(NLĐO) - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM Nguyễn Tiến Đạt nhận xét như vậy tại buổi làm việc với huyện Bình Chánh về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non vào sáng 13-1.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, ở các nước
phát triển, không có trường công lập cho trẻ em dưới 3 tuổi, trong khi
gửi ở trường tư thục giá rất cao. Nói về công tác chăm sóc, giáo dục,
bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non ở Bình
Chánh, ông Nguyễn Tiến Đạt cho biết giải pháp của huyện rất quyết liệt.
Ông Nguyễn Tiến Đạt cũng đề nghị huyện tăng cường công tác vận động,
tuyên truyền trong phụ huynh để họ có kiến thức để tìm hiểu, lựa chọn cơ
sở đáng tin cậy gửi con.
Tuy nhiên, bà Thái Thị Hồng Mai, Phó Bí
thư Huyện ủy Bình Chánh, cho hay trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại 52
cơ sở, trường mầm non hoạt động không phép với 99 lớp và 2.056 học sinh;
tập trung ở 10 xã, nhiều nhất là ở xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.
Đáng băn khoăn hơn, đội ngũ nhân lực để
phụ trách chỉ có 115 giáo viên, công nhân viên và 135 bảo mẫu hợp đồng
thay cho số giáo viên còn thiếu hiện nay. Mặt khác, trình độ cũng là
điều đáng báo động khi chỉ có có 13/52 chủ cơ sở học lớp quản lý.
“Đặc điểm những cơ sở này là số tiền học
phí và tiền ăn chỉ từ 700.000 đồng đến 800.000 đồng/tháng/trẻ; thời
gian gửi từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần, từ 6 giờ đến 18 giờ hoặc 19 giờ
đón trẻ nên thuận lợi cho phụ huynh”- bà Thái Thị Hồng Mai nhấn mạnh.
Còn ông Lê Văn Hòa, Bí thư huyện ủy Bình
Chánh, cho hay tốc độ nhập cư ở huyện quá lớn. Điển hình, xã Vĩnh Lộc A
và Vĩnh Lộc B khoản 80.000 dân, trong đó 2/3 là người nhập cư. Đa số
chủ cơ sở là người ở tỉnh đến tạm trú, thuê nhà để giữ trẻ, không thể
thay đổi kết cấu nên khó đảm bảo vệ sinh. Chủ nhà không đồng ý thì cũng
chịu.
“Có một thực tế là dù biết không an toàn
nhưng phụ huynh không biết gửi ở đâu nữa. Phụ huynh ai không muốn gửi
con ở chỗ an toàn, chỗ tốt nhưng họ không còn cách nào khác” - ông Lê
Văn Hòa nhận xét.
Tin-ảnh: Ph.Anh
No comments:
Post a Comment