CTV Danlambao - Trường hợp mới nhất, cũng là “mở hàng” trong năm mới bị bắt theo điều 258 là anh Nguyễn Văn Hóa, quê Hà Tĩnh. Anh Nguyễn Văn Hóa là một thanh niên tham gia tích cực trợ giúp các ngư dân miền Trung trong cuộc đấu tranh chống lại bất công liên quan đến vụ Formosa thải độc ra biển, đặc biệt là về vấn đề truyền thông.
Nguyễn Văn Hóa còn rất trẻ, chưa đầy 22 tuổi. Anh sinh ngày 15/4/1995 tại Hà Tĩnh. Thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, miền quê nơi gia đình Hóa sinh sống là một trong những vùng chịu hậu quả nặng nề nhất của thảm họa môi trường do Formosa thải độc ra biển. Nguyễn Văn Hóa bị bắt hôm 11/1/2017 khi đang đi trên đường. Công an vu cáo Hóa tàng trữ ma túy trong người rồi bắt anh. Tuy nhiên, mãi đến 12 ngày sau khi bắt Nguyễn Văn Hóa, công an Hà Tĩnh mới thông báo cho gia đình anh biết.
Anh Nguyễn Văn Hoá bị "tạm giữ" theo điều 258 BLHS với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Xin nhắc lại là khi bắt Hóa, công an lấy lý do phát hiện anh giấu ma túy trong người. Đây chính là một trong những trò bẩn thỉu mà công an cộng sản vẫn sử dụng để hãm hại người dân.
Cùng với điều 79,88, điều 258- BLHS là những điều luật mơ hồ, tùy tiện, cho phép công an bắt bớ, án tù đối với bất cứ công dân nào phát biểu quan điểm trái với nhà cầm quyền. Đã từng có nhiều blogger, nhà báo bị nhà cầm quyền dùng điều 258 để bịt miệng và trả thù bằng án tù như Trương Minh Đức, Trương Duy Nhất, Hồng Lê Thọ, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy... và gần đây nhất là trường hợp của anh Nguyễn Danh Dũng, 29 tuổi tại Thanh Hóa. Anh Dũng bị bắt hôm 14/12/2016.
Như vậy chỉ trong tháng 1 đầu năm 2017, nhằm đúng những ngày giáp Tết cổ truyền, nhà cầm quyền cộng sản đã bắt giam bốn người chỉ vì những người này đấu tranh đòi công bằng và chống bất công xã hội. Bốn người lần lượt bị bắt là anh Nguyễn Văn Hóa, bị bắt hôm 11/1; cựu TNLT Nguyễn Văn Oai, bị bắt hôm 19/1 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”; chị Trần Thị Nga bị bắt hôm 21/1 và bị gán ghép tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Trường hợp còn lại là chị Trần Thị Miện ở Hà Nam cũng với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Hiện chúng tôi chưa có thông tin cụ thể liên quan đến vụ bắt chị Trần Thị Miện.
Những vụ bắt bớ trên báo hiệu một năm 2017 đầy khó khăn và khốc liệt cho phòng trào đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ trong nước.
No comments:
Post a Comment