Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Văn hóa bạo lực, đây là nguồn gốc sâu xa nhất của tình trạng xã hội VN xuống cấp và suy thoái đạo đức trầm trọng. Trong những năm gần đây, báo chí trong nước và các mạng xã hội đã đăng tải với mức độ gia tăng bạo lực trong xã hội vô cùng nghiêm trọng ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Một vài nhà nghiên cứu xã hội từng đưa ra nhận định: “Sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình, ngoài xã hội, trong học đường và cả ngoài đường phố đã phát sinh ra những vụ án mạng đẫm máu kinh hoàng…” Cái ác hình như rình rập, ẩn hiện khắp nơi, đe dọa mọi người dân. Và đây là những nguyên nhân chính của tình trạng suy thoái đạo đức nầy:
- Sự sa sút đạo đức cá nhân, hậu quả của chính sách “trồng người của HCM”.
- Luật pháp không nghiêm minh. Những sự bất ổn và trục trặc trong mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự hay nói một cách khác, tình trạng thiếu vắng của một nhà nước pháp quyền thực sự đúng nghĩa. Nó liên quan tới phương diện “định chế xã hội và luật pháp”.
- Đời sống “văn hóa tinh thần” nói chung, đó là hiện tượng “chính trị hóa” các lĩnh vực tư tưởng và văn hóa do chính sách của Đảng & Nhà nước CSVN.
- Giáo dục “gia đình & nhà trường” do lối sống hưởng thụ, ăn chơi cẩu thả của bậc làm cha mẹ và người lớn thiếu gương mẫu.
- Nhưng, tác động ghê gớm nhất, gây bạo lực hàng đầu và nhiều tệ đoan xã hội hiện nay vẫn là “ma túy đá” hay (ngáo đá) và “rượu độc” (cất từ men rượu do TC sản xuất) nó tàn phá về thể chất và tinh thần của con người khiến cho một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên VN sống hư hỏng sa đọa do nghiện rượu và nghiện ma túy đá.
Trong triết học và xã hội, cần phân biệt giữa đạo đức (éthique) với luân lý (morale). Nói tới “đạo đức” là đề cập tới bình diện cộng đồng hay xã hội. Còn nói tới “luân lý” là nói tới phạm vi gia đình, nhận thức của cá nhân và mối quan hệ của các phần tử trong gia đình tác động tới môi trường sống ngoài xã hội.
Tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay, bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản này, đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động lẫn nhau. Tất cả vấn nạn nầy khiến cho Xã hội Việt Nam đẫm máu vì bạo lực tràn lan khắp cả đất nước:
Bạo lực trong gia đình:
Là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ chồng, bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có thể xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi bạo lực này.
Nạn nhân của bạo lực về thể xác thường là phụ nữ, vợ hoặc mẹ của đối tượng. Bạo lực trong các gia đình Việt Nam hiện nay do nền văn hóa thấp, không còn tự do tín ngưỡng (vô thần)… bạo hành trong gia đình có thể là hành hạ về mặt thể xác là hành động bạo hành đánh đập gây thương tích, có thể dẫn đến tử vong hoặc biến dạng do những vết bỏng do acid gây nên.
Hai phần ba (2/3) phụ nữ VN từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. Tuy nhiên, hầu hết đều không tìm đến sự trợ giúp của chính quyền vì họ không tin tưởng, trừ những vụ án nghiêm trọng xử lý hình sự. Những số liệu quốc gia công bố gần đây cho thấy, gần 60% phụ nữ VN từng chịu ít nhất một trong 3 hình thức bạo hành kể trên. Tình trạng xâm hại, bạo lực với trẻ em diễn biến phức tạp và trở thành vấn đề bức xúc cho xã hội. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em.
Theo bà Mayor, giám đốc Viện Goeth phát biểu: “Khi còn là đứa trẻ, phải chứng kiến hoặc chịu đựng sự tàn nhẫn của người làm cha bạo lực trong gia đình, thì bất cứ ai cũng đều có sự tổn thương sâu sắc và những nỗi đau, cảm giác sợ hãi đó có thể kéo dài đến hết cả đời người”.
Tại VN có đạo luật phòng chống bạo lực trong gia đình từ năm 2007, tuy nhiên khuôn khổ pháp chế hiện nay chưa cấm toàn diện, hình sự hóa các hình thức bạo lực với phụ nữ. Theo đó, 90% phụ nữ bị bạo hành cho biết họ bị trầm cảm, sợ hãi, hoảng loạn do bạo hành trong gia đình và 87% nạn nhân bạo lực gia đình không nhờ chính quyền giúp đỡ. Vì ngại dư luận, nhiều bà vợ âm thầm chịu đựng để chồng bạo hành suốt cả đời.
Những cuộc trưng bày những hiện vật là bằng chứng hung khí dùng gây bạo lực cho phụ nữ đang được phô bày trong Triển lãm Vân Hồ (Hoa Lư, Hà Nội) mang tên “SẺ CHIA” đều khiến người xem rùng mình. Đó là những câu chuyện buồn được chia sẻ tại “Ngôi nhà bình yên”, ngôi nhà tạm lánh đầu tiên tại Việt Nam, hỗ trợ và giúp đỡ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình. Xin đơn cử vài trường hợp điển hình:
[1] Tra tấn người vợ dãn man: Vì nghi ngờ vợ ngoại tình, chồng người phụ nữ đã dùng kìm điện để kẹp vào cánh tay, vai ngực để tra hỏi, bắt vợ phải công nhận có quan hệ với người khác. Mỗi lần chị lắc đầu không công nhận, anh ta lại dùng kềm kẹp vào người chị. Đây là kiểu tra tấn của CAND: “Không có đánh cho có, có đánh cho chừa”.
[2] Đánh đập vợ tàn bạo: Chiếc chuồng chó có chiếc chày giã giò lụa bên trong và một sợi dây xích chó là chứng minh cho cuộc hành hạ vợ của một người chồng tàn nhẫn. Anh ta lột quần áo vợ, dùng chày đánh vào lưng vợ khiến chị bị mẻ sống lưng, rồi đẩy chị vào chuồng chó nhốt lại.
[3] Chồng giết vợ rồi băm xác: Vào tháng 9/ 2014, một vụ án mạng chồng giết vợ, băm xác nhét cống kinh hoàng. Nội vụ diễn tiến như sau: Do nghi ngờ chồng là Trần văn Ban lấy tiền cho “bồ nhí”, bà vợ là Trần thị Hiếu đã tra hỏi chồng rồi sinh ra cãi vã. Quá tức giận, Ban vớ lấy cây gỗ đánh nhiều nhát vào đầu vợ, khiến chị gục ngã trên nền nhà. Thấy vợ nằm bất động, Ban cầm dao băm xác vợ thành nhiều mảnh nhỏ đẩy xuống hầm rút nước thải…
[4] Chồng giết vợ mang bầu 8 tháng: Ngày 25/12/2013, khoảng 9h30 sáng Chu Đình Tuân (32 tuổi) giết vợ mang bầu 8 tháng tại nhà số 69, Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa. Do vợ càu nhàu vì suốt ngày chồng lo đi nhậu nên Tuân đã đấm tan cửa kính nhà tắm và dùng mảnh kính vỡ đâm vào ngực vợ mình là Nguyễn Thị Hoài Nga một nhát chí mạng.
[5] Chồng chém vợ đang mang bầu: Ngày 11/12/2013, do trong người có hơi men, người chồng dùng dao chém vợ đang mang thai tuần thứ 37 trọng thương, làm thai nhi rơi ra ngoài, sau đó y tự tử. Cả 3 được cứu cấp tại các bệnh viện khác nhau. Vụ án nghiêm trọng xảy ra vào lúc 21h tại căn hộ trên tầng 2 của chung cư Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM. Nạn nhân là Vũ Thị Hoài N. (31 tuổi).
[6] Giết người yêu dã man nhất Việt Nam: Sáng ngày 15/12/2013, tại trụ sở CA phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội, Nguyễn Hữu Chính (SN 1979) ca sĩ nghiệp dư vẫn còn trong tình trạng say “ngáo đá”. Trước đó, ngày 14/12, tại căn nhà trọ 16, ngõ 68 phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. Y giết người yêu là Đường Thị H (SN 1985) rồi cắt lìa chân tay nạn nhân, gây hoang mang lo sợ cho người dân.
[7] Vụ án giết cha kinh hoàng: Tối 4/10/2014, Đặng Hùng Phong (SN 1987) ngụ ấp Long Hiệp, xã Long An, huyện Long Hồ, Vĩnh Long, hành nghề thợ hồ về hành vi sát hại cụ ông 70 tuổi là Đặng Văn Rô (SN 1949) là cha đẻ của đương sự. Do mâu thuẫn kéo dài, sau một hồi cự cãi, Phương đã dùng cây đập vào đầu ông Rô và dùng dây siết cổ cha đến chết. Để phi tang, Phương bỏ xác ông Rô vào một cái giỏ xách lớn, buộc kín lại rồi mang xác lên Sài Gòn, vứt trước cổng một công ty lô 18 đường Song Hành, P. Tân Tạo A, Q. Tân Bình, TP. Sài Gòn nằm ven QL1A.
Bạo lực chốn học đường:
Một trong những “danh ngôn” của HCM được ĐCSVN ca tụng là câu: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”. HCM đã chôm câu nầy của Quản Trọng bên Tàu, nguyên văn là: “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân.” (Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu. Kế sách cho 10 năm, lấy việc trồng cây làm đầu. Kế sách 100 lấy việc trồng người làm đầu).
Hạt giống độc địa từ ngày được HCM mang từ Liên Xô về gieo trồng tại VN, nó đã tiếp tục sinh sôi nẩy nở qua các “XƯỞNG ĐẺ”, đã như là một loại trùng độc, cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh. Sau khi CSBV cưỡng chiếm MNVN, tệ nạn xã hội càng ngày càng gia tăng trong Miền Nam với tốc độ chóng mặt, làm băng hoại đạo đức xã hội, luân thường đạo lý, như những chuyện băng đảng xã hội đen, cướp của giết người, mại dâm, ma túy, cờ bạc, các tụ điểm ăn nhậu thâu đêm suốt sáng…
Đảng & Nhà nước CSVN chủ trương chánh sách, học sinh phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của HCM từ khi còn lớp mẫu giáo, mà HCM làm gì có đạo đức để mà học? Hậu quả là biến học đường thành nơi phát triển bạo lực đã có xu hướng gia tăng cả về số vụ kiện, mức độ phức tạp cũng như tính chất.
Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thập niên gần đây đã xảy ra liên tục ở VN, kể cả nữ giới. Nhà trường và phụ huynh học sinh vẫn chưa biện pháp giải quyết tình hình. Do đó học sinh “giang hồ” còn gây ra nhiều vụ ấu đả khác. Theo thống kê của Bộ CAND, tội phạm trong lứa tuổi học sinh - sinh viên đang chiếm tỷ lệ từ 65 - 70% số vụ phạm pháp hình sự trên cả nước
Học sinh, sinh viên bây giờ như xã hội đen đã trở thành bầy thú dữ truớc bảng đen và đất nước ngày càng chậm tiến, lạc hậu, xã hội thoái hóa, thua xa cả Miên & Lào. Sau đây là những trường hợp điển hình:
[1] Vào ngày Phụ nữ Quốc tế 8/3/2015, hình ảnh trên video clip cho thấy, nạn nhân bị bề hội đồng là Phượng học sinh lớp 7 trường THCS Lý Tự Trọng, tỉnh Trà Vinh. Phượng bị một nhóm bạn cả nam lẫn nữ đánh hội đồng. Nhóm nầy gồm 5 nữ & 2 nam học sinh cùng lớp 7. Hôm 13/1/2015, em Phượng bị các bạn học thay phiên nhau tát, giật tóc, đấm đá, đập ghế nhựa vào đầu. Em Phượng cho biết, vì không chịu đi mua đồ và đánh một bạn khác theo lệnh của Lớp trưởng tên Vy, học cùng lớp với Phượng. Sau khi sự việc xảy ra, ông Phan Thanh Nguyên, Hiệu Trưởng nhà trường xin từ chức vì nhận thấy trách nhiệm bạo lực học đường vượt ngoài tầm kiểm soát của ông.
[2] Được biết, một nhóm nữ sinh tại trường THCS Bình Tấn, Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đánh bạn học như dân anh chị giang hồ, gây phẫn nộ cộng đồng mạng. Đàn chị trong nhóm tên D. liên tục tát vào mặt bạn, chửi bậy còn các nữ sinh khác đứng ngoài cổ vũ và quay clip. Nữ sinh luôn có những lời nói và hành động không khác dân giang hồ dao búa, khiến cho nhiều người nổi da gà vì không thể hình dung một học sinh còn mang khăn quàng đỏ lại có hành động như vậy.
[3] Đoạn clip dài 1 phút 31 giây mở đầu với 2 nữ sinh mặc áo dài xanh đánh nhau điên cuồng giữa lớp học. Nhiều học sinh khác vây quanh cổ vũ, hô hào “tát nó đi”, “lột đồ nó đi” cùng những tiếng cười vô cảm. Không những thế, những học sinh nầy còn lăm lăm giơ điện thoại ra quay lại cảnh nầy. Rất nhiều bình luận ở phía dưới clip trên các mạng đã thể hiện sự bức xúc, lo ngại về tình trạng bao lực học đường cũng như sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay.
[4] Trong một clip dài hơn 4 phút ghi lại cảnh 2 nữ sinh vật lộn, đánh nhau giữa đường phố lúc trời mưa. Cả 2 thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đấm đá nhau túi bụi, túm tóc đập đầu xuống đường. Điều đáng nói ở đây là ý thức và trách nhiệm của người xung quanh, thay vì can ngăn họ, lại khoanh tay đứng nhìn rất thản nhiên thích thú.
[5] Đoạn clip ghi lại hình ảnh 5 nữ sinh đánh nhau dữ dội như phim hành động trong khuôn viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vào ngày 8/1, khiến cộng đồng mạng không khỏi rùng mình về tình trạng bạo lực học đường.
[6] Vụ án mạng xảy ra vào khoảng 9 giờ 15 ngày 3/11 tại trường THCS Võ Thị Sáu (xã Hóa An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk) khiến một học sinh lớp 9 thiệt mạng. Theo đó, trong giờ giải lao, tại lớp 9B, em Lê Hoàng Đức (15 tuổi, lớp 9B) và em Phan Chí Bằng (14 tuổi, lớp 9D) xảy ra mâu thuẫn. Đức và Bằng xô xát, vật lộn dưới nền nhà. Thấy vậy, một số bạn đã can ngăn, kéo 2 em ra. Ngay sau đó, Bằng chạy về lớp 9D lấy một con dao để đâm Đức. Cùng lúc đó, Đức và một số bạn học đi sang lớp Bằng để xin giảng hòa. Nhưng, khi Đức vừa bước vào lớp thì bị Bằng lao tới, vung dao đâm một nhát trúng cổ Đức, nạn nhân tử vong trước khi chở tới bệnh viện.
[7] Ngày 12/1/2015, trong giờ học môn vật lý, giáo viên Lê Thị Hiền yêu cầu học sinh Huyền (lớp 11 A2, trường THPT Đồng Hới) trả bài trước lớp. Tuy nhiên, Huyền không những, không nghe, còn buông lời xúc phạm đến cô giáo. Vì thế, cô giáo Hiền đã ghi tên Huyền vào sổ đầu bài của lớp để cảnh cáo. Huyền bực tức bước lên bục giảng túm tóc và đánh cô giáo ngay giữ lớp học.
[8] Một giáo viên ở Bình Định đã bị học sinh đánh trả, dồn thầy vào chân tường ngay trên bục giảng đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên thầy giáo Trần Anh Tuấn liên tục tát vào mặt 2 em học sinh một cách thô bạo nên sau đó bị học sinh phản kháng bằng cách đánh trả, dồn thầy vào chân tường.
[9] Theo báo Tiền Phong số ra tháng 3/2005 đưa tin: Tại trường THPT Nghi Lộc III, xã Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An, một học sinh tên Hoàng Văn Đạt (lớp 10) xông vào lớp học đánh cô giáo Trần Thị Thanh Vân đang có bầu đến sẩy thai. Hung thủ chỉ bị đuổi học, xem như xử phạt hành chánh, không hề bị đưa ra tòa. Có phải vì học sinh nầy là cháu ngoan bác Hồ? hay là con cháu ngoan cán bộ gộc “Hệ thống pháp lý XHCN” ưu việt?
[10] Trong thời gian qua, dư luận vô cùng phẫn nộ, bức xúc về một số thầy giáo độ lốt “yêu râu xanh”, không có nhân cách dụ dỗ nữ học sinh quan hệ tình dục để được nâng điểm hoặc tiết lộ đề thi. Mới đây, giám thị T.T.B (Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q. Tân Bình TP. Sài Gòn) bị phát hiện hành vi thường xuyên nhắn tin, gọi điện đề nghị nữ sinh của trung tâm này đi nhà nghỉ để làm chuyện đồi bại.
[11] Vụ thầy Phạm Thái Tây - giáo viên của Trường THPT Phú Tân (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) bị một nữ sinh lớp 11 tố cáo hành vi “hiếp dâm” em nữ sinh nầy 2 lần. Và ông còn gạ tình để nâng điểm, tiết lộ đề thi và cho 500-700 ngàn đồng sau mỗi lần quan hệ tình dục.
[12] Vụ nghiêm trọng nhất là tên Sầm Đức Sương - Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh, huyện Bắc Giang, tỉnh Hà Giang - khiến dư luận sôi sục, phẫn nộ khi hắn dùng thủ đoạn gạ gẫm, đe dọa để mua trinh đối với 9 nữ sinh hai trường THPT Việt Lâm & THCS Việt Lâm. Hơn nữa, tên nầy còn tham gia đường dây mua bán nữ sinh trong thời gian dài. Điều nầy cho thấy cái xấu bây giờ đang ngang nhiên thách thức dư luận xã hội.
Bạo lực ngoài xã hội:
Theo BBC đưa tin ngày 4/7/2013, nạn bạo hành trong xã hội đang có chiều hướng phức tạp và khó lường trong xã hội ở VN. Bạo lực cũng đến từ nhiều hướng và đáng lo ngại, tệ nạn nầy xuất hiện cả ở trong hành vi được cho lạm dụng của lực lượng công vụ như CAND, cảnh sát, an ninh và còn thể hiện qua các phản kháng đám đông khó lường.
Theo ông Lê Ngọc Bảo, nhà nghiên cứu về bạo hành ở Tổ chức Phi chính phủ Child Fund tại VN, cho rằng: “Bạo lực có cả ở những nơi như những người vi phạm pháp luật bị đánh hoặc đánh người khác, trong những quan hệ xã hội phức tạp của những thiếu niên phạm pháp, hoặc ở những người vào trong trại tập trung, họ cũng có thể xảy ra những xung đột hoặc bị đánh đập.”
Ý kiến của nhiều chuyên gia khẳng định, bạo lực diễn ra khắp nơi ở nhiều lãnh vực khác nhau, nó không chỉ giới hạn bạo lực trong phạm vi gia đình mà đang phát triển ra ngoài xã hội như một hiện tượng rõ ràng. Mấy năm gần đây, xã hội đã quan tâm nhiều hơn những tin tức xuất hiện trên báo chí, trên các mạng lưới truyền thông.
Vấn đề nầy, nhà văn Võ Thị Hảo đã nêu quan điểm với Đài BBC: “Bắt cóc, xử lén, truy bức, đó là ngôn từ mà người ta đã dùng để mô tả cách hành xử của nhiều vị trong giới hành pháp và tư pháp trong những năm gần đây. Họ mở chiến dịch bôi nhọ, hãm hại và truy bức ngay cả gia đình nạn nhân bị oan ức. Điều đó hoàn toàn trái với Hiến pháp VN, gây những bản oan án chấn động thế giới.”
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cảnh báo: “Nếu tương lai không mong muốn đó xảy ra, không thể nói khác hơn là tình trạng mất kiểm soát ở VN có thể trở nên vô phương cứu chữa, rút ngắn tính chính danh của chính thể và ghê gớm hơn nhiều là xâm hại những gì còn lại của một lịch sử văn hóa.”
Trong một bài báo mới đây đăng trên World Politics Review, học giả Adam Ford từ Đại học Victoria của Úc cho rằng: Việt Nam ngày càng có chiều hướng “CÔNG AN TRỊ”, mà theo ông có thể sự thiếu vắng “UY QUYỀN CHÍNH TRỊ” đã buộc giới lãnh đạo VN phải dùng tới lực lượng an ninh là CAND bảo vệ chế độ. Tệ hại nhất là trong thời gian qua xảy ra những hiện tượng các nhà đấu tranh cho “DÂN CHỦ” trong nước bị côn đồ hành hung. Theo các nạn nhân cho biết, các nhóm côn đồ đó là công an giả danh hoặc gián tiếp chỉ đạo xử dụng bạo lực tấn công họ.
Cái gọi là CAND là lũ súc vật đội lốt con người, đó là một loại “công an kiêu binh”. Theo nhà văn Thùy Linh cho biết: “Người dân vào trụ sở công an đã không trở về thì khá nhiều” hoặc nói theo Trịnh Kim Kim có thân phụ bị công an đánh chết tức tưởi: “Người chết không biết tranh cãi, người sống không thể cãi khi luật pháp trong tay kẻ mạnh, nắm quyền lực, khi tội ác vẫn bị bao che lắp liếm, dung túng.” Blogger Ngô Minh nói: “Có rất nhiều vụ nạn nhân bị bắn chết, đập chết ở đồn công an, vào đồn rồi không trở về nữa.”
Gần đây nhất, ngày 9/12/2014, cô Nguyễn Thị Hoàng Vi, một Blogger, trong khi đang trên đường về nhà tại thành phố Sài Gòn thì bị một nhóm đông cả nam, lẫn nữ chặn đường nắm tóc và đánh đấm vào mặt cô. Khoảng chục người, gồm cả công an túc trực trước cửa nhà cô Vi đã không vào can thiệp. Khi một người tài xế taxi định vào đưa cô Vi đi nhà thương điều trị vết thương thì nhóm công an đã can thiệp và ép người tài xế này đưa cô Vi vào trong nhà. Việc xử dụng côn đồ để tấn công những nhà hoạt động nhân quyền và các blogger đã gia tăng với một tốc độ đáng lo ngại.
Vào tháng 2 vừa qua, những tên côn đồ ẩn danh đã đánh hai cha con anh Huỳnh Ngọc Tuấn và Huỳnh Trọng Hiếu tại tỉnh Quảng Nam. Vào hai tháng trước đó, Huỳnh Ngọc Tuấn đã bị gẫy cánh tay trong một cuộc tấn công khác khi anh đang đấu tranh cho quyền lợi của các cựu tù nhân chính trị.
Vào tháng 5/2014, một nhóm côn đồ đã tấn công và đánh đập gẫy tay và chân của cô Trần Thị Thúy Nga. Cũng vào tháng 11 vừa qua, một nhóm côn đồ khác cũng đánh đập và gây chấn thương nặng cho ông Trương Minh Đức, một cựu tù nhân chính trị và blogger. Gần đây, ngay cả Lãnh sự Pháp tại thành phố Sài Gòn cũng bị hành hung khi ông đi đến hiện trường một cuộc đôi co giữa nhóm hoạt động nhân quyền và một toán côn đồ lạ mặt. Danh sách tội ác của bọn công an súc vật kéo dài lê thê…
Trong những năm gần đây, những cái chết oan ức trong đồn công an do những tên công an dùng nhục hình tra tấn dã man đến tử vong ngày càng nhiều. Đảng & Nhà nước Cộng sản đã ký tên vào Hiệp ước “chống tra tấn của LHQ, nhưng những sự kiện “TRA TẤN ĐẾN TỬ VONG” vẫn không giảm mà lại có chiều hướng gia tăng.
Tính đến tháng 3/2015, đã có 226 người chết trong đồn công an, nhà tạm giam, tạm giữ trong vòng 3 năm khiến dư luận rúng động. Xã hội không thể bình yên nếu các hành vi phạm tội của bọn công an súc vật giết người vì thú tính được pháp luật bao che.
Bạo lực trên đường phố:
Chuyện va chạm, cọ quẹt trên đường phố trong lúc tham gia giao thông mà những người lái xe sẵn sàng nhảy vào nhau hỗn chiến, giết nhau vì những lý do không đâu. Trong thời gian gần đây, tại nhiều thành phố, tỉnh trên địa bàn cả nước đã xảy ra hàng loạt vụ án mạng kinh hoàng liên quan đến va chạm giao thông, thay vì giải quyết bồi thường hư hỏng, nhường nhịn bỏ qua cho nhau hoặc nhờ lực lượng chức năng phân xử thì nhiều người lại giải quyết bằng bạo lực, choảng nhau bằng hung khí, gây trọng án kinh hoàng khiến dư luận giật mình thì thấy mạng người quá nhỏ nhoi và vô cùng ngạc nhiên vì nhiều các chết đến từ nguyên rất tầm thường như kể trên.
Bây giờ người ta ra đường vô cùng sợ va chạm giao thông. Chỉ sơ sẩy một chút là chẳng biết việc gì sẽ xảy ra, bởi vì ngày càng nhiều người tỏ ra hung hăng, thích thể hiện bạo lực chết người với người khác.
Sau đây là những vụ hỗn chiến chết người của một xã hội đầy rẫy bạo lực:
[1] Hà Nội: Chém nhau kinh hoàng tại Chợ Bái: Ngày 18/3, vào khoảng 10h30 tại chợ Bái, Cầu Giấy Hà Nội. Anh Tuấn (làm nghề bán giò chả) xảy ra mâu thuẫn với anh Đỗ Văn Vỹ (làm nghề bán thịt lợn tại chợ). Sau một cãi vã xung quanh việc để xe tại ngõ đi chung quanh của khu chợ, anh Tuấn về cửa hàng lấy dao chọc tiết lợn ra tấn công anh Vỹ. Anh Vỹ bị hắn chém nhiều nhát vào vùng mặt, đầu, tay…Tuấn bỏ chạy khỏi chợ. Thấy anh Vỹ nằm lăn lộn trên mặt đất, tiểu thương có mặt tại đó đã lập tức đưa anh Vỹ vào bệnh viện cấp cứu.
[2] Sài Gòn: Hai thanh niên hỗn chiến ác liệt trên đường phố vì hai xe gắn máy đi ngược chiều đâm nhau trên đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận, TP Sài Gòn, gây xôn xao mạng với nhiều ý kiến khác nhau. Kẻ có lỗi là người đi ngược chiều còn hành hung người đi đúng luật giao thông.
[3] Sài Gòn: Tòa Án Nhân Dân đã tuyên án vụ giết người và gây rối trật tự công cộng sau pha cọ quẹt xe do Lê Văn Thành (34 tuổi) ngụ tại quận Gò Vấp, Sài Gòn, cùng một số bị cáo khác thực hiện. Theo đó, bị cáo Lê Văn Thành nhận mức án 16 năm tù về tội giết người và bồi thường 272 triệu đồng cho gia đình bị hại.
[4] Khoảng 20h30 ngày 4/1/2015, Nguyễn Ngọc Huy Thoại (23 tuổi) cùng người bạn đi xe Vespa trên đường DCT2, khi tới giao thông lộ Song Hành, phường Tân Hưng Thuận, Q.12. TP Sài Gòn thì xảy ra vụ va chạm nhẹ với 2 thanh niên đi xe máy hiệu Sirius. Cả 2 xe không hư hỏng, cũng không có ai bị thương. Sau khi lời qua tiếng lại rồi lao vào tấn công nhau. Trong lúc hỗn chiến, anh Thoại bị đâm vào ngực gục chết tại chỗ.
[5] Chiều ngày 15/1/2015, tại phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai), một nhóm thanh niên phát hiện CA, nhóm thanh niên nhanh chóng bỏ chạy để lại hiện trường một bao tải vũ khí gồm: 2 kiếm Nhật, 3 mã tấu và một gậy gỗ.
[6] Ngày 14/11/2014, Nguyễn Thế Sơn chạy xe gắn máy, nẹt pô ầm ĩ trong con hẻm đường Đinh Tiên Hoàng (phường 3, quận Bình Thạnh) và xảy ra mâu thuẫn với một nhóm người. Sau đó, Sơn gọi bạn đến thanh toán kẻ chửi mình. Trong lúc hỗn chiến giữa 2 nhóm, Sơn cầm mã tấu chém loạn xạ khiến 6 người bị thương phải nhập viện.
[7] Anh Phạm Văn Phường, 25 tuổi, xã Ngãi Đăng, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre lưu thông trên đoạn đường thuộc xã Thành Thới A, Mỏ Cày về xã Ngãi Đăng thì bất ngờ xảy ra cọ quệt với xe của Huỳnh Văn Phương và Lê Văn Tèo chạy ngược chiều. Sau cú cọ quẹt va chạm, Phương & Tèo nỗi máu côn đồ chạy vào nhà dân lấy dao đâm anh Phường tử vong tại chỗ.
[8] Vào tháng 4/2016, chỉ trong một tời gian ngắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã xảy ra 2 vụ trọng án khiến 4 người bị đâm chết. Điều đáng nói, nguyên nhân dẫn đến những vụ án kinh hoàng này đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt do cọ quẹt giao thông.
Kết luận:
Đạo đức xã hội Việt Nam đang suy thoái trầm trọng. Những tin tức về những tệ đoan xã hội lại có mật độ dày đặc như hiện nay. Dường như cái ác, cái xấu đang hoành hành ngoài xã hội và tràn ngập trên báo chí và các mạng xã hội. Pháp luật và phép nước chưa bao giờ bị giới giang hồ xã hội đen xem thường đến như vậy, tính tự giác tôn trọng pháp luật rất thấp. Văn hóa truyền thống dân tộc trở thành “VĂN HOÁ BẠO LỰC”. Những chuẩn mực về đạo đức gần như bị phá sản, luân thường đảo ngược, các bậc thang giá trị trong xã hội bị đảo lộn hoàn toàn.
Chưa bao giờ, nhân phẩm của con người trong xã hội bị xúc phạm dễ dàng và tính mạng con người VN bị coi rẻ rúng đến như vậy. Những vụ giới giang hồ xã hội đen tấn công lẫn nhau bằng hung khí và công khai cướp giật tài sản của người dân lương thiện gần như công khai. Nhân dân gần mất hết tin tưởng vào sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước CHXHCN.
Một điều hết sức lo âu về tiền đồ Tổ quốc & Dân tộc khi thế hệ thanh thiếu niên trưởng thành dưới chế độ cộng sản bị nhồi nhét chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị nhân loại đào thải, vứt vào thùng rác của lịch sử và cái gọi là “Tư tưởng - đạo đức “rác” của Hồ Chí Minh”.
Nhìn qua chương trình đào tạo học sinh và sinh viên từ cấp tiểu học tới đại học. Danh mục các học phần bắt buộc: (1) Triết học Mác-Lênin. (2) Kinh tế chính trị Mác-Lênin (3) Chủ nghĩa xã hội khoa học (4) Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (5) Tư tưởng Hồ Chí Minh… đó chính là những lý do làm cho đất nước ngày càng tụt hậu thoái hóa so với Lào và Campuchia, đừng nói tới Thái Lan.
Theo tiến sỹ Khuất Thu Hồng trong buổi thảo luận với BBC ngày 19/3/2015, bà cho rằng: “Giảm bớt khối kiến thức nhồi nhét thì cũng giảm bớt căng thẳng và cũng bớt xung đột trong trường,” bà Khuất Thu Hồng nói. “Rộng hơn ra, chúng ta đang mất lòng tin vào luật pháp, mất lòng tin vào lẽ phải, nên có vấn đề gì mâu thuẫn là tự giải quyết với nhau. Thực hiện luật pháp nghiêm minh và tạo ra niềm tin vào lẽ phải cũng là biện pháp giảm bạo lực nói chung và bạo lực học đường nó riêng.”
Còn một lý do quan trọng khác, tuổi trẻ ngày nay lo hưởng thụ, ăn chơi trác táng, say sưa với rượu độc và ma túy, thờ ơ tới các vấn đề nóng của xã hội và đất nước. Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng xã hội suy thoái đạo đức, văn hóa bạo lực đầy rẫy là do sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Xã hội băng hoại tha hóa do chính quyền từ thượng tuần kiến trúc tới hạ tuần cơ sở tham nhũng thối nát, hối lộ công khai, đứng trên cả luật pháp, chà đạp nhân quyền.
Tình trạng dùng hung khí để gây sự với nhau, thay vì nói chuyện ôn hòa. Hiện tượng nầy, ngày càng phổ biến tràn lan khắp cả nước, đó là “VĂN HÓA BẠO LỰC” cách ứng xử của người Việt Nam hiện nay, nhất là trong giới trẻ, khiến xã hội bất ổn khiến nhiều người bức xúc lo lắng cho sự an toàn của chính bản thân & gia đình.
Việt Nam ngày nay là một “XÃ HỘI ĐẪM MÁU VÌ BẠO LỰC” Tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử…
25/5/2016
No comments:
Post a Comment