Wednesday, June 25, 2014

Mỹ sẽ làm gì nếu Nhật – Trung khai chiến?

NDTO-Chúng ta đang ở trong tình huống giả định ngày 1/3/2015, Tokyo và Bắc Kinh khai chiến sau những căng thẳng ở biển Hoa Đông, Mỹ sẽ đứng về phe nào?
Trên trang tin Nationalinterest mới đây đăng một bài phân tích của tác giả Harry J. Kazianis về vấn đề Mỹ sẽ đứng về Nhật hay Trung Quốc khi hai nước này khai chiến cũng như thực chất chính sách xoay trục của Mỹ. Để rộng đường dư luận, chúng tôi tạm dịch bài viết. Các tiêu đề phụ là do tòa soạn đặt. Sau đây là nội dung bài viết:
Giả định tình huống Nhật – Trung khai chiến
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã cho máy bay hải quân hàng ngày xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Bắc Kinh thậm chí còn gửi các tàu chiến đến khu vực và tàu sân bay Liêu Ninh của họ đã di chuyển đến cách quần đảo này chỉ 50 dặm hồi tháng 2. Đó là hoạt động kết thúc chiến lược ngoại giao cây gậy nhỏ của Bắc Kinh.
Tuy nhiên ngày 1/3 vừa qua, hai chiếc Su-27 của Trung Quốc đã áp sát một chiếc P-3 Orion của Nhật chỉ vài chục mét trong vùng không phận cách quần đảoSenkaku 10 dặm về phía Tây. Phi công Nhật bị một phen căng thẳng. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ, hai chiếc máy bay sẽ đâm vào đại dương và không ai sống sót.

Mỹ sẽ làm gì nếu Nhật – Trung khai chiến? - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Sau vụ việc, mỗi bên đều đổ lỗi cho nhau. Bắc Kinh cáo buộc phi công Nhật vi phạm vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) còn Nhật Bản tuyên bố các phi công Trung Quốc đã hành động thiếu thận trọng. Phương tiện truyền thông hai nước lại đổ thêm dầu vào ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc.
3 ngày sau, tranh thủ trời tối, một nhóm 20 người Trung Quốc đổ bộ lên một hòn đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Có tin đồn Bắc Kinh biết về việc này nhưng không làm gì để ngăn chặn. Một phân đội đặc nhiệm của hải quân Nhật đã được cử đi để trục xuất những người vừa đổ bộ lên.
Bắc Kinh đe dọa sử dụng vũ lực nếu người dân của họ bị tổn hại. Khi lực lượng Nhật Bản đến cách quần đảo 20 hải lý, một tiêm kích J-10 của Trung Quốc đã gầm rú đe dọa. Trong lần bay qua thứ 2, chiếc máy bay này đã bay rất sát tàu khu trục Nhật. Trong một hành động nhận thức tự vệ, tàu khu trục đã bắn hạ chiếc máy bay.
Sau đó lực lượng Nhật đã bắt đầu để trục xuất người Trung Quốc ra khỏi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh liền bắn tên lửa cảnh báo. Một tên lửa DF-21D đã rơi cách lực lượng Nhật 10 dặm.
Không nản lòng, lực lượng Nhật Bản tăng cường thêm. Áp lực đối với Trung Quốc từ dư luận trong nước càng lên cao. Họ cảm thấy không còn lựa chọn nào khác và tung ra một cuộc tấn công lớn với tên lửa đạn đạo và hành trình nhằm vào lực lượng đặc nhiệm của Nhật. Ba tàu bị nhấn chìm với tổn thất nặng nề về nhân mạng.
Các phương tiện truyền thông toàn cầu lập tức bị gây sốt và các cơ quan Nhật Bản không thể ngồi yên. Thủ tướng Abe khẩn trương điện thoại cho Tổng thống Obama chính thức yêu cầu sự giúp đỡ của Mỹ theo các điều khoản của liên minh Mỹ - Nhật. Một cuộc gọi vào lúc 3 giờ sáng mà không một Tổng thống nào mong đợi. Chiến tranh ở châu Á dường như sắp xảy ra.
May mắn thay những mô tả trên chỉ là hư cấu, tuy nhiên nó là điều có thể xảy ra và người châu Á phải tính toán.
Đừng để sự kỳ vọng làm mất cảnh giác
Với chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama, một trong những điểm mấu chốt là các cam kết an ninh của Mỹ cho đồng minh sẽ được tăng cường. Trong chuyến thăm gần đây tới Nhật Bản, Tổng thống Obama lần đầu tiên tuyên bố rằng quần đảo Senkaku thuộc khu vực bảo vệ của liên minh Mỹ - Nhật vì nó thuộc quản lý của Tokyo.
Như ví dụ trên, một cuộc xung đột Trung – Nhật có thể sẽ bắt đầu từ kịch bản này. Tổng thống Obama sẽ làm những gì? Xem bài phát biểu gần đây của ông tại West Point người ta có thể đoán được phần nào.
Nhiều người dân Mỹ nhìn thấy rằng họ sẽ phải hy sinh cuộc sống của mình để bảo vệ một loạt các tảng đá mà thậm chí họ chẳng thể nhìn thấy nó trên bản đồ. Xem xét các trọng tâm chính trị hạn chế của Tổng thống, với thời gian chỉ còn lại 2 năm rưỡi nữa trong Nhà Trắng, ông sẽ ít quan tâm hơn đến các xung đột mà nhiều người nói rằng không phải lợi ích quốc gia của Mỹ.
Thử đặt một câu hỏi: Trước một cuộc xâm lược chớp nhoáng của Trung Quốc vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ông Obama có giúp đỡ Nhật Bản vô điều kiện? Hay nói cách khác: Trong hoàn cảnh nào Mỹ sẽ đến cứu hộ cho các nước châu Á?
Thật khó để trả lời chắc chắn. Có lẽ đây là lý do khiến Thủ tướng Abe đã phản ứng như ông đã làm ở đối thoại Shangri-La gần đây. Và đây có lẽ cũng là lý do vì sao người Úc đang xem xét một vai trò lớn hơn trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ có thể có ý định nhưng sẽ không hành động đối với các ràng buộc của hiệp ước đồng minh.
Nhưng chúng ta hãy trở lại với vấn đề khi nào thì ông Obama sẵn sàng can thiệp trong kịch bản nêu trên? Làm thế nào để thỏa mãn được số đông người Mỹ? Nếu hầu hết người Mỹ không ủng hộ hành động quân sự của Mỹ ở Syria, liệu họ có ủng hộ một cuộc chiến tranh trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hay Thomas Shoal thứ 2, hoặc bất kỳ hòn đảo tranh chấp hay rạn san hô nào trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
Rõ ràng lợi ích quốc gia của Mỹ đang bị đe dọa nếu hiện trạng châu Á bị phá bỏ. Nhưng trong thời đại thông tin bùng nổ và các mạng xã hội cuồng nhiệt, các lợi ích đó có thể không đủ để người Mỹ sẵn sàng hy sinh binh lính nước họ.
Mỹ chắc chắn phải tái cân bằng chính sách đối ngoại của mình đối với châu Á và Washington chắc chắn sẽ phải đến giúp các đồng minh của mình, việc có tổn thất sinh mạng người Mỹ hay một cuộc xâm lược trắng trợn nhằm vào một đồng minh hiệp ước của Mỹ là một kịch bản rất khó xảy ra trong tương lai gần, nơi mà một Tổng thống Mỹ có thể trình bày thành công một tầm nhìn như vậy.
Những điều đó được nêu ra không phải để ủng hộ Mỹ từ bỏ đồng minh châu Á của mình. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, trật tự quốc tế hiện nay được xây dựng ở châu Á-Thái Bình Dương và rộng hơn là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đáng để chiến đấu bảo vệ. Sự thịnh vượng và an ninh của Mỹ dựa trên một trật tự quốc tế được tạo ra bởi Washington và đồng minh sau Thế chiến II. Nếu trật tự đó bị phá vỡ, người Mỹ sẽ thấy chính mình ở trong một môi trường quốc tế kém an toàn và kém ổn định hơn.
Tuy nhiên, các đồng minh của Washington ở châu Á-Thái Bình Dương cũng phải hiểu những hạn chế trong chính sách tái cân bằng của Mỹ đối với khu vực. Nếu không có sự hiểu biết như vậy, châu Á có thể bị mất cảnh giác trong một cuộc khủng hoảng.
25.06.2014 | 06:48 AM
Trần Vũ

No comments:

Post a Comment