Friday, August 12, 2016

Tha tù hàng loạt trước thời hạn vì nhân đạo hay khốn quẫn ngân sách?

Việt Nam – đất nước của những trại tù, điều kiện giam cầm hà khắc và chưa hề có tiền lệ ngành công an chịu “nhả” tù nhân, vừa xảy ra một chuyện lạ.

phạm nhân trong trang phục sọc trắng - xanh cùng xây dựng nhà đại tá Thắng giám thị trại giam - Ảnh: Đ.TR.

Thủ tướng Phúc vừa ký Quyết định số 1461/QĐ-TTg, về việc “Phê duyệt Đề án triển khai thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện”. Bộ Công an lại chính là tác giả của đề án này. Theo đó, việc tha tù trước thời hạn là “tiếp tục thể hiện tinh thần nhân đạo, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý, giáo dục người phạm tội; ghi nhận và là điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013” (Trích phần I.1 của Đề án). Đề án này “giúp” khoảng 20 ngàn phạm nhân được tha tù trước thời hạn.
Để thực hiện Đề án từ nay đến năm 2020, mỗi năm ngân sách sẽ chi cho những người thực hiện Đề án này là 40 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những thông tin được công bố trên báo chí lại tiết lộ phần ngầm của tảng băng: nếu Đề án thành công, sẽ giúp ngân sách tiết kiệm được 200 tỷ đồng/ năm. Cùng lúc, sẽ “cho nghỉ việc” khoảng 3000 cán bộ chiến sĩ quản trại”.
Mới đây trong một cuộc nhậu, một quan chức có vai vế của chính quyền bật mí “Ngân sách nhà nước rất nguy hiểm trong thời gian tới”.
Từ trước tới nay, cơ chế giam tù được nhiều dư luận phát hiện là mảnh đất cực kỳ màu mỡ đối với giới cán bộ quản giáo. Rất nhiều câu chuyện về “nước sông công tù” đã được truyền tai, cho thấy “một bộ phận không nhỏ” cán bộ quản giáo đã lợi dụng tù nhân để kiếm chác.
Mới đây, báo Tuổi Trẻ đã có một bài điều tra cho biết hàng chục phạm nhân, mặc đồ phạm nhân được đưa đi làm... phụ hồ để xây căn biệt thự ngay mặt tiền đường của giám thị trại giam Z30A. 
Dư luận cũng cho rằng nhiều cán bộ quản giáo đã phất lên từ các thủ đoạn trục lợi tù nhân và gia đình của họ.
Nhưng việc Bộ Công an chịu “nhả tù” cho thấy nhiều khả năng đây không phải là “sáng kiến” của cơ quan thích bắt bớ và giam giữ này, mà chịu sức ép của Quốc hội và Chính phủ.
Sau tiết lộ chấn động “Ngân sách trung ương chỉ còn 45,000 tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì” của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh vào cuối năm 2015, cho tới nay tình hình đã chưa hề cải thiện, nếu không muốn nói là càng tệ hơn.
Vào đầu năm 2016, chiêu trò “huy động 500 tấn vàng trong dân” lại hiện hình. Nhiều người dân nói thẳng rằng một khi chính quyền đã phải tính đến chuyện “móc túi dân” như thế, hẳn là ngân sách đã cực kỳ khó khăn.
“Thành công” duy nhất cho đến nay là chỉ là việc bán cổ phần nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn, trong đó có “con bò sữa” Vinamilk vào cuối năm 2015, để ngân sách có thêm được 10,000 tỷ đồng.
Trong khi đó, kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu đặc biệt mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hô hào quảng cáo cuối năm 2015 vừa chính thức bị phá sản – theo một “thừa nhận” của Bộ Tài chính…
Hãy thử hình dung: chỉ để tiết kiệm 200 tỷ đồng/năm, Bộ Công an đã phải “nhân đạo” đến mức tha tù hàng loạt trước thời hạn, vậy ngân sách chính quyền sẽ cầm cự được bao lâu nữa?
Lê Dung / SBTN

No comments:

Post a Comment