Tuesday, June 21, 2016

Xã trưởng Ô Khảm 'thú tội ăn hối lộ'

Theo BBC21 tháng 6 2016

Image copyright
Người đứng đầu Ô Khảm, ngôi làng ở Quảng Đông, Trung Quốc đã có cuộc nổi dậy hồi 2011 đuổi quan chức tham nhũng địa phương, đã xuất hiện trên truyền hình và nhận tội ăn hối lộ.
Ông Lâm Tố Luyến, người được dân làng bầu làm xã trưởng sau các kỳ bỏ phiếu dân chủ, đã bị bắt hôm thứ Bảy.
Hình ảnh phát trên truyền hình quốc gia hôm thứ Ba cho thấy ông đọc một tuyên bố, nhưng một số người dân nói rằng đó là màn cưỡng ép.
Ngôi làng Ô Khảm nổi tiếng sau đợt nổi dậy hồi 2011, phản đối tình trạng thu hồi đất trái phép.
Sau khi ông Lâm bị bắt, dân làng đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối, và hàng trăm cảnh sát chống bạo động có vũ trang đã được triển khai tới nơi.

'Ông ấy vô tội'

Ông Lâm bị bắt vài ngày sau khi ông kêu gọi người dân tiếp tục biểu tình phản đối tình trạng thu hồi đất đai, điều mà dân địa phương nói là vẫn chưa được giải quyết xong.
Trong đoạn video hôm thứ Ba, ông mặc chiếc áo sơ mi kẻ ca-rô và ngồi trước mặt hai người không rõ danh tính trong căn phòng kín.
Ông nói ông đã nhận tiền để đổi lấy các hợp đồng chính phủ, và gọi đó là "hành động phạm tội lớn nhất" của mình.
Image copyrightAP
Image captionÔng Lâm Tố Luyến được bầu sau các cuộc biểu tình rầm rộ của người dân địa phương
Vợ ông Lâm, bà Dương Chấn nói bà tin rằng lời nhận tội là do ép buộc, hãng tin Reuters đưa tin.
"Điều này nhằm lừa dối mọi người," bà nói. "Ông ấy vô tội."
Giới chức Trung Quốc thường công bố các đoạn video trên truyền hình quốc gia cảnh các nghi phạm thừa nhận tội trạng, điều mà các nhà hoạt động nhân quyền nói là những lời nhận tội cưỡng bức.
Hồi 2012, lần đầu tiên trong lịch sử nhiều năm qua tại quốc gia cộng sản đông dân nhất thế giới, Ô Khảm, một làng quê đông dân đã hoàn toàn tự quản và đuổi hết quan chức và công an địa phương.
Họ phẫn nộ và tổ chức tuần hành tập thể từ 12/12/2011 vì một người đại diện, ông Tiết Cẩm Ba đã chết trong lúc bị công an bắt.
Người dân làng thì cho rằng quan chức chính quyền địa phương chiếm đất của họ rồi bán kiếm lời mà không bồi thường đúng mức.
Họ cũng tin rằng ông Tiết bị công an giết còn nhà chức trách cho là ông "chết bệnh".
Sau cuộc bao vây của công an khiến người dân thiếu lương thực, chính quyền đã đàm phán để gỡ ngòi cho cuộc xung đột vốn xuất phát từ tranh chấp đất.
Ông Lâm Tố Luyến khi đó được bầu lên làm chủ tịch xã.

No comments:

Post a Comment