Thursday, July 14, 2016

Formosa mua đứt tỉnh Hà Tĩnh rồi à?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Liên tiếp trong 3 ngày qua việc Công ty môi trường Đô thị thị xã Kỳ Anh chôn lấp chất thải từ nhà máy thép Formosa tại khu vực trang trại nằm ngay đầu thượng nguồn sông Trí đang là vấn đề nóng bỏng được nhiều người quan tâm. Các cơ quan chức năng còn đang trong quá trình kiểm nghiệm điều tra để làm rõ liệu chất thải được chôn có độc hại hay không.

Ngày 11/7/2016, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh có công văn gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo việc xả tràn hồ chứa nước Thượng Sông Trí. Trong công văn nêu rõ:

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước của Công ty TNHH gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh năm 2016”. Thời gian xả đập bắt đầu lúc 7 giờ ngày 13/7/2016. 

Do diễn biến của vụ việc chôn lấp chất thải trước đó là phức tạp, thiết nghĩ công tác bảo vệ hiện trường, liên quan đến khu vực xả thải nằm ngay đầu thượng nguồn sông, gần đập tràn chứa nước tưới tiêu và sinh hoạt của người dân địa phương là quan trọng. Trong các vụ án liên quan đến tội phạm môi trường thì khâu bảo vệ hiện trường, truy tìm bằng chứng luôn là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu. 

Vậy ở đây cần xem xét các cơ quan chức năng địa phương liệu đã làm hết trách nhiệm hay chưa?

Hà Tĩnh đang là điểm nóng khi Formosa đang trong giai đoạn thử nghiệm sản xuất đã gây ra thảm họa môi trường. Vậy tại sao việc chôn lấp chất thải, chôn rác trong rừng lại có thể ngang nhiên diễn ra trong một thời gian dài mà không có ai xử lý?

Trong công văn thông báo xả nước đập tràn có gửi cho ông Dương Tất Thắng – Phó Chủ tịch UBND tp Hà Tĩnh, nhưng ông này lại trả lời báo Người Đưa Tin là không biết về việc này? Cần nhắc lại, ngay giai đoạn thảm họa môi trường xảy ra, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh còn đang bận kiểm phiếu, hoàn thiện cơ cấu lãnh đạo. Và các quan chức Sở TNMT thì câm lặng trước việc cá chết, ngư dân điêu đứng trên bờ.

Trước đó, Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh, ông Võ Tá Đinh - khẳng định: “Đây là việc làm vi phạm pháp luật, sẽ xử lý nghiêm” còn Bộ trưởng Bộ TNMT, ông Trần Hồng Hà thận trọng hơn: “sẽ xử lý thật nghiêm trên tinh thần sai tới đâu xử lý tới đó”. 

Việc sai tới đâu của Formosa sẽ bị xử lý thế nào khi các cơ quan chức năng toàn vào cuộc theo kiểu vuốt đuôi sau khi nhận thông tin từ người dân và báo chí?

Vi phạm của Formosa “được” hay “bị” xử lý thế nào khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn gọi những người lên tiếng về vấn đề này là “lợi dụng”, và Bộ Công an thì thẳng tay đàn áp người dân?

Như nhiều lần tôi đã viết trước đây, một mình Formosa không thể tự tung tự tác ở Việt Nam. Hành động mở đường và tiếp tay cho các sai phạm hiển nhiên có tính hủy diệt môi trường sống của người dân Việt Nam là do các quan chức từ trung ương đến địa phương dẫn dắt. 

15.7.2016


Tham khảo:


No comments:

Post a Comment