Giải thích với công nhân, Giám đốc Trương Hải Triều cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc chậm trả lương là vì Cty đang phải gánh khoản nợ xấu hơn 100 tỉ đồng.
Báo Lao Động nhận được đơn của 9 công nhân là tổ trưởng các tổ thợ thuộc CTCP xây dựng số 15 – Vinaconex (Vinaconex 15) đề nghị được giúp đỡ về việc Vinaconex 15 nợ lương của người lao động (NLĐ) kéo dài. Các tổ công nhân này đang bị Công ty nợ trên 3,7 tỉ đồng tiền lương suốt hơn 4 năm qua.
NLĐ hết kiên nhẫn
Sáng 10.1, trong buổi làm việc do lãnh đạo Vinaconex 15 hẹn với nhóm công nhân đang bị Cty nợ lương, Giám đốc Vinaconex 15 Trương Hải Triều đã giải thích loanh quanh khiến những công nhân có mặt nổi giận. Họ yêu cầu Cty phải có cam kết cụ thể về thời điểm thanh toán tiề
n công, tiền lương cho NLĐ. Hết giờ làm việc buổi sáng, từ giám đốc đến phó giám đốc
n công, tiền lương cho NLĐ. Hết giờ làm việc buổi sáng, từ giám đốc đến phó giám đốc
Cty, giám đốc chi nhánh đều không đưa ra được lời hứa khi nào sẽ thanh toán, mức thanh toán là bao nhiêu.
Đặng chẳng đừng, công nhân đã khóa cửa phòng, không cho lãnh đạo Cty ra ngoài và đến 14h, biên bản cuộc họp với công nhân mới được thông qua. Tại biên bản, cả giám đốc, phó giám đốc Cty và giám đốc chi nhánh Hà Nội đều cam kết sẽ thanh toán tiền lương cho công nhân theo lộ trình, trước mắt từ nay đến trước Tết Nguyên đán sẽ tạm trả cho các nhóm thợ khoảng 1,5 tỉ đồng.
Anh Thạch Văn Thành – tổ trưởng tổ công nhân điện nước, người hiện bị Cty nợ tới 967 triệu đồng – cho rằng, số tiền đó không thấm vào đâu bởi chỉ tính riêng công trình Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội Nhà báo VN, Cty còn nợ công nhân khoảng hơn 3,7 tỉ đồng.
Còn anh Nguyễn Văn Hùng – tổ trưởng tổ thợ nề hiện “chỉ” bị Cty nợ hơn 534 triệu đồng – bức xúc: “Chúng tôi tham gia làm công trình Hội Nhà báo từ năm 2012 đến nay, hoàn thành toàn bộ khối lượng công trình được giao, vậy mà từ đó đến nay không được lĩnh một đồng tiền công nào”. Tổ trưởng tổ CNLĐ phổ thông Hoàng Văn Giang đã không kìm được sự tức giận đối với lãnh đạo Cty về việc không chịu thanh toán những khoản tiền nhân công, khiến cuộc sống của anh chị em hết sức khó khăn.
Tổ của anh Giang đã hoàn tất mọi chứng từ, Giám đốc chi nhánh Hà Nội Nguyễn Văn Cường đã ký xác nhận số tiền phải thanh toán là hơn 696 triệu đồng – khoản nợ khổng lồ với thu nhập chỉ mỗi tháng vài triệu của công nhân.
Khó khăn hay cố tình dây dưa?
Giải thích với công nhân, Giám đốc Trương Hải Triều cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc chậm trả lương là vì Cty đang phải gánh khoản nợ xấu hơn 100 tỉ đồng. Chính vị giám đốc này khẳng định, đã phải bán nhà riêng để lấy tiền cứu Cty và cá nhân giám đốc cũng đang rất khó khăn về kinh tế….
Ông Lê Chí Thanh – tổ trưởng tổ cốp pha – tâm sự: “Số tiền 570 triệu đồng Cty nợ chúng tôi là lương của anh em làm hơn 1 năm không được thanh toán khiến cho họ vô cùng khốn đốn. Nhiều người trong chúng tôi gia đình thường xuyên lục đục là bởi đi làm quanh năm suốt tháng mà không có đồng nào đóng góp nuôi con, lại còn phải lấy tiền nhà đi tiêu pha”.
Theo một CB của Cty, toàn bộ số tiền hơn 4 tỉ đồng từ công trình của Hội Nhà báo VN là phần việc do Vinaconex 15 tham gia thi công đã được chủ đầu tư chuyển trả đầy đủ cho Cty.
Ông Hà Minh Huệ – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN – cũng khẳng định, đã thực hiện đầy đủ mọi thủ tục chấm dứt hợp đồng thi công của Vinaconex 15. Nhưng đến nay, sau gần 2 tháng ngừng toàn bộ công việc ở đó, NLĐ vẫn không có lương. Những tổ thợ nề tham gia ngay từ đầu thì đã có tới 3 – 4 năm làm không công, còn những tổ điện nước, cốp pha, trần thạch cao… thì ít nhất cũng phải chịu cảnh tương tự trong hơn 1 năm.
Cũng trong ngày 10.1, khi nói về việc thanh toán lương cho công nhân, Giám đốc Cty Trương Hải Triều còn yêu cầu họ và phòng chức năng trong quý II và quý III/2014 phải hoàn tất các chứng từ mới có thể làm thủ tục thanh toán.
Vậy tại sao từ trước tới nay, nhiều công trình đã đưa vào sử dụng, NLĐ vẫn không được trả lương, nay bị thúc ép mới vẽ thêm các thủ tục. Nếu Cty cố tình kéo dài thời gian như vậy, sẽ càng đẩy NLĐ đến chỗ cùng quẫn.
Theo VNEconomy
No comments:
Post a Comment