Lãi lớn nhờ giá tăng
Lần đầu tiên, các ngành hàng thuộc diện "nhạy cảm, chiến lược, còn do Nhà nước điều tiết" là xăng dầu, điện và than đều đồng loạt báo lãi.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, mặc dù lượng điện thương phẩm cả năm 2013 của EVN chỉ tăng 9,1% so với năm trước, nhưng tổng doanh thu đã tăng tới 19,85% so với năm 2012, nghĩa là gần gấp đôi tốc độ tăng sản lượng.
Năm thứ 2 liên tiếp, EVN có lãi với con số ước còn khiêm tốn là 120 tỷ đồng. Trước đó, Năm 2012, lợi nhuận của EVN công bố là hơn 4.000 tỷ đồng.
Cũng như ngành điện, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng báo lãi khủng.
Tập đoàn báo lãi nhờ tăng theo giá thị trường.
Năm 2013, tổng doanh thu của Petrolimex đạt hơn 196 nghìn tỷ, giảm 2% so với năm 2012 nhưng tổng lợi nhuận trước thuế của Petrolimex đạt 1.929 tỷ đồng, tăng tới 97%.
Trong đó, xăng dầu đã lội ngược dòng, chuyển từ lỗ 126 tỷ đồng năm 2012 thành lãi trước thuế 768 tỷ đồng. Như vậy, riêng lãi xăng dầu đã chiếm 39% tổng lợi nhuận của toàn tập đoàn này. Nếu tính lợi nhuận sau thuế, con số toàn Tập đoàn là 1.533 tỷ đồng, tăng tới 99% so với năm trước.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc petrolimex hồ hởi chia sẻ, tỷ suất lợi nhuận đạt 10%. Trung bình mỗi lít xăng dầu, Petrolimex lãi khoảng 96 đồng.
Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin) cũng thắng to, khi mới đây công bố, lợi nhuận đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 20% so với kế hoạch và cũng tăng 20% so với năm 2012.
Trong số lợi nhuận trên, Vinacomin cũng gặt hái 200 tỷ đồng lợi nhuận kinh doanh điện. Nhờ tăng giá than cho điện ngang với giá thành nên Tập đoàn này không còn lo phải bù lỗ giá than cho điện nữa.
Đáng chú ý, lương trung bình của ngành than cũng đã tăng lên đáng kể, đạt mức 7,76 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,5% so với năm 2012. Trong đó, khu vực sản xuất than, lương trung bình đạt 8,1 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài 3 ông lớn trên, nhiều Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước cũng cho biết, kết quả kinh doanh đạt khá, lợi nhuận và tiền lương đều tăng như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tổng công ty khí Việt Nam...
Dựa hơi chính sách
Một năm được cho là cực kỳ khó khăn thì hàng loạt các tập đoàn, tổng công ty thuộc các ngành đặc biệt vẫn kinh doanh lãi tốt, đó hẳn nhiên là tín hiệu tích cực đáng mừng. Bức tranh trên gần như đối lập với gam màu ảm đạm với lỗ, nợ... trong các báo cáo chung về tình hình DNNN của Bộ Tài chính.
Thế nhưng, theo các chuyên gia kinh tế, lãi của những đại gia trên có được là do tài năng quản trị, điều hành doanh nghiệp hay do hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước lại là hai vấn đề khác nhau.
Có thể thấy, điểm chung của ba ngành điện, than, xăng dầu là lãi hầu như nhờ vào việc tăng giá do Nhà nước điều tiết.
Cụ thể, năm vừa qua, giá điện đã tăng tiếp 5% từ 1/8/2013. Giá bán điện bình quân thực tế của EVN đạt 1.498,8 đồng/kWh, tăng tới 134,5 đồng/kWh so với năm 2012. Tương lai đến năm 2015, EVN vẫn còn dư địa cho giá điện được tăng theo thị trường lên tới 22% theo Quyết định của Thủ tướng trong khi đó, công suất hệ thống điện lại đang thuận lợi, dư thừa.
Đây cũng là năm mà mặt hàng xăng dầu đã có tới 11 lần điều chỉnh giá, 4 lần thay đổi thuế và 12 lần điều chỉnh việc trích xả Quỹ bình ổn. Và trong đó, mức độ tăng giá vẫn luôn lớn hơn mức độ giảm giá.
Giá xăng bán lẻ hiện nay đang ở mức 24.210 đồng/lít, tăng 4% so với giá tại thời điểm tháng 12/2012. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá thành phẩm xăng dầu bình quân thực chất là giảm từ 3-4% so với bình quân năm 2012. Chi phí kinh doanh định mức được tăng thêm 260 đồng/lít, từ 600 đồng/lít lên 860 đồng/lít.
Với ngành than, Vinacomin đã miệt mài xin giảm thuế xuất khẩu và các ưu đãi cho 2 dự án bauxite. Kết quả là thuế xuất khẩu than giảm từ 13% xuống 10%.
Điều đáng nói là hầu như các quyết định tăng giá, giảm thuế này đều bắt nguồn từ việc các Tập đoàn đề xuất lên, kêu khó, nguy cơ lỗ lớn. Chính sự tiền hậu bất nhất trong các đánh giá kết quả kinh doanh đã khiến người tiêu dùng luôn băn khoăn về tính minh bạch của các ông lớn, đặc biệt là khi còn nắm vị trí thống lĩnh thị trường, hoặc còn độc quyền.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, trong nền kinh tế, "ông tiêu dùng" và "ông sản xuất" luôn luôn mâu thuẫn với nhau. Mặc dù, về nguyên tắc, hai bên phải dựa vào nhau mà sống. Hai "ông" này suốt đời cãi nhau, như thế mới phát triển.
TS Thiên cho rằng, giá cả mà hỏng thì sẽ có bên lợi, bên thiệt. Việc định giá như thế nào, ai chịu trách nhiệm thế nào thì phải làm rõ. Nhưng rõ ràng, chừng nào giá cả còn chưa thị trường, do Nhà nước quy định thì sẽ còn có chuyện ông sản xuất lén lút đưa vào giá những chi phí không đúng, như vụ EVN vừa rồi bị nghi ngờ tính cả sân gofl, tennis vào giá điện".
Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội nghị tổng kết của EVN cũng đánh giá, với tỷ suất chỉ 1-2%, EVN sẽ không thể... làm được gì, không thể vay ngân hàng được. "Nếu EVN vận hành trong tình trạng lỗ ổn định, lỗ kế hoạch thì tất cả chuẩn mực đều bị giảm. Nó sói mòn chất lượng công tác quản lý và sản xuất kinh doanh".
Cùng đó, tại hội nghị tổng kết ngành công thương, giá điện, xăng dầu, than luôn được Thủ tướng nhấn mạnh phải minh bạch và nhất quán kiên quyết theo thị trường.
Những thông điệp này chắc chắn báo hiệu một mặt bằng giá cả mới theo thị trường sẽ được hình thành trong năm 2014. Kéo theo đó, những tập đoàn, tổng công ty nhà nước trên sẽ không có lý do gì để kêu lỗ. Nhưng câu hỏi về tính minh bạch và một cấu trúc cạnh tranh thực sự, điều kiện để tiến tới hình thành thị trường cạnh tranh thì vẫn còn bỏ ngỏ.
Theo Phạm Huyền
Năm 2013, tổng doanh thu của Petrolimex đạt hơn 196 nghìn tỷ, giảm 2% so với năm 2012 nhưng tổng lợi nhuận trước thuế của Petrolimex đạt 1.929 tỷ đồng, tăng tới 97%.
Trong đó, xăng dầu đã lội ngược dòng, chuyển từ lỗ 126 tỷ đồng năm 2012 thành lãi trước thuế 768 tỷ đồng. Như vậy, riêng lãi xăng dầu đã chiếm 39% tổng lợi nhuận của toàn tập đoàn này. Nếu tính lợi nhuận sau thuế, con số toàn Tập đoàn là 1.533 tỷ đồng, tăng tới 99% so với năm trước.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc petrolimex hồ hởi chia sẻ, tỷ suất lợi nhuận đạt 10%. Trung bình mỗi lít xăng dầu, Petrolimex lãi khoảng 96 đồng.
Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin) cũng thắng to, khi mới đây công bố, lợi nhuận đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 20% so với kế hoạch và cũng tăng 20% so với năm 2012.
Trong số lợi nhuận trên, Vinacomin cũng gặt hái 200 tỷ đồng lợi nhuận kinh doanh điện. Nhờ tăng giá than cho điện ngang với giá thành nên Tập đoàn này không còn lo phải bù lỗ giá than cho điện nữa.
Đáng chú ý, lương trung bình của ngành than cũng đã tăng lên đáng kể, đạt mức 7,76 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,5% so với năm 2012. Trong đó, khu vực sản xuất than, lương trung bình đạt 8,1 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài 3 ông lớn trên, nhiều Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước cũng cho biết, kết quả kinh doanh đạt khá, lợi nhuận và tiền lương đều tăng như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tổng công ty khí Việt Nam...
Dựa hơi chính sách
Một năm được cho là cực kỳ khó khăn thì hàng loạt các tập đoàn, tổng công ty thuộc các ngành đặc biệt vẫn kinh doanh lãi tốt, đó hẳn nhiên là tín hiệu tích cực đáng mừng. Bức tranh trên gần như đối lập với gam màu ảm đạm với lỗ, nợ... trong các báo cáo chung về tình hình DNNN của Bộ Tài chính.
Thế nhưng, theo các chuyên gia kinh tế, lãi của những đại gia trên có được là do tài năng quản trị, điều hành doanh nghiệp hay do hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước lại là hai vấn đề khác nhau.
Có thể thấy, điểm chung của ba ngành điện, than, xăng dầu là lãi hầu như nhờ vào việc tăng giá do Nhà nước điều tiết.
Cụ thể, năm vừa qua, giá điện đã tăng tiếp 5% từ 1/8/2013. Giá bán điện bình quân thực tế của EVN đạt 1.498,8 đồng/kWh, tăng tới 134,5 đồng/kWh so với năm 2012. Tương lai đến năm 2015, EVN vẫn còn dư địa cho giá điện được tăng theo thị trường lên tới 22% theo Quyết định của Thủ tướng trong khi đó, công suất hệ thống điện lại đang thuận lợi, dư thừa.
Đây cũng là năm mà mặt hàng xăng dầu đã có tới 11 lần điều chỉnh giá, 4 lần thay đổi thuế và 12 lần điều chỉnh việc trích xả Quỹ bình ổn. Và trong đó, mức độ tăng giá vẫn luôn lớn hơn mức độ giảm giá.
Giá xăng bán lẻ hiện nay đang ở mức 24.210 đồng/lít, tăng 4% so với giá tại thời điểm tháng 12/2012. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá thành phẩm xăng dầu bình quân thực chất là giảm từ 3-4% so với bình quân năm 2012. Chi phí kinh doanh định mức được tăng thêm 260 đồng/lít, từ 600 đồng/lít lên 860 đồng/lít.
Với ngành than, Vinacomin đã miệt mài xin giảm thuế xuất khẩu và các ưu đãi cho 2 dự án bauxite. Kết quả là thuế xuất khẩu than giảm từ 13% xuống 10%.
Điều đáng nói là hầu như các quyết định tăng giá, giảm thuế này đều bắt nguồn từ việc các Tập đoàn đề xuất lên, kêu khó, nguy cơ lỗ lớn. Chính sự tiền hậu bất nhất trong các đánh giá kết quả kinh doanh đã khiến người tiêu dùng luôn băn khoăn về tính minh bạch của các ông lớn, đặc biệt là khi còn nắm vị trí thống lĩnh thị trường, hoặc còn độc quyền.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, trong nền kinh tế, "ông tiêu dùng" và "ông sản xuất" luôn luôn mâu thuẫn với nhau. Mặc dù, về nguyên tắc, hai bên phải dựa vào nhau mà sống. Hai "ông" này suốt đời cãi nhau, như thế mới phát triển.
TS Thiên cho rằng, giá cả mà hỏng thì sẽ có bên lợi, bên thiệt. Việc định giá như thế nào, ai chịu trách nhiệm thế nào thì phải làm rõ. Nhưng rõ ràng, chừng nào giá cả còn chưa thị trường, do Nhà nước quy định thì sẽ còn có chuyện ông sản xuất lén lút đưa vào giá những chi phí không đúng, như vụ EVN vừa rồi bị nghi ngờ tính cả sân gofl, tennis vào giá điện".
Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội nghị tổng kết của EVN cũng đánh giá, với tỷ suất chỉ 1-2%, EVN sẽ không thể... làm được gì, không thể vay ngân hàng được. "Nếu EVN vận hành trong tình trạng lỗ ổn định, lỗ kế hoạch thì tất cả chuẩn mực đều bị giảm. Nó sói mòn chất lượng công tác quản lý và sản xuất kinh doanh".
Cùng đó, tại hội nghị tổng kết ngành công thương, giá điện, xăng dầu, than luôn được Thủ tướng nhấn mạnh phải minh bạch và nhất quán kiên quyết theo thị trường.
Những thông điệp này chắc chắn báo hiệu một mặt bằng giá cả mới theo thị trường sẽ được hình thành trong năm 2014. Kéo theo đó, những tập đoàn, tổng công ty nhà nước trên sẽ không có lý do gì để kêu lỗ. Nhưng câu hỏi về tính minh bạch và một cấu trúc cạnh tranh thực sự, điều kiện để tiến tới hình thành thị trường cạnh tranh thì vẫn còn bỏ ngỏ.
Theo Phạm Huyền
No comments:
Post a Comment