Chiếm đóng Trung tâm' bằng cách nhấn Like trên Facebook.

"Nhiều người nổi tiếng Tây phương bao gồm nhà hoạt động Mia Farrow và cựu ngôi sao 'Star Trek' George Takei cũng đã thể hiện sự ủng hộ phong trào dân chủ thông qua phương tiện truyền thông."

Trong khi Bắc Kinh gắn mác các nghệ sĩ này vô nguyên tắc, truyền thông cộng sản lại bị chỉ trích là thiếu 'lương tâm' khi đưa tin về cuộc đối thoại giữa chính phủ Hồng Kông và sinh viên.

Hoàn Cầu Thời Báo và Bắc Kinh Thời Báo đưa tin rất chi tiết tất cả các yêu cầu và báo cáo của chính phủ Hồng Kông, nhưng lại rất qua loa khi đề cập đến các yêu cầu của sinh viên.

Chỉ có phiên bản hải ngoại của Nhân Dân Nhật Báo đề cập ngắn gọn sinh viên yêu cầu rút quyết định cải cách chính trị của Bắc Kinh và thực hiện các đề cử dân sự trong cuộc đối thoại, nhưng nhấn mạnh những yêu cầu này là "bất hợp pháp."

[Tôn Văn Quảng], cựu Giáo sư Đại học Sơn Đông]: "Những điều này đã nhiều lần cho thấy chính quyền Cộng sản ngăn chặn sự thật bằng cách độc quyền và kiểm soát các phương tiện truyền thông.

Họ cũng bắt người và tước đoạt quyền xuất cảnh.

Điều này cho thấy động cơ ngầm là cấm người dân đi Hồng Kông để tìm sự thật. "

No comments:

Post a Comment