Mẫn Nhi 20-01-2017
(VNTB) Chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng là nhằm phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là các nhà lãnh đạo Hà Nội theo đuổi trục quan hệ Bắc Kinh giống như Duterte.
Mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh
Lần đầu tiên sau ĐH Đảng toàn Quốc XII, ông Trọng có chuyến thăm Trung Quốc và đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên năm 2017.
Trong chuyến thăm này, Hà Nội và Bắc Kinh đạt một loạt các thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác giữa hai đảng cầm quyền và hai nước láng giềng ở nhiều cấp độ, và trong các lĩnh vực khác nhau. Một trạng thái thân thiện hơn so với bảy tháng trước.
Trong thực tế, Trung Quốc là hàng xóm gần nhất của Việt Nam, chia sẻ không chỉ đất liền, biển và có nhiều tương đồng về chính trị, kinh tế. Việc ổn định mối quan hệ với Bắc Kinh dường như là một ưu tiên của giới cầm quyền Hà Nội trong duy trì sự sống còn của Đảng.
Ông Nguyễn Phú Trọng đi trên thảm đỏ, được chào đón với 21 phát súng. Năm trong 7 thành viên Ủy ban Bộ Chính Ông đã được chào đón trên thảm đỏ khi đến nơi của mình tại sân bay quốc tế Bắc Kinh và một lễ đón chính thức với danh dự đầy đủ tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào tháng 12. Năm trong bảy thành viên của Ủy ban Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), trong đó có chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tiếp đón.
Trước đó, vào cuối tháng Chín, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được chào đón tương tự.
Nó ám chỉ, Bắc Kinh đánh giá cao mối quan hệ với Hà Nội sau hàng loạt căng thẳng liên quan đến các vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Chuyến thăm này bị ảnh hưởng bởi chuyến thăm của Thủ tướng Najib Razak tới Trung Quốc vào tháng Mười một, trong đó nhấn mạnh nâng cao mối quan hệ lên “tầm cao mới”. Kuala Lumpur và Bắc Kinh đã ký kết nhiều thỏa thuận mới, bao gồm cả hợp đồng quốc phòng đầu tiên của Malaysia với Trung Quốc. Trước đó nữa, Tổng thống Rodrigo Duterte cũng có chuyến thăm bước ngoặt đến Bắc Kinh, nơi ông long trọng tuyên bố “tách khỏi Mỹ”, và ca ngợi mối quan hệ với Bắc Kinh.
Cuối cùng, Donald Trump nắm quyền Tổng thống cũng ảnh hưởng đến tư thế của Hà Nội trước Bắc Kinh. Trong thời cầm quyền của Obama, quan hệ Việt-Mỹ được kết nối chặt chẽ và cũng cổ với nhiều thỏa thuận. Nổi bật trong số đó là những chuyến thăm lần đầu của ông Trọng tới Washington vào năm 2015, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama vào năm 2016, chính thức chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí sát thương và ủng hộ Việt Nam gắn chặt với TPP. Tuy nhiên, quan hệ Việt – Mỹ sẽ bất ổn hơn trong thời kỳ sắp tới, với nguy cơ sụp đổ TPP và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại dưới triều đại Trump.
Nhưng không phải là sự thay đổi giống Duterte
Một trong những mối lo ngại nhất mà Hà Nội đối diện là sự thâm hụt thương mại vơi Trung Quốc. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 21.8 tỷ USD nhưng nhập khẩu 49.8 tỷ USD. Tăng cao hơn so với năm ngoái.
Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã yêu cầu Bắc Kinh hỗ trợ cân bằng thương mại song phương bằng cách tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc. Và trong buổi nói chuyện với Nguyễn Phú Trọng, ông Tập Cận Bình hứa rằng Trung Quốc sẽ làm nhiều việc hơn để đưa mối quan hệ thương mại giữa hai nước cân bằng hơn.
Dù thế, sẽ mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, để Việt Nam cân bằng thương mại với Trung Quốc. Vì thế - để tránh phụ thuộc kinh tế vào người láng giềng khổng lồ của mình và để duy trì phát triển kinh tế - Việt Nam cần quan hệ tốt hơn với các đối tác lớn, đặc biệt là Liên minh châu Âu và Mỹ, vốn được hưởng thặng dư thương mại khổng lồ trong những năm gần đây. Trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 34 tỷ USD (hàng hoá) sang EU, đối tác thương mại lớn thứ ba, và 38.1 tỷ USD đến Mỹ.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là bạn hàng thứ hai, do đó Hà Nội sẽ cố gắng hết sức mình để duy trì và cải thiện quan hệ với Washington.
Một lý do nữa là Việt Nam đang tìm kiếm các mối quan hệ tốt hơn với Mỹ và các cường quốc khác, bao gồm cả Nhật Bản và Ấn Độ, liên quan đến tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, hai bên cam kết sẽ quản lý những khác biệt lãnh hải và tránh bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp tình hình, leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Tuy nhiên, sau khi “thẳng thắn” trao đổi quan điểm thì cả hai bên vẫn chưa thế chấp nhận vị trí chính của nhau tại vùng biển tranh chấp.
Theo một bài viết của VOV trích dẫn phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, khẳng định “lập trường nhất quán của Việt Nam trong xử lý các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).”
Ngược lại, Bắc Kinh phản đối bất kỳ phương pháp pháp lý trong giải quyết các tranh chấp. Thay vào đó, khăng khăng đòi hỏi đàm phán song phương.
Bản thông cáo chung đã không đề cập đến sự khác biệt tuy nhỏ nhưng rất lớn này.
Và do đó, Hà Nội luôn dè chừng trước tham vọng bá quyền của Bắc Kinh. Do đó, trong khi ông Tổng Bí thư tìm đến Trung Quốc, thì ở Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc lại tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Dù cuộc viếng thăm lần này không tác động quá nhiều đến quan hệ hai nước, tuy nhiên, Thủ tướng Việt Nam bày tỏ vui mừng trước những thành tựu trong quan hệ Mỹ-Việt và mong muốn của Việt Nam trong củng cố mối quan hệ song phương. Điều đó cho thấy các lãnh đạo Việt Nam thực sự coi trọng mối quan hệ với Washington.
Chỉ một ngày sau khi trở về từ Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trong các cuộc hội đàm riêng với Thủ tướng Nhật Bản, bốn nhà lãnh đạo gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội - khẳng định mong muốn của Hà Nội trong làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế và chiến lược với Nhật Bản. Về phần mình, trong chuyến thăm hai ngày này, ông Abe cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam sáu tuần tra bảo vệ bờ biển mới, trị giá 338 triệu USD, là một phần của khoản vay 1 tỷ USD mà Tokyo cung cấp Hà Nội.
Quan hệ Việt -Nhật đã tiến triển đáng kể trong những năm gần đây xuất phát từ sự chia sẻ lo ngại trước tham vọng hàng hải của Bắc Kinh. E ngại này cũng giúp Ấn Độ - Việt Nam đến gần nhau hơn. Sáu tháng trước, trước khi chuyến thăm của ông Nguyễn Xuân Phúc đến Trung Quốc, Hà Nội đã tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Hai nước đồng thuận nâng mối quan hệ từ “đối tác chiến lược” lên “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” và New Delhi đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam một khoản vay quốc phòng trị giá 500 triệu USD.
Còn nhớ, sau chuyến thăm Trung Quốc vào tháng Mười năm ngoái, ông Duterte đã công khai sự thay đổi hướng nhìn của Manila đến Bắc Kinh (thay vì Washington như trước), một số quan hệ chuyên gia quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc , dự đoán rằng, nó sẽ tác động và lôi kéo các nước khác làm theo, chẳng hạn như Việt Nam.
Trước chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, Thời báo Hoàn Cầu đã cho đăng một bài chính luận, trong đó cho rằng, sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của lãnh đạo Philippines đã giúp “thiết lập một ví dụ tốt cho các nước Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam.”
Tất cả minh chứng, dù Hà Nội ưu tiên quan hệ với Bắc Kinh, thì cũng đồng thời tìm kiếm các mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các nước khác, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, để đối trọng với Trung Quốc, cả về kinh tế và chiến lược. Nó cũng cho thấy, lãnh đạo Việt Nam không công khai nghiêng về phía Bắc Kinh như cách mà Tổng thống Duterte đã làm.
No comments:
Post a Comment