Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - Mai, (20/11) là ngày Hiến chương các nhà giáo. Nền giáo dục Việt Nam thì ai ai cũng biết và đồng thuận nhận xét, ngoại trừ đảng, nhà nước và ông bộ trưởng ngọng cùng quan chức bộ giáo dục đương nhiệm.
Nói chung thì không chỉ Việt Nam, nền giáo dục của phe XHCN đều như thế! Tuy nhiên có một thời điểm các nhà giáo dục Hoa Kỳ băn khoăn lo ngại sự cạnh tranh của các sinh viên đến từ các nước XHCN du học tại Mỹ. Thực tế cho thấy đa số các sinh viên, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc đạt thành tích cao trong các kỳ thi học kỳ, trong khi đó sinh viên Mỹ chỉ vào loại trung bình. Có ý kiến cho rằng nước Mỹ, dại dột, đang đào tạo nhân tài cho các nước đối nghịch chính trị và cứ thế này chỉ vài ba chục năm sau sẽ bị vượt mặt về khoa học, công nghệ...
Nhưng cũng có nhiều quan điểm ngược lại, cho rằng Hoa Kỳ không quá lo lắng về thực tế này. Những sinh viên Trung Quốc và XHCN kia chỉ có thể thành tài khi họ được nền giáo dục Mỹ đào tạo và hơn nữa họ chỉ thành công khi ở lại phục vụ cho Mỹ; còn không (nếu học trong nước và học ở Mỹ nhưng về nước) thì họ chỉ là những kỹ sư làng nhàng hoặc là những người làm khoa học công chức. Đó là tính ưu việt của nền giáo dục Hoa Kỳ. Nền giáo dục Hoa Kỳ nên tự hào thay vì phải băn khoăn.
Nhận định trên của nhóm chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ theo trường phái vô tư, sau 20,30 năm quả đúng. Dù nhà nước Trung Quốc trước đó đã chi hàng tỉ đô la để gửi gần 1 triệu sinh viên sang Mỹ cùng các quốc gia dân chủ phương Tây đào tạo (không kể số được đào tạo phi nhà nước) thành kỹ sư và nhà khoa học để chuẩn bị cho tương lai “đại nhảy vọt”, nhưng nền khoa học, công nghệ Trung Quốc đến nay vẫn là nền khoa học, công nghệ bắt chước và ăn cắp nhờ số sinh viên tốt nghiệp, ở lại thành đạt tham tiền ăn “hai cửa”.
Chính quyền CS Việt Nam cũng có tham vọng như Trung Quốc, tuy quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên họ thất bại một cách cay đắng. Lê Bá Khánh Trình được chọn tham gia Olympic Toán Quốc tế ở Luân Đôn năm 1979, đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này, và là học sinh Việt Nam duy nhất đạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc tế tính đến nay, được mệnh danh là “cậu bé vàng của toán học Việt Nam”, du học ở Nga-xô (cũng là quốc gia CS thời đó) về nước vẫn chỉ là một giáo viên dạy toán PTTH, như một giáo viên dạy toán học tại đại học sư phạm Hà Nội. Tính đến năm 2016, 13/14 giải nhất trong 14 kỳ thi “Đường lên đỉnh Olimpia” ở Việt Nam được Úc giúp đào tạo, bao cho cho cả kinh phí, đều ở lại phục vụ nước Úc. Người duy nhất trở về Việt Nam chìm nghỉm đâu mất. Trong khi Ngô Bảo Châu du học tại Pháp, ở lại trở thành một nhà toán học tầm cỡ thế giới.
Một nền giáo dục để làm chính trị CS, khi mà mỗi sinh viên phải kẹp 9, 10 tờ mệnh giá 500.000đ vào luận văn kết thúc năm học và bố mẹ phải lo phong bao cho thầy cô ngay từ mẫu giáo chắc chắn không thể thành công!
No comments:
Post a Comment