Bà Hoa Xuân Oánh lại phàn nàn về Mỹ
Một Thế Giới-Sắp tới, những ai muốn liên hệ với sứ quán Trung Quốc tại Washington DC có thể sẽ phải gửi thư về địa chỉ tòa nhà nằm ở khu "Lưu Hiểu Ba Plaza". Viễn cảnh này khiến Trung Quốc rất tức giận. Lưu Hiểu Ba là người được nhận giải Nobel hòa bình nhưng bị chính quyền Trung Quốc giam giữ. Giờ Mỹ lại muốn tôn vinh nhân vật này.
Đổi tên chửi xéo
Sứ quán Trung Quốc ở Washington DC hiện nằm trên "International Plaza" một con đường thuộc sở hữu của chính phủ liên bang. Nghị sĩ Frank Wolf đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đổi tên khu vực ở phía trước của sứ quán Trung Quốc thành Lưu Hiểu Ba Plaza.
Ban đầu, Wolf tập hợp một nhóm 14 dân biểu gồm thành viên của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ, trong đó có bà Nancy Pelosi, lãnh đạo thiểu số đảng Dân chủ tại Hạ viện và nghị sĩ Eleanor Holmes Norton, quận Columbia. Họ đôn đốc hội đồng thành phố Washington DC thực hiện việc đổi tên nêu trên ở khu vực phía trước sứ quán Trung Quốc.
Tòa nhà đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC
"Bằng cách đổi tên các đường phố ở phía trước của sứ quán Trung Quốc theo tên ông Lưu Hiểu Ba, chúng tôi sẽ gửi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ rằng Mỹ vẫn thận trọng và kiên quyết trong cam kết bảo vệ quyền con người trên toàn cầu", các nghị sĩ kêu gọi.
Tuy nhiên, theo luật đất đai của Mỹ, khu vực này thuộc quyền sở hữu của chính quyền liên bang nên chỉ Bộ Ngoại giao Mỹ mới có quyền đặt tên đường phố tại đây. Sau khi Wolf biết chuyện, ông đề nghị Bộ Ngoại giao đổi tên đường.
Chuyện này cũng không phải điều lạ tại Mỹ. Hồi những năm 1980, đường phố đặt trụ sở Đại sứ quán Liên Xô ở Washington DC đã được đổi tên Sakharov Plaza để tôn vinh Andrei Sakharov, một nhân vật bất đồng chính kiến của Liên Xô.
Trung Quốc cảm thấy bị người Mỹ sỉ nhục
Chưa có quyết định chính thức từ Bộ Ngoại giao Mỹ và nếu thực hiện theo yêu cầu của các nghị sĩ thì việc đổi tên đường cũng phải tiến hành vào năm 2015. Thế nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra rất nhột trong truyện này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng một số người Mỹ đang tìm cách bôi nhọ Trung Quốc bằng cách "thổi phồng vô nghĩa cái gọi là vấn đề nhân quyền và trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba". Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi dự thảo đổi tên đường "không có gì hơn là một trò hề".
Trung Quốc nhột vì Lưu Hiểu Ba
Ông Lưu Hiểu Ba, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, đã bị kết án 11 năm tù vào năm 2009. Ông bị buộc tội "kích động lật đổ" sau nhiều năm lên tiếng phản đối chính phủ Trung Quốc và ủng hộ cải cách dân chủ bất bạo động. Năm 2010, ông được trao giải Nobel hòa bình "cho cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông cho nhân quyền căn bản ở Trung Quốc".
Anh Tú (tổng hợp)
Đổi tên chửi xéo
Sứ quán Trung Quốc ở Washington DC hiện nằm trên "International Plaza" một con đường thuộc sở hữu của chính phủ liên bang. Nghị sĩ Frank Wolf đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đổi tên khu vực ở phía trước của sứ quán Trung Quốc thành Lưu Hiểu Ba Plaza.
Ban đầu, Wolf tập hợp một nhóm 14 dân biểu gồm thành viên của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ, trong đó có bà Nancy Pelosi, lãnh đạo thiểu số đảng Dân chủ tại Hạ viện và nghị sĩ Eleanor Holmes Norton, quận Columbia. Họ đôn đốc hội đồng thành phố Washington DC thực hiện việc đổi tên nêu trên ở khu vực phía trước sứ quán Trung Quốc.
Tòa nhà đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC |
"Bằng cách đổi tên các đường phố ở phía trước của sứ quán Trung Quốc theo tên ông Lưu Hiểu Ba, chúng tôi sẽ gửi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ rằng Mỹ vẫn thận trọng và kiên quyết trong cam kết bảo vệ quyền con người trên toàn cầu", các nghị sĩ kêu gọi.
Tuy nhiên, theo luật đất đai của Mỹ, khu vực này thuộc quyền sở hữu của chính quyền liên bang nên chỉ Bộ Ngoại giao Mỹ mới có quyền đặt tên đường phố tại đây. Sau khi Wolf biết chuyện, ông đề nghị Bộ Ngoại giao đổi tên đường.
Chuyện này cũng không phải điều lạ tại Mỹ. Hồi những năm 1980, đường phố đặt trụ sở Đại sứ quán Liên Xô ở Washington DC đã được đổi tên Sakharov Plaza để tôn vinh Andrei Sakharov, một nhân vật bất đồng chính kiến của Liên Xô.
Trung Quốc cảm thấy bị người Mỹ sỉ nhục
Chưa có quyết định chính thức từ Bộ Ngoại giao Mỹ và nếu thực hiện theo yêu cầu của các nghị sĩ thì việc đổi tên đường cũng phải tiến hành vào năm 2015. Thế nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra rất nhột trong truyện này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng một số người Mỹ đang tìm cách bôi nhọ Trung Quốc bằng cách "thổi phồng vô nghĩa cái gọi là vấn đề nhân quyền và trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba". Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi dự thảo đổi tên đường "không có gì hơn là một trò hề".
Trung Quốc nhột vì Lưu Hiểu Ba |
Ông Lưu Hiểu Ba, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, đã bị kết án 11 năm tù vào năm 2009. Ông bị buộc tội "kích động lật đổ" sau nhiều năm lên tiếng phản đối chính phủ Trung Quốc và ủng hộ cải cách dân chủ bất bạo động. Năm 2010, ông được trao giải Nobel hòa bình "cho cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông cho nhân quyền căn bản ở Trung Quốc".
Anh Tú (tổng hợp)
No comments:
Post a Comment