GNsP – Những cuộc biểu tình rất lớn vào ngày 1.5 và 8.5.2016 đã diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc cho thấy lòng dân đang sôi sục và bất bình cao độ trước những thảm họa của đất nước và sự thờ ơ, dửng dưng của phía lãnh đạo Việt Nam.
Chúng tôi có cuộc trao đổi với những thành phần khác nhau xuống đường biểu tình và các nhà hoạt động. Họ đưa ra các nhìn nhận khác nhau để phân tích tình trạng xoay quanh thảm họa của đất nước đang phải hững chịu và các cuộc biểu tình diễn ra.
Nói bộ máy chính quyền và hệ thống đàn áp người biểu tình qua hai cuộc biểu tình vừa qua và vì sao họ đàn áp khốc liệt như vậy. Bác sĩ Đinh Đức Long, người đã nhiều lần xuống đường biểu tình đánh giá “Rất chuyên nghiệp và có tổ chức chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng để dập tắt cuộc biểu tình yêu nước bằng mọi giá. Vì họ sợ lòng dân phẫn uất sẽ dẫn đến tình hình không kiểm soát được và mất chế độ cộng sản. Nhưng hành động đó như đổ thêm dầu vào lửa”.
Những sinh viên quan tâm đến vận mệnh đất nước nhìn thấy gì qua hai cuộc biểu tình vừa qua của người dân Việt Nam phản đối công ty Formosa và bảo vệ môi trường sống ?
Sinh viên Phương Uyên: “Một sự thảm bại nặng nề của chính quyền Việt Nam khi ra tay đàn áp những người đi biểu tình bảo vệ môi trường. Họ hung tợn như một con thú, không còn gì để nói, không một ngôn từ nào có thể diễn tả sự dã man của họ. Một đất nước rất kì lạ khi nhà cầm quyền đứng trên cả hiến pháp, ghép tội những người biểu tình ôn hòa”
“Chính quyền Việt Nam thật ngu ngốc khi hành xử với dân như vậy. Trong khi chúng ta đang sống trong thời đại của đám đông thì họ lại ra tay đàn áp đám đông nhằm bao che những tội ác mà Formosa gây ra cho môi trường Việt Nam”.
Hoàng Bảo nói “Nếu có biểu tình tôi sẽ tiếp tục đi kêu gọi những người bạn để tuyên truyền rộng rãi và mong mọi người sẽ ủng hộ. Tôi sẽ tiếp tục đến khi nào lãnh đạo cộng sản minh bạch”.
Hoàng Bảo nói “Nếu có biểu tình tôi sẽ tiếp tục đi kêu gọi những người bạn để tuyên truyền rộng rãi và mong mọi người sẽ ủng hộ. Tôi sẽ tiếp tục đến khi nào lãnh đạo cộng sản minh bạch”.
Một ý kiến xin được dấu tên nói rằng “theo tôi thì đây là cuộc xuống đường lớn nhất từ trước đến nay kể từ 1975, những người không xuống đường nhưng họ quan tâm và ủng hộ cũng là 1 thành công”
Về những khó khăn và thách thức qua các cuộc biểu tình vừa qua, các nhà hoạt động nhìn nhận thấy và đưa ra giải pháp ra sao? Cô Sương Quỳnh, một người hoạt động tại Sài Gòn phân tích “thách thức khó nhất là nâng cao nhận thức của người dân. Khi họ nhận thức những việc mình đang tranh đấu là nghĩa vụ trách nhiệm không phải của riêng tư ai và làm vì trách nhiệm bản thân và cộng đồng, vượt lên sự sợ hãi. Thì mới hy vọng thành công”.
“Giải pháp là dùng truyền thông. Sức mạnh duy nhất và lan toả nhanh nhất chính là cộng đồng mạng. Dám cất tiếng nói sự thật và phản đối bất công là đã rất tuyệt vời. Còn nếu vượt qua sợ hãi mà xuống đường còn tuyệt vời hơn. Đó là con đường duy nhất để đạt được phát triển và thay đổi”
“Xuống đường là biểu tình bất bạo động. Không phải chiến đấu bạo lực. Cách mạng bạo lực là chỉ cái ngọn của hằn thù. Bất bạo động sẽ làm xã hội phát triển lành mạnh và dùng nhân cách cảm hoá cái ác, bỏ điều xấu, hại cho xã hội”.
Có những sự thờ ơ vô cảm của người dân, có cần phải nói cho họ biết về thực trạng của xã hội và lên tiếng một cách rõ ràng hơn đối với sự vô cảm của họ. Cô Sương Quỳnh cho biết “sự ích kỷ và vô cảm phá ngăn cản phát triển nhất ở bất cứ quốc gia nào. Ở Việt Nam càng nguy hiểm, khi đất nước đang đại hoạ như bây giờ. Nó có thể làm mất nước và dân tộc không ngóc đầu lên được vì bọn độc tài, tham nhũng hoành hoành cũng do người dân vô cảm và ích kỷ không dám lên tiếng”.
Bước tiến lớn của một quốc gia chính là ý thức nhìn nhận về chủ thể quyền hành chính trị của mỗi người dân. Biểu tình diễn đạt quan điểm của mình trước các thảm họa của đất nước nhằm gây sức ép đối với giới lãnh đạo phải thay đổi cũng là một phương cách thể hiện quyền con người của người dân trong một quốc gia đó.
11.05.2016 - 6:26am
Paulus Lê Sơn
No comments:
Post a Comment