Tuesday, July 26, 2016

Trại bò I: Bò quyền

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Trại bò của ông Tư Nam rất rộng và ở một vị trí tuyệt vời. Đứng ở giữa trại, đưa mắt nhìn về ở hướng đông, thoai thoải những bãi cỏ, ngọn đồi xanh tươi. Đến tận cuối chân trời, người ta còn thấy sóng biển xanh lấp lánh ánh bạc, tương phản với màu đỏ rực rỡ trên một khoảng trời khi mặt trời kiêu hãnh vươn lên từ lòng biển trong buổi bình minh. Quay mắt về hướng Tây, những đồng cỏ bằng phẳng hơn để tầm mắt có thể vẫn còn nhìn thấy những nét chấm phá của vài ngọn đồi in hình trên nền trời màu xanh nḥat. Những năm gần đây thời tiết không được thuận hòa và các con sông nước bị hao hụt do người ta xây đắp đập nước ở đầu nguồn, nhưng các đồng cỏ vẫn còn có nơi phủ màu xanh tươi. Dân làng trong và chung quanh trại bò, với bản tính cần cù, truyền qua bao thế hệ, vẫn không nản chí trước thiên nhiên mỗi ngày trở nên khắc nghiệt, vẫn miệt mài làm việc. Nhưng trại bò có vấn đề nghiêm trọng khác.

Ông Tư Nam khom người qua khung cửa nhỏ hẹp, bước vào nhà. Ông đã già, râu tóc đã bạc, nhưng người vẫn cao khoẻ, rắn chắc. Ông khẽ thở dài, bước gần đến bàn thờ được kê ngay ngắy giữa nhà. Chậm rãi, ông đốt một nén nhang, thầm thì vài câu khấn. Ông lặng lẽ nhìn chăm chú vào bức hình của tổ tiên, của cha ông, mắt ông mờ đi… Độ̣t nhiên, như khẳng định quyết tâm, ông ngồi xuống cái bàn bằng cây duy nhất trong nhà và ông bắt đầu viết. 

***

Bác sĩ chăm chú nhìn bệnh nhân của mình. Đó là một con chó nhỏ, lông xù màu trắng, Nó mệt mỏi nằm d̀ài trên bàn khám. Cô chủ, một cô bé khoảng 8 tuổi, mắt đẫm lệ, cứ đưa tay vuốt đầu con chó như muốn chia xẻ nỗi đau với con thú yêu qúi. 


Bác sĩ quay qua bà mẹ:

- Thôi bà và cháu cứ mang con chó về nhà. Hai ngày sau mang nó lên lại để xét nghiệm thêm nh́é. 

Bác sĩ qua cửa sổ nhìn bà mẹ, cô bé tay vẫn ôm con chó vào lòng, đang bước vội qua đường. Đấy là những người khách cuối trong ngày. Ông thả mình trên ghế, thở một hơi d̀ài, với tay cầm bức thư được cô thư ký đặt trên bàn. 

***

Lái xe qua con đường đất đỏ quanh co, cuối cùng bác sĩ ngừng xe trước cổng một trang trại. Tấm bảng hiệu cũ, rỉ xét với hàng chữ mờ nhạt "TRẠI BÒ TƯ NAM".

Ngay sau cổng, một con bò, đội nón công an, đeo một cái túi nhỏ ở cổ, trố mắt nhìn bác sĩ như tra hỏi. Ông Tư Nam từ trong chạy ra, ông vội vã đút vào túi con bò công an vài món gì, vỗ nhẹ vai nó, rồi mở cổng cho xe bác sĩ chạy vào. 

Ông Tư tươi cười chạy đến cưả xe đang mở ra:

- Trời ơi, chú Năm lên thăm trại của tui. Mừng qúa. Mấy bữa rày đi ra đi vô chờ chú tới quá chừng. 

Ông ghé đầu, thì thầm vào tai bác sĩ:

- Bác sĩ giả bộ như em tui lên thăm. Tui sẽ giải thích cho bác sĩ nghe sau. 

Bác sĩ gật đầu, mỉm cười:

- Lúc rày anh Tư coi bộ ốm đi à nha. Bộ lo làm việc quá sao dzậy. 

- Tại già, ăn uống ít đi. Thôi vô nhà mình nói chuyện. 

Như phản xạ, bác sĩ bước về hướng ngôi nhà cao, bề thế trong trại:

- Ồ, nhà cửa trong trại coi sang trọng, ngon lành quá he. 

Ông Tư vội nắm tay bác sĩ, ngượng ngùng:

- Đó là chuồng bò. Còn nhà tui ở chỗ này. 

Ông dẫn bác sĩ đến căn nhà cây cũ kỹ. Trong nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ. Ông chậm rãi rót nước trà mời khách:

- Chú Năm nghỉ ngơi một chút. Sau đó mình đi một vòng qua trại. có thể tiện mình đi thăm luôn dân làng chung quanh đây. Lâu quá chú Năm mới xuống. 

Vài phút sau, ông Tư Nam dẫn khách đi thăm trại bò. Gần đến chuồng bò cao nhất trong trại, ông ngừng lại nói nhỏ cho bác sĩ vừa đủ nghe:

- Đó bác sĩ để ý con bò nhỏ con. Coi nó dzậy chứ con bò nào trong đây cũng sợ nó hết. Nó chỉ cần kêu lên mấy tiếng, mấy con khác chạy đến chầu chực chung quanh nó liền. Nó có tật hay đi lộn chuồng nên tui gọi nó là Bò Lú. 

- Còn con bò cái gần đó coi bộ tốt tướng, chắc cho nhiều sữa lắm. 

- Trời ơi! Tui cực với nó lắm. Mỗi sáng tính vắt sữa nó cứ chạy vòng vòng. Tôi phải treo hình con bò tổ lên, nó thấy nó mới chịu đứng yên, chè bè ra cho mình vắt sữa. Mình phải cẩn thận mơn trớn nó, chứ lạng quạng nó đá một cái, ít nhứt cũng bay vài cái răng. 

Ông Tư Nam chỉ bác sĩ hình con bò tổ. Hình con bò già như đã chết khô lâu năm, dưới cằm có chòm râu. Ông tiếp:

- Có một ngày tui đang cho cá ăn, con bò cái đến gần rồi bất ngờ đá luôn sô thức ăn cho cá xuống ao rồi đứng cười hì hì. Từ đó tui gọi nó là Bò Đá Cá. Con bò bên cạnh đầu tròn vo như trái dưa mà thích ăn dưa hấu, nhứt là trái dưa có dán thêm chữ PHÚC đỏ lòm. Chữ này viết bằng tiếng Ăng Lê, nó còn khoái hơn nữa. Nó biết dùng cái chưn lăn trái dưa cho nó bể ra rồi mới ăn, vì vậy tui gọi nó là Bò Lăn Dưa. Còn con bò nữa, mắt gờm gờm như công an đang làm việc với dân, đó là Bò Hình Sự. Bốn con bò này là lãnh đạo cao cấp nhứt, đi đâu là mấy con bò khác phải né sang bên, nhường đường cho tụi nó. 

Ông Tư Nam tiếp tục dẫn bác sĩ đi trên đường qua các chuồng bò khác. Bác sĩ thấy con bò nào cũng có một cái túi treo ở cổ. Túi nhỏ, túi lớn đủ cỡ. Túi dệt bằng các sợi vàng óng ánh, hay sợi bạc... Những con bò cái mập tròn, cổ, chân còn đeo thêm các vòng vàng choé, vừa đi vừa lúc lắc hai bầu sữa bự. Nhiều con bò đội nón công an đi trên đường, mắt mũi láo liêng, đầu đưa qua đưa lai như đang do xét mọi sinh vật ở ngõ ngách trong trại. Trên đường cũng như chuồng bò đều có treo hình hay tượng con bò tổ có chòm râu. 

Ông Tư Nam giải thích thêm:

- Con bò nào đeo cái túi lớn là nó có uy quyền hơn con có túi nhỏ hơn. Con bò đội nón công an hay gọi tắt là bò công an thì nhiều và dữ dằn lắm. Ai lạng quạng là nó cắn, nó đạp lên mình tàn tệ khỏi chê. 

Tui hổng biết mấy con bò này giống gì mà nó cũng bập bẹ giống giống tiếng người, còn biết ca hát nữa. Gặp mấy ngày lễ lạc gì của bò, nó tập trung ở một quảng trường mà nó gọi là Ba Bin, nó đập cẳng chân ca hát trước tượng con bò tổ có chòm râu suốt đêm “Bì Bam... Bò Bí Bin… Bì bam... Bò Bí Bin", rồi hô rầm beng “Bò Bí Bin... buôn băm... buôn băm" làm tui nhức cả cái đầu, ngủ hổng được. 

Ông Tư chỉ bác sĩ một khoảng đất rộng, nổi bật trên đó một kiến trúc giống như ngôi mộ của một vua chúa thời xa xưa:

- Đó cái quảng trường Ba Bin. Còn cái mả kia đường như để xác con bò tổ.

Là người am hiểu về súc vật, bác sĩ giải thích:

- Đây là giống bò CS. Bò này có xuất xứ từ Âu châu rồi lan truyền qua Á châu. Gần đây giống bò này như tuyệt chủng ở Âu châu, nhưng ở Á châu còn ở ba chỗ. Mỗi chổ này con bò CS đầu tiên để truyền giống được sùng bái như thánh thần là con bò tổ. 

Cuối trại bò là một ngôi làng của những công nhân làm việc trong trại bò, hãng xưởng gần đó. Những quán ăn nhậu san sát nhau, đèn đuốc xanh đỏ đủ màu, nhạc dập dình... Trong quán những con bò đội đủ loại nón, mang đủ các loại túi ở cổ đang ăn tiệc thịnh soạn. Hai con bò đực đang vục đầu vào hai sô đựng bia, những con bò khác xung quanh đập bàn, đập ghế hò reo “bô..., bô..., băm bần băm". Gần đấy vài con đực nước miếng, nước rãi chảy dài đang cố dụi đầu vào chổ ấm cúng nhứt của mấy con bò cái đang mằm tênh hênh và cười nức nẻ. Quán nào cũng có hàng chữ quảng cáo hấp dẫn: Bia ôm, cafe ôm, karaoke ôm... đại hạ gía: bò Đại Hán bớt 40%, bò túi vàng bớt 30%...

Bác sĩ thở dài. Ông xoa đầu một đứa bé đang đứng trước quán, mắt tròn xoe nhìn những con bò. Tay em bé cầm những tờ vé số. Cổ em có sợi dây đeo, nhưng không phải đeo cái túi mà là quyển sổ. Quyển sổ của kết quả sổ số!

Trên đường bác sĩ nhìn thấy nhiều người. Có người khép nép đi theo sau những con bò, mắt họ đeo miếng mạng che mắt, như cuả con ngựa kéo xe, mắt chỉ nhìn thấy phía trước. Có người miệng bị băng keo dán kín, hay bị sưng vù do vật nặng đánh mạnh vào. Vài người không che mắt hay bịt miệng nhưng bị trói tay, áp giải đi bởi một nhóm bò công an. Nhóm bò vừa húc mõm, vừa đá những người bị trói, miệng hò hét “Bản bộng... bế bực bù bịch". Bác sĩ cũng còn thấy nhìn thấy nhiều con bò lạ, mắt híp, điệu bộ đi đứng ngang ngược, xấc xược hơn các con bò khác. 

Ông Tư khẽ nói vào tai bác sĩ:

- Đó là các con bò Đại Hán từ phương bắc đến. Nó ỉa cức thúi ình à. Nó đái vô chỗ nào, cây cối ở đó chết hết trơn, hết trọi. Tui gọi nó là con bò Iả Cức Thúi. Nó dzậy mà mấy con bò của mình cứ tò tò bám theo như để hưởng phần thừa cuả nó. 

Trên đường trở về, bác sĩ trầm ngâm:

- Lúc còn nhỏ tôi có đọc một cuốn truyện của một nhà văn nổi tiếng người Anh, George Orwell. Dựa vào sự kiện xẩy ra ở Liên sô cũ những năm 1945 ông viết quyển truyện TRẠI SÚC VẬT, kể lại chuyện những con vật trong một trang trại cầm đầu bởi hai con heo, nổi lên làm cách mạng, nắm quyền điều hành trang trại và thực hiện chủ thuyết súc vật. Chủ thuyết này cũng do một con heo kh́ác chết trước đó đưa ra, coi con người đi hai chân là kẻ thù, mọi súc vật đi bốn chân đều bình đẳng với nhau v.v... 

Chứng kiến tận mắt ngày hôm nay tôi thấy xã hội đang bị thống trị độc đoán bởi những con bò trong trại còn khủng khiếp hơn nhiều so với sự diễn tả trong truyện. Đây là một xã hội không có NHÂN QUYỀN mà chỉ có BÒ QUYỀN. Con người bị tước bỏ quyền được tư do phát biểu tư tưởng hay được hành động trong hoà bình. Tất cả phải nói và làm theo những con bò trong trại để được ban phát cho bò quyền, chỉ còn quyền được ăn, được ngủ như bò. Nếu không nói, không làm theo, bò coi như kẻ phản động bị bò công an bắt bớ, giam cầm.

Ông Tư lo lắng:

- Bò trong trại quá nhiều nên nó mới lộng hành dữ dằn như dzậy. Hay là bác sĩ có thuốc độc nào cho tụi bò này uống cho tụi nó chết bớt. Rồi người mình mới đứng dậy dành lại quyền làm người, đưa đám bò vào khuôn khổ một trại bò sản xuất sữa thịt bình thường như các nơi khác?

Bác sĩ khoanh tay trước ngực ngẫm nghĩ:

-Thuốc độc thì không thiếu. Gần đây có công ty thép Formosa. Công ty này có ưu điểm sản xuất được một kí lô thép thì lại cho ra lò tới một tấn chất độc. Chỉ cần vài gam chất độc này trong thức ăn là con bò bự cỡ nào cũng đi đong. Kẹt một cái, kiếm chỗ chôn bò chết để môi trường không bị nhiễm độc, còn sợ người mình nghèo đói ăn thịt mấy con bò chết. Trị bệnh một con bò mình còn phải cẩn thận, huống chi nguyên một trại bò và xã hội chung quanh nó. Tôi cần tìm hiểu thêm về những con bò này, dựa vào chủ thuyết nào để nó hành động, áp dụng bò quyền cho cả loài người. Có thể mình phải làm vài thử nghiệm, kiểm tra kết quả… Sau đó mới đưa ra phương cách, những gì mình cần làm. Tôi sẽ trở lại trại bàn bạc thêm với anh Tư. 

Ông Tư như gặp người để bày tỏ nỗi băn khoăn:

- Tui ngày nào cũng thấy chuyện bất công xảy ra, người dân bị bò cướp đất phá nhà. Ai bày tỏ lòng yêu nước, biển đảo thì bị đánh đập. Mắt tôi không bị che mạng như ngựa, nhưng phải làm như mình không thấy. Miệng mình không bị dán băng keo, nhưng mình làm như câm. Lý do chỉ là tui sợ, sợ bị tù đày, sợ bị đánh đập, sợ bị kéo ra khỏi cuộc sống hiện nay đã trở thành quán tính quá nặng. Nhiều đêm tui thao thức, nghĩ đến dân làng, đến quyền con người. Nhưng khi nhìn ra cửa sổ. Trên cánh đồng đang trãi rộng dưới ánh trăng, tui thấy những hình thù đen đúa của những con bò đội nón công an, cặp mắt đỏ và cái miệng cũng đỏ như màu của máu. Chúng cùng hò hét: "Bồ bản bộng... biết bết bó". Rồi như rầm rập chúng cùng hăng say bước theo nhịp quân hành “Bò… Bò... Bò Bí Binh”. (ông Tư giọng nghẹn ngào) Tui sợ... Phải tui sợ bác sĩ à. 

An ủi và chào tạm biệt ông Tư Nam, lái xe ra khỏi cổng trại, vang bên tai, bác sĩ vẫn còn nghe những con bò hò hét, có lẽ trong buổi ăn nhậu hay hội họp gì đó: Bư bó bác Bò bong bổ… Bì Bam... Bò Bí Binh… buôn băm... buôn băm. 


No comments:

Post a Comment