Các nhà máy thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: T.N
LTS: Một trong những vấn đề dư luận đang quan tâm hiện nay là câu chuyện Formosa được hoàn thuế với số tiền khổng lồ, trong khi ở Thanh Hóa, người dân đang bức xúc về những khoản thu “cưỡng chế”. Để bạn đọc có được thêm một góc tiếp cận với những vấn đề này, Lao Động giới thiệu bài của tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương - từ CHLB Đức viết riêng cho Lao Động.
Hoàn thuế Formosa: Cách hoàn thuế biệt lệ thế giới, trong khi nhập khẩu hàng của họ
Không phải tự dưng Formosa được Cục Thuế Hà Tĩnh hoàn thuế giá trị gia tăng tổng cộng 13.483 tỉ đồng cho kỳ kinh doanh từ tháng 4.2014 - 5.2016, mà họ chiểu theo thông tư của Bộ Tài chính 205/2009/TT-BTC áp dụng cho hàng nhập khẩu máy móc, thiết bị… trong nước chưa sản xuất được. Quy trình được thực hiện bằng cách doanh nghiệp đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT cho cơ quan hải quan khi thông quan. Sau đó, cơ quan thuế nội địa sẽ hoàn lại thuế GTGT đã khai và đã trả.
Nếu lấy bản chất và quy trình thu, hoàn, kiểm toán thuế GTGT của thế giới làm thước đo, thì Thông tư 205/2009/TT-BTC là một biệt lệ, hiện đang gây phản ứng dư luận trong trường hợp hoàn thuế cho Formosa là hiển nhiên.
Bản chất thuế giá trị gia tăng là đánh vào người tiêu dùng cuối cùng tại nước họ, nhưng được thu hộ bởi chính doanh nghiệp bán hàng đó bằng cách cộng vào giá bán ra của doanh nghiệp thành “giá đã có thuế“ khách hàng phải trả, sau đó thanh toán cho cơ quan thuế. Nghĩa là ai trong nước tiêu dùng cuối cùng thì người đó phải đóng thuế. Chính vì thế, bất kỳ người dân nào cũng có quyền nói tôi là người đóng thuế nuôi Nhà nước kể cả người mua quan tài cho mình, hay trẻ sơ sinh dùng tã lót. Đối với doanh nghiệp, khi thanh toán với cơ quan thuế, thuế GTGT phải nộp bằng thuế GTGT hàng bán ra trừ đi thuế GTGT hàng mua vào, bởi thuế GTGT hàng bán ra đã bao hàm trong đó cả hàng mua vào mà doanh nghiệp đã trả khi mua.
Từ đó mới có khái niệm hoàn thuế GTGT, tức được Nhà nước hoàn lại nếu doanh nghiệp khai báo thuế GTGT hàng bán ra thấp hơn hàng mua vào, hay trong kỳ khai thuế GTGT doanh nghiệp chỉ có hoá đơn mua vào mà chưa có hoá đơn bán ra. Ngay cả khách nước ngoài tới du lịch mua hàng xách tay mang về vẫn phải trả thuế GTGT lúc mua, nhưng khi khứ hồi ra tới sân bay quốc tế có thể trình hoá đơn đó để được hoàn thuế. Bởi Nhà nước không có quyền đánh thuế tiêu dùng của người sống ở nước khác. Đó là lý do hoá đơn hàng xuất khẩu không hề cộng thuế GTGT.
Do hoá đơn không có thuế GTGT, nên người nhập khẩu cũng không phải trả thuế GTGT. Khi bán ra, người nhập khẩu phải cộng thuế GTGT vào giá hàng bán ra của mình trong đó đã bao hàm cả trị giá hàng mua vào chưa có thuế GTGT. Như vậy, đối với hàng nhập khẩu, nếu không đánh thuế GTGT khi nhập, thì vẫn được trả bởi người cuối cùng mua hàng đó.
Tuy nhiên để phòng trường hợp nhập khẩu về không bán ra mà tự tiêu dùng, thì Nhà nước sẽ thất thu thuế khoản này, nên thế giới sinh ra thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu, gọi là “thuế giá trị gia tăng nhập khẩu“, áp dụng đại trà; mặc dù vẫn biết rằng, nếu họ kinh doanh khai thuế thì việc thu trước thuế GTGT rốt cuộc cũng hoàn lại hay khấu trừ khi họ khai thuế giá trị gia tăng định kỳ tháng, quý, hoặc năm (tùy theo ngưỡng doanh thu hay ngưỡng thuế GTGT phải nộp do từng nước quy định), bằng cách khấu trừ khoản thuế GTGT họ đã trả khi nhập khẩu vào thuế GTGT khi bán ra.
Khác với bản chất và quy trình thu thuế GTGT hàng nhập khẩu trên, công văn 205/2009/TT-BTC mang tính biệt lệ, khi chỉ áp dụng đối với hàng “nhập khẩu máy móc, thiết bị… trong nước chưa sản xuất“. Trước hết, dễ gây hiểu nhầm chỉ những doanh nghiệp như Formosa mới được ưu tiên hưởng hoàn thuế, còn các doanh nghiệp khác thì không.
Văn bản này đưa ra ưu tiên biệt lệ mà các nước hiện đại không làm, chắc chỉ nằm ở thời điểm hoàn thuế được thực hiện ngay sau khi đóng thuế hải quan, không phụ thuộc vào thời điểm khai thuế GTGT tháng, quý, hay doanh nghiệp chưa đăng ký mã thuế hay chưa khai trương. Đây lại là một hạn chế trong ban hành văn bản pháp lý ở ta, khi soạn thảo không hề hạch toán chi phí thực hiện mà các nước hiện đại buộc phải tính đến. Tính ra thời gian hoàn thuế ngay so với thời gian khai thuế tháng chênh chẳng đáng là bao, nhưng nhà nước chi phí vào đó cả một công đoạn hành chính với bao thủ tục được liệt kê ghi trong Thông tư 205/2009/TT-BTC khi thực hiện sẽ rất nhiêu khê. Chưa kể khi kiểm toán lại phải mất thêm công đối chiếu giữa hoàn thuế ngay với hoàn thuế theo định kỳ khai thuế GTGT có bị trùng không; cùng bao rủi ro hệ lụy, bị vụ lợi, trốn, lậu thuế luôn xảy ra kèm theo đối với bất kỳ biệt lệ nào trong lĩnh vực thuế, tài chính mà các nước hiện đại luôn cố tránh tối đa.
Từ hệ quả trên, cho thấy ý nghĩa của Thông tư 205/2009/TT-BTC đạt được so với chi phí hành chính bỏ ra rất thấp chưa kể hệ lụy, cần thẩm định lại để cải cách hoặc hủy bỏ thông tư này. Ở các nước hiện đại hủy bỏ văn bản luật là chuyện thường kỳ, không thể hiện sự yếu kém của nhà nước mà ngược lại phản ánh khả năng thích ứng nhạy bén của nhà nước trước đòi hỏi của thực tế.
Tận thu không đúng quy định. Vậy quy định nào?
Liên quan tới văn bản lập quy, tiếp sau vụ hoàn thuế Formosa là vụ “tận thu” ở Thanh Hoá sôi sục công luận. Người dân phải “è cổ“ gánh tới hàng chục khoản thu được gọi “tự nguyện“ nhưng oái oăm lại bị cưỡng chế không có văn bản pháp luật, nạn nhân cũng không viện tới toà án vốn là quy trình bắt buộc trong một nhà nước pháp trị khi cưỡng chế bị phản kháng. Ngày 11.8.2016 UBND tỉnh Thanh Hóa ra công văn khẩn số 8909/UBND, trong đó yêu cầu “kiểm tra”, “có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm của tập thể, cá nhân liên quan đến những khoản thu mà người dân phải đóng góp không đúng quy định”.
Không chỉ ở vụ này, câu “đúng quy định” hay “đúng pháp luật” được nhiều cơ quan công quyền ở ta sử dụng phổ biến. Trong khi đó, các nước hiện đại hiếm quan chức, cơ quan công quyền nào dám sử dụng câu đó. Bởi để khẳng định một hành xử pháp lý nào đó đúng, thì cơ quan công quyền buộc phải viện dẫn văn bản pháp lý điều chỉnh hành vi đó bằng trích điều, khoản, mục cụ thể. Như ở Đức, khi chính quyền ra văn bản trục xuất một người nước ngoài đệ đơn xin tỵ nạn bởi xét thấy không thuộc diện bị theo dõi chính trị, họ không chỉ viện dẫn điều ABC luật ngoại kiều cho đối tượng không bị theo dõi chính trị phải trục xuất đó, mà còn đưa ra tất cả mọi tình huống luật pháp có thể có mà họ đã xem xét nhưng không đáp ứng, chẳng hạn, đối tượng không có bệnh hiểm nghèo phải được ở lại Đức chiểu theo điều DEG, đối tượng cũng không thuộc diện khi về nước cuộc sống khó khăn không thể sống được theo điều MNF, đối tượng không thuộc diện bị án tử hình trong nước để tránh buộc phải ở lại Đức, điều OPQ..., nghĩa là bao quát tất cả. Còn nếu không chỉ ra được như thế, thì chứng tỏ người ra chỉ thị quan liêu không hoàn thành công vụ, và người nhận chỉ thị có quyền chống lại bằng cách viện tới toà án gây tổn phí công quỹ hành chính, người dân mất niềm tin vào công lý và cơ quan công quyền. Mặt khác, việc viện dẫn văn bản luật còn có tác dụng làm thước đo để xử lý người công vụ nếu thẩm định cho thấy hành xử sai văn bản luật; hoặc nhà nước phải sửa văn bản đó, nếu công vụ hành xử đúng văn bản nhưng hậu quả gây thiệt hại lợi ích chính đáng của đối tượng thuộc văn bản đó điều chỉnh. Điều đó giải thích tại sao bình quân mỗi tháng ở Đức số văn
No comments:
Post a Comment