Trong số các bộ trưởng Công An qua các thời kỳ, Đại Tướng Tô Lâm là người có tiếng là trùm bảo kê và tham nhũng.
Rất nhiều các lão thành cách mạng có đơn thư gửi đến Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tố cáo về các sai phạm, hành vi phạm tội thậm chí gây nguy hại cho đất nước của bộ trưởng này, nhưng đáp lại là sự im lặng khó hiểu của ông Trọng và Bộ Chính Trị.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Tô Lâm đã phạm những tội lỗi gì và là con người gian hùng như thế nào?
THỨ NHẤT, vai trò của Đại Tướng Tô Lâm trong vụ đánh bạc qua mạng Internet liên quan đến Cục C50, Bộ Công An. Vụ đánh bạc nghìn tỉ do Nguyễn Văn Dương (con rể của nguyên bí thư Thành Ủy Hà Nội) cầm đầu xảy ra hai năm dưới thời Tô Lâm làm bộ trưởng.
Tô Lâm có mối quan hệ rất mật thiết với Nguyễn Văn Dương và ủng hộ Dương tổ chức đánh bạc qua mạng Internet dưới hình thức trò chơi Rikvip để lấy lời chia nhau. Khi Công An Phú Thọ phát hiện ra thì đề xuất bắt Dương. Trước khi bị bắt một tuần, Nguyễn Văn Dương còn đưa vợ của Tô Lâm đi Châu Âu thăm thú, mua sắm cả tuần lễ. Qua đây chắc Tổng Trọng có thể thấy mối quan hệ rất gắn bó mật thiết giữa Tô Lâm và Nguyễn Văn Dương trong vụ án tổ chức đánh bạc này.
Ông Lâm bảo kê che chắn cho tổ chức tội phạm này hoạt động trong một thời gian dài. Câu hỏi đặt ra là đơn vị nào sẽ điều tra, xử lý Tô Lâm? Ngày 22 Tháng Mười Một 2018, Nguyễn Văn Dương bị đưa ra xét xử. Tiếp sau đó ông Lâm chỉ đạo Trung Tướng Trần Văn Vệ cho ông Hoành bắt Nguyễn Thanh Hoá và Phan Văn Vĩnh và đối xử vô cùng tàn tệ, đến nỗi ông Vĩnh bị bệnh nặng suýt chết trong trại mới được đưa đi bệnh viện.
THỨ HAI, vụ án Mobifone mua cổ phần AVG: vụ án này chủ mưu là hai ông Nguyễn Bắc Son và Phạm Nhật Vũ, nhưng ông Lâm thể hiện rõ vai trò đồng phạm giúp sức bằng việc ký các công văn: công văn số 2889/BCA- A61, ngày 21/12/2015 khẳng định việc mua bán giữa Mobifone và AVG là đúng pháp luật đúng quy định, giá cả hợp lý. Chính nhờ công văn có đóng dấu “MẬT” này của Bộ Công An mà Nguyễn Bắc Son chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký hợp đồng chuyển nhượng giữa Mobiphone và AVG. Công văn 2889/BCA- A61 hoàn toàn sai chức năng vì Bộ Công An không phải là cơ quan định giá tài sản cho doanh nghiệp.
Ông Tô Lâm cũng đã ký công văn 418/BCA-TCAN, ngày 09/3/2015 gửi Bộ Thông Tin và Truyền Thông, đề nghị quản lý chặt chẽ thông tin, tài liệu liên quan đến việc chuyển nhượng giữa Mobifone, và AVG và đưa vào danh mục tài liệu mật; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí không đưa tin, bài viết về việc chuyển nhượng giữa hai doanh nghiệp.
Công văn 418/BCA ngăn không cho truyền thông chính thống không đưa tin về hoạt động kinh tế vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Khi vụ án AVG được đưa ra xét xử, công văn 418 cũng là cơ sở không cho luật sư và hội đồng xét xử truy vấn các sai phạm trước toà án; toà án yêu cầu cho công bố nhưng ông Lâm không đồng ý vì nói công văn được đóng dấu “MẬT” và không cho ai phản biện. Vì sao Tô Lâm ký văn bản đề nghị công ty tư nhân của Phạm Nhật Vũ chỉ được bán lại cổ phần cho công ty nhà nước là Mobifone? Đây là kế hoạch của nhóm những ông Phạm Nhật Vũ, Tô Lâm, Nguyễn Bắc Son xây dựng, ăn cắp tiền của ngân sách nhà nước.
Theo thông tin từ các đơn vị trong ngành Công An, trong số các bộ trưởng Công An, ông Lâm nổi tiếng là tham lam, tàn bạo và là tên tội phạm tham nhũng sừng xỏ nhất. Nếu Phạm Nhật Vũ hối lộ cho Nguyễn Bắc Son $3 triệu thì ông Lâm được chia bao nhiêu để liều lĩnh ký các văn bản bảo kê cho thương vụ trái luật AVG: $5 – $10 triệu? Câu hỏi được đặt ra cho ông tổng bí thư, Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng CSVN, và các cơ quan hành pháp Việt Nam trả lời.
THỨ BA, vụ đưa lực lượng an ninh, tình báo sang CHLB Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đây là vụ án vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng, khiến cho uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dài. Cho đến bây giờ một số quốc gia Âu châu vẫn cảnh giác, và vô hiệu hoá lực lượng an ninh tình báo của Việt Nam.
Vụ bắt cóc này Tô Lâm trực tiếp chỉ huy là để thoả mãn ý chí cá nhân của ông Trọng muốn nhanh tróng trả thù ông Thanh, vì dám chửi tổng bí thư trên Internet khi đang trốn ở Đức và thông qua lời khai của ông Thanh để làm rõ thêm tội danh của ông Đinh La Thăng – thuộc hạ thân tín của “Đồng chí X.”
Với bản chất lưu manh chính trị và kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực an ninh đối ngoại, ông Lâm đã thực hiện thành công phi vụ bắt cóc để thoả mãn ý chí cá nhân sai lầm của ông Trọng, đồng thời cũng nhân cơ hội để lại dấu vết dẫn đến an ninh, tình báo Việt Nam nhằm phá hoại quan hệ ngoại giao Việt Nam, Âu châu (cụ thể là làm đình trệ việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: EVFTA trong một thời gian dài gây thiệt hại hàng tỉ đôla) nhằm đưa Việt Nam vào sâu trong vòng kiềm toả của Trung Quốc về kinh tế, chính trị.
Sau phi vụ bắt cóc này, ông Lâm được ông Trọng bỏ qua tội lỗi trong vụ AVG, những sai lầm trong vụ giết ông Kình ở Đồng Tâm. Ông Lâm cũng làm hài lòng các ông chủ Trung Nam Hải khi “ly gián” được Việt Nam và Âu châu văn minh, phá hoại EVFTA làm suy yếu đất nước; tranh thủ được dự ủng hộ của Tập Cận Bình và Bắc Kinh tại Đại Hội đảng 13.
Sau đại hội này, ông Tô Lâm nhất quyết xin Bộ Chính Trị và Trung Ương cho ở lại Bộ Công An, vì ông ta hiểu rằng nếu rời chiếc ghế bộ trưởng, ông ta có nguy cơ bị xử lý hình sự về những tội phạm đã thực hiện.
Vào ngày 19 Tháng Hai 2021, Bắc Kinh cũng đã bảo vệ tên tay sai của mình bằng việc Tập Cận Bình cử Triệu Khắc Chí, bộ trưởng Bộ Công An Trung Quốc sang gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm như một sự sắc phong và nhắn nhủ sâu sắc với thái độ bề trên cả ngàn năm nay của Thiên triều phương bắc.
Tô Lâm nhận thấy rằng sự ủng hộ của Bắc Kinh sẽ là lá chắn rất an toàn trong trường hợp Tổng Trọng muốn biến ông ta thành “củi gộc” cho cái lò khi hết giá trị sử dụng và đã có một lựa chọn rất khôn lanh để thoát thân và tiếp tục mưu lợi. Ông Trọng với chuyên môn được đào tạo là tiến sỹ ngành xây dựng đảng rất khó để nhận ra những thủ đoạn nghiệp vụ tinh vi mà ông Lâm chỉ đạo thực hiện trong kế hoạch VT17 để phá hoại và ôm chân quỳ gối trước Trung Quốc. Ông Trọng đã lâm vào thế há miệng mắc quai nếu muốn xử lý hình sự bộ trưởng Công An vì bị cài vào cung phá hoại đất nước.
Cuối Tháng Hai năm 2021, truyền thông quốc tế và trong nước lại nóng lên bởi việc lộ lọt hình ảnh khen thưởng Kế Hoạch VT17, được cho là của chiến dịch tình báo do ông Tô Lâm cầm đầu đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức.
Đài phát thanh truyền hình nhà nước Slovakia phát bản tin, nhật báo TAZ của Đức cũng đăng thông tin và hãng thông tấn Đức DPA có câu hỏi cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Truyền thông trong nước cũng lên tiếng. Ông Lâm và ông Trọng lại một lần nữa chỉ đạo người phát ngôn của mình đánh lạc hướng truyền thông trong nước, quốc tế về những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế làm ảnh hưởng tới ngoại giao, kinh tế của đất nước.
THỨ TƯ, ông Tô Lâm là tay sai của Trung Quốc. Trong “Đề án tái cấu trúc lại Bộ Công an,” ông Lâm đã cho thay đổi Bộ Công An theo mô hình tổ chức của Công An Trung Quốc. Ông cho giải tán hết cấp tổng cục trong Bộ Công An, từ 6 tổng cục, 2 bộ tư lệnh có thể giải tán còn 4 tổng cục, 2 bộ tư lệnh để giảm bớt đầu mối, bớt cồng kềnh. Riêng 2 tổng cục An Ninh và Cảnh Sát là tối quan trọng để giữ vững trận tuyến đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội phải giữ lại để công tác phối hợp, chỉ đạo được thống nhất.
Là một cán bộ trưởng thành từ Tổng Cục An Ninh (TCAN), Tô Lâm được nâng đỡ và có bước tiến thân nhảy vọt khi tổng cục này bị tách ra làm hai: TCAN I và TCAN II; ông Lâm được bổ nhiệm làm tổng cục trưởng TCAN I, phụ trách đối ngoại tiếp tục tiến thân lên thứ trưởng rồi bộ trưởng.
Ông Lâm nhận thức rõ hành động, sách lược của mình đã làm giảm công tác phối kết hợp, thống nhất chỉ đạo, suy yếu khả năng phòng vệ, chiến đấu của đơn vị mình trực tiếp chỉ huy. Nguy hiểm hơn nữa, ông cho xoá bỏ hết các phòng tình báo của Công An các tỉnh biên giới phía bắc, khiến công tác nắm tình hình ngoại biên giờ không có nữa.
Với quyết sách này, ông Tô Lâm muốn chứng tỏ sự thần phục hoàn toàn đối với Bắc Kinh để mưu toan tìm sự che chở cho âm mưu tiếp tục nắm giữ quyền lực, làm tay sai cho Trung Quốc. Rất nhiều cán bộ lão thành trong lực lượng Công An có ý kiến nhưng ông Lâm phớt lờ tất cả, nhằm thực hiện mục tiêu cá nhân.
* Tựa do SGN đặt, tựa gốc “Những sự thật về Tô Lâm, thông tin tuyệt mật”
No comments:
Post a Comment