Friday, August 12, 2016

Ai chịu trách nhiệm những tồn đọng của lịch sử?

Ngay sau khi sự việc tin tặc Trung Cộng tấn công vào 3 phi trường  tại Việt Nam, bộ trưởng bộ Truyền Thông và Thông Tin của cộng sản Việt Nam, Trương Minh Tuấn nhìn nhận rằng hạ tầng viễn thông đang phụ thuộc nhiều vào công nghệ từ phía Trung Cộng và có khả năng thiết bị công nghệ đó có lỗ hổng. Ông Trương Minh Tuấn cho rằng việc sử dụng công nghệ viễn thông Trung Cộng là do hoàn cảnh lịch sử để lại.  
Còn nhớ việc phân định biên giới năm 2008, và thác Bản Giốc cũng được cho là do các tồn đọng lịch sử để lại. Công hàm bán Hoàng Sa và Trường Sa do Phạm Văn Đồng ký để trả nợ chiến phí trong thời gian chống Pháp cũng là tồn đọng của lịch sử. Sau khi bị Đặng Tiểu Bình dạy cho bài học phản Tàu theo Liên Xô năm 1979, Trung Cộng yêu cầu cộng sản Việt Nam phải hoàn trả 25 tỉ Mỹ Kim chiến phí tính theo thời giá 1975, cho cuộc chiến tranh chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam bị kiệt quệ sau những lần đổi tiền, đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam sau năm 75, không tiền trả nợ, đảng cộng sản Việt Nam chuyển 25 tỉ Mỹ Kim chiến phí thành những tồn đọng lịch sử để cấn nợ. Hệ quả của nó là lãnh thổ Việt Nam bị Trung Cộng gậm nhấm, hạ tầng kinh tế Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc và trở thành bải rác tiêu thụ hàng dư của Trung Cộng. 
 Quốc dân Việt Nam phải xác quyết rằng những cái gọi là "tồn đọng lịch sử" là hệ quả của việc đảng cộng sản VN nợ đảng cộng sản Tầu. Quốc Dân Việt Nam không nợ gì đảng cộng sản Tầu; có chăng là đảng cộng sản Tầu nợ ta đất đai, vùng biển, và đảo chúng xâm chiếm. Cộng sản VN có toàn quyền đem đảng viên của họ sang Tầu ở đợ và làm lao công để trừ nợ; nhưng chúng ta không cho họ đem tài nguyên và của cải đất nước, mà vốn không phải của họ, đi cấn nợ.
Ngày nào đảng cộng sản còn cầm quyền ngày đó dân Việt còn phải trả những khoản nợ mà dân ta không hề vay.
 08/12/2016 - 15:57
Theo SBTN

No comments:

Post a Comment