Tuesday, September 26, 2017

Tại sao Hội nghị Trung ương 6 sẽ không có những xáo trộn đặc biệt?

Kami 
Theo RFA-2017-09-25  
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, tổ chức ở Hà Nội hôm 12/1/2015.
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, tổ chức ở Hà Nội hôm 12/1/2015.
Trên thực tế đã cho thấy, sức mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay là hoàn toàn dựa vào Trung Quốc. Các chuyến đi con thoi, các cuộc tiếp xúc giữa quan chức Việt Trung trong thời gian gần đây tăng lên ở mức dày đặc bất thường.
Đó là các chuyến đến Việt Nam của ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong chuyến công du hai ngày từ 18 đến 21/09. Cũng như việc “giao lưu quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc” lần thứ tư từng bị hủy bỏ hồi Tháng Sáu vừa qua vì chuyện khai thác dầu khí Biển Đông làm mối quan hệ giữa hai nước đột ngột căng thẳng. Đã được khởi động lại và diễn ra tại tỉnh Lai Châu của Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, kéo dài hai ngày 23 và 24/9. Tất cả đều là những động thái gây sức ép lên Hội nghị Trung ương 6 dự kiến sẽ diễn ra đầu tháng 10/2017, là một chiêu là phía Bắc Kinh thường hay sử dụng.
Các nhà bình luận quốc tế cho rằng, công chúng Việt Nam cho đến lúc này không ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo TS. Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt - Trung cũng nhận xét rằng, "Ông Nguyễn Phú Trọng ngay từ đầu có quyết tâm chống tham nhũng, nhưng những sự việc diễn ra cho thấy ông không làm được và công tác chống tham nhũng, cũng như chống tiêu cực ở Việt Nam hiện nay chúng ta làm được vẫn là may mắn là nhiều thôi, chứ chưa phải do sự làm việc đúng đắn quyết liệt, đến nơi đến chốn mà tìm ra"
Lâu nay, đối tượng nguy hiểm nhất đe dọa quyền lực nguy hiểm nhất đối với Nguyễn Phú Trọng là Trần Đại Quang vì Quang có lực lượng công an đứng phía sau. Còn việc Trọng truy diệt Đinh La Thăng không chỉ là việc triệt hạ tàn dư của Nguyễn Tấn Dũng. Mà mục đích chính là giật lại chiếc ghế Bí thư Thành ủy TP HCM là cho Tư Sang và Lê Thanh Hải.
Dẫu rằng bản chất của mâu thuẫn giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lâu nay chỉ là tư thù cá nhân. Mà người ta cho rằng, đó là việc ông Trọng đã bị ông Dũng “làm nhục” trong một cuộc đụng độ đáng chú ý cách đây năm năm. Đó là Hội nghị Trung ương 6 khóa 11 (10/2012), khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN Khóa 11 đã bác đề nghị kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Song nói cho đúng cựu TTg Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cũng quá đáng không kém. Việc hai nhân vật này vuốt đã mặt ông Nguyễn Phú Trọng không nể mũi. Đó là tại Đại hội Đảng 12, cũng hai ông này đã chiếm gọn 3 chiếc ghế Bí thư Thành ủy của 3 TP lớn nhất nhì ba của Việt Nam. Điều đó đã khiến ông Trọng không kìm được sự cay cú.
Âm mưu triệt hạ Trần Đại Quang của Nguyễn Phú Trọng đã được bộ tham mưu của ông Trọng tính toán từ hơn một năm trước, khi vừa kết thúc đại hội đảng 12. Với lý do, vì Chủ tịch Nước Trần Đại Quang là người có công lớn trong việc looby để đưa Đinh La Thăng vào Bộ Chính trị bằng mọi giá. Ngoài ra phe Nguyễn Phú Trọng cần tập trung vào những vị trí đang là lãnh đạo bây giờ, có khả năng tranh giành quyền lực với ông ta chứ không phải là những vị đã về hưu như Nguyễn Tấn Dũng.
Theo GS Carl Thayer, chuyên gia quan sát Việt nam hàng đầu, cho rằng "tiền lệ đó giải thích cho hầu hết những điều mà Đảng Cộng Sản Việt Nam làm. Ông Trọng cần giải quyết một việc cá nhân; ông Trọng đã bị ông Dũng làm nhục trong một cuộc đụng độ đáng chú ý cách đây năm năm. Liệu ông Trọng có tìm cách truy tố ông Dũng sau khi ông bị tước bỏ ảnh hưởng? Chắc là không; không có tiền lệ bỏ tù một thành viên về hưu của Bộ Chính trị."
Việc ông Trọng muốn đánh gục ông Trần Đại Quang không hề dễ, vì ông ta đã từng làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Công an cho nên tay chân còn rất đông ở bộ nầy. Việc lãnh đạo Bộ Công an hiện nay có 4 thứ trưởng là đồng hương Ninh Bình của Trần Đại Quang cho thấy điều đó. Không chỉ thế, kể từ khi nhậm chức Chủ tịch Nước tháng 4/2016 đến trước khi bị bệnh năng, nguồn tin từ Bộ CA cho biết, hàng ngày Chủ tịch Nước Trần Đại Quang vẫn về Bộ Công An làm việc và chỉ đạo án, còn Bộ trưởng Công An Tô Lâm chỉ giữ vai trò giúp việc.
Trước các cáo buộc cho rằng Bộ Công An và cụ thể là ông Trần Đại Quang, đứng sau vụ chỉ đạo lãnh đạo cao cấp Bộ Công An đã tổ chức cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn. Vì thế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết tâm bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh, để làm nhân chứng hòng triệt hạ ông Trần Đại Quang. Dẫu biết rằng việc bắt cóc sẽ gây hậu quả xấu đối với Cộng Hòa Liên Bang Đức. Hy vọng lần ra việc tổ chức cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn. Mặt khác, để tách Trần Đại Quang ra khỏi Bộ Công an, nên Nguyễn Phú Trọng đã tự tham gia Đảng ủy Công an Trung ương, mặc dù đang giữ chức Tổng Bí thư.
Việc phe ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ điệu Nguyễn Xuân Anh ra xử lý cũng có liên quan đến ông Trần Đại Quang. Đây cũng là chuyện cần phải bàn thêm.
Trước hết cần phải nói thêm về vai trò của ông Nguyễn Văn Chi, thân phụ của Bí thư Nguyễn Xuân Anh bố già miền Trung là đồng hương Hòa Vang, là người đỡ đầu và bảo trợ Nguyễn Bá Thanh là chỗ thân cận của chủ tịch nước Trần Đại Quang. Nên nhớ là những lá phiếu của đám chính trị gia miền Trung này mà ông Trần Đại Quang đoạt được chiếc ghế CTN. Ông Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015, đàn em thân tín của Ba Dũng người đã tiếp nhận và đưa quý tử của anh Ba, là cậu Nguyễn Minh Triết vào thường vụ tỉnh ủy bị TBT Nguyễn Phú Trọng xử lý kỷ luật thực ra cũng là lý do như thế: Xử lý cánh Miền Trung. Dẫn chứng như thế để thấy việc đánh Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng nằm trong mục tiêu xử lý cánh Miền Trung của ông Trọng.
Sự mâu thuẫn giữa ông Trần Đại Quang và ông Tô Lâm là điều có thật, xuất phát từ việc từ tháng 4/2016 đến trước khi ông Quang bị bị bệnh nặng, thì Bọ trưởng Tô Lâm chỉ giữ vai trò giúp việc tại Bộ Công An. Cộng với việc gần đây, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ Trưởng Bộ Công An đã có biểu hiện đầu hàng phe Nguyễn Phú Trọng, bằng chứng là việc thừa nhận rằng nghi phạm Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài từ tháng 7 năm 2016 một cách dễ dàng như vậy, là do có sự tiếp tay và giúp đỡ của một lãnh đạo cao cấp trong Bộ Công An. Điều đó đã cho thấy nội Bộ Bộ Công An đã có những rạn nứt.
Tuy nhiên, ông Tô Lâm là một tướng CA nhà nói, thân phụ của ông Tô Lâm là tướng CA Tô Quyền, trong lúc ảnh hưởng của 3 Dũng từ trước tới nay vươn chắc tới vùng Hải Phòng, Hải Dương, Hưng yên và Quảng Ninh. Trưởng Ban TCTW Phạm Minh Chính, Bí thư Quảng Ninh cũng từ chức Thứ trưởng Bộ Công An mà lên. Nên việc tướng Tô Lâm muốn phản lại ông Trần Đại Quang cũng khó có thể, nếu nhìn vào dàn lãnh đạo Bộ Công An hiện nay từ cấp Cục, vụ trở lên.
Cũng vẫn theo nhà bình luận David Brown, Bộ Chính trị Đảng CSVN khóa 12 do Đại hội lần thứ 12 bầu ra có phần lớn thành viên thăng tiến trong bộ máy quan liêu của đảng và các tướng công an. Việc ông Trọng không thể làm việc mà không có cảnh sát là điều đương nhiên.
Song người ta đánh giá rằng, Bộ Công an là cơ chế tham nhũng nhất Việt Nam, hiện đang dưới sự thâu tóm của ông Trần Đại Quang. Mà nguyên tắc của công tác điều tra là "án tại hồ sơ", vì tế để vượt được trở ngại đó, để sử dụng hệ thống tư pháp Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông Trương Hòa Bình, một đệ tử của Trương Tấn Sang, thì việc phải "thịt" ông Trần Đại Quang là tất yếu và là biện pháp duy nhất.
Có nguồn tin về bệnh tình của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cho rằng, dẫu có tiến triển theo hướng tích cực, song rất ít. Quan trọng là chứng bệnh của ông Trần Đại Quang chịu tác động của tâm lý rất lớn. Trong bối cảnh chính trị Việt Nam luôn căng thẳng như hiện nay, thì việc ông Trần Đại Quang thường xuyên không ở trong nước được cho là một hình thức tránh mặt để giảm stress. Song trên thực tế, theo nguồn tin cho là nhằm tránh một âm mưu tổ chức ám sát của tình báo nước ngoài.
Nhận định của David Brown một nhà bình luận chính trị quốc tế về vấn đề VN cũng cho rằng, "ông Dũng không phải là người nguy hiểm nhất vì ông đã xây dựng quyền lực của ông dựa trên chủ nghĩa tư bản thân hữu, nhưng vì ông thiếu sự tôn trọng các tổ chức của đảng. Sự khinh thường của ông Dũng đối với ông Trọng là rõ ràng. Ông Dũng không tính được rằng ông Trọng sẽ thành công trong việc coi ông là một Khrushchev hay Gorbachev người Việt. Ông Dũng không lường trước được rằng họ đã thành lập liên minh "bất cứ ai trừ ông Dũng" để che dấu tham vọng không được hoan nghênh của ông".
Cộng với nhận xét của người đại diện "cơ quan dự báo" Huy Đức thừa nhận trong status "Cọp chết để da" đăng ngày hôm nay 25/9 cho rằng, "Gần 200 con người của PVN gần hai năm qua mất ăn, mất ngủ, có lẽ thấm thía hơn chúng ta rất nhiều về điều đó. Chẳng mong Đinh La Thăng có chút tinh thần nghĩa hiệp của Bầu Kiên, Hà Văn Thắm, Dương Tự Trọng... Chỉ hy vọng, ông còn chút tình người. Đinh La Thăng biết rõ, 246 tỷ đồng Nguyễn Xuân Sơn gửi qua Ninh Văn Quỳnh vào túi ai; đừng nghĩ để họ lãnh án tử hình thì Thăng có thể ngủ yên phần đời còn lại."
Điều đó cho thấy, không chỉ ông Nguyễn Tấn Dũng không hề suy suyển, mà kể cả Đinh La Thăng cũng sẽ không bị xử lý hình sự. Vì thế chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn diệt Chủ tịch Nước Trần Đại Quang chỉ là chuyện viển vông.
Cho nên Hội nghị Trung ương 6 sẽ tổ chức vào đầu tháng 10/2017 cũng sẽ không có những xáo trộn đặc biệt. Cùng lắm là "thái tử đỏ' Nguyễn Xuân Anh bị lột lon Trung ương ủy viên, dẫu là việc hoàn toàn không dễ. Vì họ phải chấp nhận đưa Trương Quang Nghĩa về nắm chức Bí thư Đà Nẵng là đã biết ông Nguyễn Phú Trọng yếu thế rồi. Vì sao sẽ không nói, hãy search để biết ông Trương Quang Nghĩa là người của ai?
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

No comments:

Post a Comment