Sunday, April 17, 2016

Hồ sơ Panama: dân tàu nổi cơn phẫn nộ

Nguyễn Long Vĩnh Hồ-04-16-2016
1
Hồ sơ Panama mới nhất tiết lộ danh tánh các chính trị gia hàng đầu của Bắc Kinh. Theo một báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) ngày 06/4/2016, các lãnh đạo TC như Tập Cận Bình, các Ủy viên Ban Thường vụ BCT/ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, cựu Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng và một vài người khác đều có mua các công ty nước ngoài thông qua Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama chuyên giúp thiết kế các “công ty ma” ở nước ngoài cho các khách hàng có nhu cầu. Tổ chức ICIJ là một trong vài kênh truyền thông nghiên cứu chi tiết các tài liệu rò rỉ từ công ty Mossack Fonseca vào năm 2015.
Deng Jiagui (Đặng Gia Quý) anh rể của Tập Cận Bình, dùng chính tên của mình để thành lập cho 3 công ty là Supreme Victory Enterprises Ltd, Best Effect Enterprises Ltd. và Weath Ming International Ltd. Trong một bài phát biểu tại Đại học Harvard tháng 10/2015, Vương Kiện Lâm, chủ tịch Tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group) nói rằng, gia đình Đặng Gia Quý từng sở hữu cổ phần của công ty Vạn Đạt trong 6 năm, nhưng đã bán chúng trước khi công ty này được đưa lên sàn chứng khoán và bỏ lỡ cơ hội lấy của trời cho.
Những thân nhân của ông Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ và Tăng Khánh Hồng vẫn giữ các tài sản ở nước ngoài trong thời điểm các ông nầy đang nắm giữ các vị trí chóp bu. Ví dụ như Giả Lệ Thanh, con dâu của người đứng đầu hệ thống tuyên truyền ĐCSTQ Lưu Vân Sơn là một cổ đông và giám đốc của Ultra Time Investment, một công ty ma có tư cách pháp nhân ở quần đảo Virgin của Anh quốc vào năm 2009.
Cha của Giả Lệ Thanh là Giả Xuân Vượng, đã từng giữ các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan an ninh và pháp luật trong 2 thập kỷ – Bộ trưởng An ninh Quốc gia từ 1985 – 1998, Bộ trường Bộ Công an 1998 – 2002 và Kiểm soát viên trưởng (một chức vụ tương đương với Tổng Chưởng lý ở Hoa Kỳ) từ năm 2003 – 2008.
Lý Thánh Bát, con rể của Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ là cổ đông của 3 công ty ghi danh tại quần đảo Virgin của Anh quốc là Zennon Capital Management, Sino Reliance Networks và Glory Top Investments Ltd.
Tăng Khánh Hoài, em trai của Tăng Khánh Hồng là giám đốc của Hiệp hội Giao lưu Văn hóa TC, một công ty ban đầu được thành lập tại Niue, một quốc đảo ở Thái Bình Dương và sau đó lại được chuyển tới đảo Samoa, một quốc đảo ở Thái Bình Dương vào năm 2006.
                                                                          *
Bắc Kinh hiện đang cố gắng ngăn chận, lúng túng đối phó với “hồ sơ Panama”. Tờ Nikkei Asian Review đưa tin ngày 9/4/2016, Bắc Kinh đang phải vất vã để ngăn chận bất kỳ báo cáo nào về cáo buộc trốn thuế và rửa tiền đối với thân nhân một số quan chức hàng đầu nước nầy trong vụ rò rỉ hồ sơ Panama. Bắc Kinh lo sợ hậu quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình.
Ba ủy viên Thường vụ BCT/ ĐCSTQ có người thân được cho là dính líu vào vụ trốn thuế, rửa tiền là các ông Tập Cận Bình, Lưu Vân Sơn và Trương Cao Lệ. Bốn quan chức hàng đầu đã chết hoặc đã nghỉ hưu có con cháu liên quan đến vụ nầy gồm Mao Trạch Đông, Hồ Diệu Bang, Tăng Khánh Hồng, Lý Bằng.
Tập Cận Bình đã và đang củng cố quyền lực thống trị dưới vỏ bọc chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” để triệt hạ các đối thủ chính trị của mình, do đó rất dễ trở thành tâm điểm chú ý của dư luận liên quan đến hồ sơ Panama. Điều nầy có thể làm trầm trọng thêm những bất mãn trong nhân dân về bất bình đẳng trong xã hội Đại Lục đang ngày càng gia tăng nghiêm trọng.
Các cơ quan quyền lực tại Hoa Lục đã gia tăng kiểm soát chặt chẽ báo chí và các phương tiện truyền thông, truyền hình để chận đứng các nguồn tin liên quan đến hồ sơ Panama. Ngay khi đài NHK của Nhật Bản phát sóng bản tin về Hoa Lục, nội dung liên quan đến hồ sơ Panama đã bị Bắc Kinh bôi đen phụ đề và tách tiếng vài phút.
Theo Reuters ngày 8/4/2016, Ngoại trưởng Vương Nghị của TC đã lên tiếng về vụ hồ sơ Panama. Ông ta nói, TQ cần làm rõ về vụ rò rỉ tài liệu nầy. Tuy nhiên, cách thức mà TQ làm rõ không phải trực tiếp điều tra về  các nhân vật mà hồ sơ Panama nhắc đến, mà đợi “một số giải thích và làm rõ” từ phía chính phủ Panama. Vương Nghị né tránh các nội dung đã được hồ sơ Panama công bố liên quan đến Bắc Kinh, đồng thời từ chối cho biết Bắc Kinh đã liên lạc với chính phủ Panama về các tài liệu này chưa, mà chỉ khẳng định cuộc chiến chống tham nhũng tại Hoa Lục vẫn tiếp tục.
Nikkei Assian Review dẫn một nguồn tin ngoại giao từ Bắc Kinh cho biết, việc thân nhân các quan chức hàng đầu TC đương nhiệm, đặc biệt là chủ tịch Tập Cận Bình hay những người đã nghỉ hưu dính líu trong vụ hồ sơ Panama sẽ khiến cho bất kỳ ai ở Trung Nam Hải đều cảm thấy khó khăn trong việc xử lý hiệu quả trong vụ bê bối này. Hồ sơ Panama trước sau gì cũng bị cả nước phanh phui, Bắc Kinh không thế lấy giấy gói được lửa. Hồ sơ Panama ví như thùng dầu hỏa mà Tập Cận Bình đang đổ vào ngọn “LỬA PHẨN NỘ” của quần chúng đang cháy âm ỷ chờ dịp bùng nổ.
Đích thân Tập Cận Bình đến các trụ sở chính của các hãng truyền thông nhà nước, các nhà kiểm duyệt của ĐCSTQ đã trở nên năng nổ và hung hăng một cách bất thường. Một loạt những hành động kiểm duyệt đã và đang thực hiện như là một dấu hiệu đều rộng khắp cả nước, cho thấy Tập Cận Bình trong bối cảnh một cuộc đấu tranh quyền lực chưa bao giờ thật sự kết thúc, họ Tập đã nắm hoàn toàn quyền kiểm soát bộ máy tuyên giáo của ĐCSTQ và bây giờ bộ máy đó đang thực hiện nhiệm vụ ngăn chận, bưng bít thông tin về “hồ sơ Panama”, vì hồ sơ bê bối này nếu được các phe phái chống đối triệt để khai thác, sẽ có thể làm lung lay địa vị thống trị của Tập Cận Bình.
Họ Tập cần phải nhớ rằng, sách lược chống tham nhũng “đả hổ đập ruồi” đã khiến cho giới sĩ quan, tướng lãnh trong QĐNDTQ bị hoang mang đe dọa đến tánh mạng. Đối phó với sự thịnh nộ của những kẻ đang chỉ huy quân đội, có binh sĩ dưới quyền được trang bị vũ khí tận răng, không phải là một việc đơn giản. Một cuộc đảo chánh bằng quân sự lật đổ sự thống trị của Tập Cận Bình có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi họ nắm đủ bằng chứng qua “hồ sơ Panama” rằng Tập Cận Bình cũng tham nhũng, thối nát như ai…
Hơn nữa trên thực tế, bộ máy tuyên giáo vẫn còn trong tay Lưu Vân Sơn là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính Trị gồm 7 người và là người trung thành với cựu lãnh đạo chế độ Giang Trạch Dân, một trở ngại chính trị lớn nhất đối với Tập Cận Bình.
                                                                        *
Tại Đại Lục hiện nay, con số công nhân lao động đang thất nghiệp lên đến con số khủng khiếp 500 triệu người không có công ăn việc làm và đạo quân thất nghiệp nầy sẽ tăng thêm 1,8 triệu côngnhân than, thép tại Hoa Lục sắp mất việc làm. TC là nước sản xuất thép và than lớn nhất thế giới đang tìm cách giảm tình trạng dư thừa công xuất.
Theo báo cáo năm 2013 của Ngân hàng Thế giới WB, có khoảng 300 triệu người Tàu Hoa Lục chi tiêu ở mức 01 USD hoặc ít hơn mỗi ngày. Khi cộng thêm 303 triệu người của tầng lớp dưới cấp trung lưu, theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), số người nghèo TQ chiếm gần một nửa dân số trên 600 triệu người. Tình hình này đang trở nên tồi tệ hơn, cùng với sự rút vốn ồ ạt của các công ty nước ngoài và một cuộc suy thoái toàn diện của nền kinh tế TC. Thêm 124 triệu người công nhân lao động thất nghiệp, đưa tầng lớp nghèo và tầng lớp “dưới trung lưu” của TC sẽ chiếm hơn 60% dân số Tàu Cộng.
Bắc Kinh sẽ sa thải khoảng 1,8 triệu công nhân làm việc trong ngành than và thép như một nỗ lực nhằm giảm tình trạng dư thừa công xuất công nghiệp của nước nầy và cải tổ các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh – theo hãng tin Bloomberg. Khoảng 1,3 triệu công nhân ngành than và 500.000 công nhân ngành thép của TC sẽ bị sa thải – Ông Yin Weimin, Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực và An ninh xã hội nước nầy cho biết ngày 29/2/2016. Ông Yin cũng nói, số công nhân mất việc này sẽ được phân bổ lại để họ có công ăn việc làm, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Tàu Cộng, nước sản xuất thép và than lớn nhất thế giới, đang tìm cách giảm tình trạng dư thừa công xuất công nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng nhằm khắc phục ô nhiễm. Bắc Kinh dự kiến giảm công xuất ngành than với khối lượng lên tới 500 triệu tấn và ngành thép với khối lượng lên tới 150 triệu tấn trong thời gian từ nay đến năm 2020.
                                                                          *
Bà Hà Thanh Liên tác giả cuốn “China’s Pitfalls” (Những cạm bẫy của TQ) và cuốn “The Fog of Censorship: Media Control in China” (Bóng đen kiểm duyệt: Kiểm soát thông tin ở Tàu Cộng). Bà là nhà kinh tế nổi tiếng người TQ, bà thường xuyên viết về các vấn đề xã hội và kinh tế hiện thời của Tàu Cộng. Bà cho biết: “Bước sang thế kỷ 21, Đại Lục vẫn còn là một đế chế. Một số lượng nhỏ tầng lớp thượng lưu nắm quyền kiểm soát hầu hết tài sản và quyền lực, trong khi đại đa số nông dân đang sống trong tình trạng nguy khốn!”
Gần đây, học giả Tư Trung Quân nhận xét: “Đã 100 năm trôi qua và không có một cải thiện nào, trên cùng vẫn là Từ Hy Thái Hậu và dưới đáy là Nghĩa Hoà Đoàn”. Ông nhắc tới Từ Hy Thái Hậu, người thống trị nhà Thanh, ám chỉ về những người đứng đầu hiện nay và Nghĩa Hòa Đoàn là muốn nói đến hàng triệu người TQ bị tước quyền công dân, những người có lúc đã toan làm cách mạng. Bất chấp các lời hứa cơ bản của ĐCSTQ, sự chuyển đổi thực sự của cấu trúc xã hội ở Đại Lục vẫn không diễn ra. Tầng lớp thượng lưu vẫn nắm trong tay hầu hết tài sản quốc gia, trong khi tầng lớp trung lưu chỉ chiếm phần rất nhỏ.
Khi mọi người đề cập đến việc TC có bao nhiêu “tỷ phú”, đây là con số đáng ghi nhớ vì nó phản ảnh rõ rệt sự thất bại của các dự án tái cơ cấu xã hội. Đó là sự thất bại hoàn toàn trong việc phân chia một cách công bằng các lợi ích của sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của TC. Điều này liên quan đến những câu hỏi sâu sắc về hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý và làm thế nào các chi phí và lợi nhuận của xã hội được phân chia đồng đều. Trong các nền kinh tế thị trường hiện đại, sự phân chia thu nhập diễn ra giữa người lao động, người sử dụng lao động và ĐCSTQ & Nhà nước.
Các nhà nghiên cứu nhìn chung tin rằng, việc nầy là do chi tiêu của chính phủ được triển khai nhằm nâng cao mức thu hồi vốn, sự phân bổ vốn ban đầu được quyết định chủ yếu dựa trên chính sách của chính phủ và chủ nghĩa bè phái, điều làm cho những khoản lợi nhuận to lớn đổ về những người thân cận với quyền lực, trong khi tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trung bình và nhỏ thì bị vắt kiệt.
Tất cả mọi người dân ở Đại Lục đều biết việc nầy xảy ra như thế nào: số lượng quan chức tham nhũng tăng lên hàng năm, các khoản hối lộ trở nên khổng lồ và các dự án, chương trình khuyến mại và chứng khoán trong các công ty được dùng để mua các quan chức. Những quan chức này sau đó lợi dụng quyền lực chính trị của họ để bảo vệ các lợi nhuận quá mức của các ngành công nghiệp mà họ nhận tiền. Vì những việc này, các doanh nghiệp bình thường và tuân thủ luật pháp rất khó khăn để hoạt động, làm giảm toàn bộ hiệu suất của xã hội. Vì thế, chúng tiếp tục làm lệch sự phân chia tài sản.
Một báo cáo mới công bố ngày 25/7/2015 của Đại học Bắc Kinh đã đưa ra con số báo động về chênh lệch giàu nghèo ở Đại Lục. Dựa trên số liệu thu thập năm 2012, báo cáo cho biết 1% các gia đình giàu có sở hữu tới 1/3 giá trị tài sản của quốc gia. Cũng theo báo cáo nầy, được đăng tải trên trang điện tử của Nhân Dân Nhật Báo, tổng giá trị tài sản của 25% các gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 1%. Tờ Nhân Dân Nhật Báo cho rằng, sự khác biệt về tiền lương ở các thành phố và khu vực nông thôn là nguyên nhân chính dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo.
Trả lời phỏng vấn của Deutsche Welle (Làn sống Đức), nhà văn, luật sư, nhà kinh tế học James Rickards cho biết, Tàu Cộng ngày nay đã vượt quá xa khoảng cách giàu nghèo. Sự bùng nổ của kinh tế TC trong 3 thập kỷ vừa qua đã đưa con số triệu phú & tỷ phú ở nước này tăng đột biến. Những người giàu tại TC giờ đây mua vàng, sắm đồ xa xỉ, xe hơi đắt tiền và các biệt thự lộng lẫy, sẵn sàng chi tiền cho con cái ra nước ngoài du học…thế nhưng ngược lại, những người nghèo đang oằn lưng với gánh nợ nần chồng chất, học phí cho con cái và tiết kiệm lúc về hưu. Tại các tỉnh nghèo nông thôn sống trong cảnh nghèo đói, nhiều trẻ em phải mất 2 hoặc 3 tiếng để đi bộ tới truờng. Các chi phí tại những vùng nầy chiếm 60% mức thu nhập trung bình của người dân, do vậy nhiều người dân đã không thể đi khám bịnh khi đau ốm vì không có đủ tiền.
Trên thực tế, tài sản quốc gia của TC bị rơi vào túi các tham quan, các doanh nghiệp trong nước và các công ty tư nhân có quan hệ mật thiết với chính quyền. Đã có dấu hiệu cho thấy đám quan chức tham nhũng không hề quan tâm đến sự ổn định xã hội. Họ sẵn sàng vơ vét thật nhiều tiền và tuồn ra nước ngoài để lại đằng sau một xã hội phân hóa giàu nghèo, mất ổn định.
                                                                       *
Theo James Griffiths – phóng viên danh tiếng hãng thông tấn CNN – nhận định: “Lực lượng lao động đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế tại Đại Lục. Nhưng, hiện nay nhà cầm quyền Cộng sản TQ rêu rao là giai cấp công nhân là một lực lượng đang đe dọa đến an ninh chính trị của nước nầy. Mới đây, bản án dành cho 8 công nhân biểu tình đã bị tòa án Nhân dân của ĐCSTQ kết án họ: mỗi người từ 6 đến 8 tháng tù. Họ bị tội gì vậy?- Biểu tình phản đối đi làm không được trả lương!”
Sự kiện nầy đã chứng minh tòa án NDTQ đúng là một trò hề lố bịch, vạch mặt cái bản chất thô bỉ giả dối của cái gọi là chính quyền của giai cấp công nhân khiến hàng trăm người phẫn nộ đổ tràn ra các quảng trường hô hào: “Đả đảo bọn tham quang tư bản Đỏ” và kêu gọi mọi người ủng hộ đòi lại công bằng cho giai cấp công nhân đã phải đi làm không được trả lương. Trong khi bọn công tố viên của ĐCSTQ đang tuyên án họ một cách bất công phi lý với lý do tuyên truyền hết sức hổn xược bố láo được loan tải trên hệ thống truyền thông báo chí do ĐCSTQ độc quyền kiểm soát là các phạm nhân này cần phải được quản chế để “giáo dục về luật pháp”.
Vào năm 2010, cuộc đình công của công nhân tại các phân xưởng lấp ráp của hãng Honda ở Nanhai đã báo hiệu cho thời điểm chín muồi của cao trào đấu tranh đòi bình đẳng lao động cho giới công nhân thợ thuyền TC và lần đầu tiên các công nhân trẻ đã thành công khi họ vùng lên đòi hỏi công bằng cho quyền lợi của giới lao động tại Hoa Lục, theo nhận định của Eli Friedman, tác giả cuốn sách “Insurgency Trap: Labor Politics in Postsocialist China”:
  • Tổng cộng có 2726 vụ đình công và bạo loạn năm 2015.
  • Hiện nay có 74 vụ đình công và bạo loạn mỗi ngày.
  • Riêng tỉnh Quảng Đông, tổng số vụ đình công và bạo loạn lên tới 418 vụ tính đến nay.
  • 1,8 triệu công sắp bị sa thãi trong năm nay.
Eli Friedman còn cho biết thêm: “Đã có biết bao nhiêu cuộc biểu tình vào mùa hè năm 2015 đòi tăng lương và trong một vài cuộc biểu tình, công đoàn tự lập đã được thành hình”. Giới phân tích cho rằng, “công đoàn tự lập” đã được thành hình bất chấp sự kiểm soát chặt chẽ của Liên Hội Thương Mại TQ, có tên gọi là All-China Federation of Trade Unions (AFCTU), kiểm soát toàn bộ lực lượng công nhân tại Đại Lục, một lực lượng công nhân lớn nhất thế giới.
Thành lập vào năm 1925 bởi ĐCSTQ, AFCTU nhanh chóng trở thành “Công đoàn Quốc doanh”, đại diện và kiểm soát mọi hoạt động của toàn bộ lực lượng công nhân TC cũng như là cơ quan quyết định đề ra tiêu chuẩn quyền lợi cho công nhân. Vì vậy, mọi công đoàn tự lập dù chính đáng của công nhân ngoài tầm kiểm soát của AFCTU điều coi là phạm pháp và có ý định chống lại Nhà nước.
Giám đốc thông tin của CLB, ông Geoff Crothall cho rằng: “Công đoàn quốc doanh AFCTU chẳng thể nào là công đoàn thật sự của giai cấp công nhân! Công nhân hoàn toàn không được bầu chọn người đại diện của mình trong Công đoàn quốc doanh AFCTU và tệ nạn hối lộ, lợi dụng chức quyền xảy ra cơm bữa trong công đoàn quốc doanh nầy”.
Ông Crohall còn cho biết là: “Hầu hết các công chức Nhà nước trong công đoàn quốc doanh AFCTU chẳng biết gì về cách thức tổ chức công đoàn cũng như hoàn cảnh bốc lột thực tế đang diễn ra tại các hãng xưởng,” ông khẳng định. “Các công chức công đoàn quốc doanh AFCTU chỉ ngắm nghía đến đặc quyền đặc lợi có được từ chức vụ của họ mà thôi!”. AFCTU cũng giữ thái độ im lặng không phản ứng trước bài viết này…
                                                                       *
Nếu năm 2015 được cho là năm kinh tế suy thoái và bộc phát đình công thì những năm tới đây, tình trạng đình công còn bộc phát mạnh hơn nữa, khi mà Bắc Kinh thực hiện quyết định sa thải cả triệu nhân công. Hãng tin Reuters thừa nhận là cả triệu công nhân sẽ bị nhà nước sa thải nhằm cắt giảm nợ công sẽ là một cuộc điều chỉnh quy mô nhất kể từ thập niên 1990, mà trong đó, chính phủ sẽ phải trả 11,2 tỷ USD trợ cấp cho gần 28 triệu công nhân thất nghiệp.
Tại Benxi, trung tâm kỹ nghệ tỉnh Lao Ninh, mọi người đã cảm nhận được sự u ám của sa thải và thất nghiệp. Công ty sắt thép quốc doanh tại nơi nầy đã cắt giảm lương bổng một cách tàn nhẫn để đối phó trước sự suy thoái nhu cầu sắt thép trên thị trường thế giới.
Bắc Kinh đổ lỗi sự nổi dậy của giới công nhân thợ thuyền là do các tổ chức dân sự thỉnh nguyện nằm ngoài sự kiểm soát của ĐCSTQ, gọi là NGOs (Non-Government Organizations) xúi giục. Các nhóm công đoàn tự phát hiếm hoi ở Đại Lục đã bị Tập Cận Bình dẹp tan khi ông ra lệnh bố ráp các nhóm NGOs thì vào tháng 12/2015, có hơn 18 Tổ chức công đoàn độc lập ở tỉnh Quảng Đông đã bị bắt giữ cũng như cực hình tra tấn dã man để gây sự hãi trong giới công nhân. Eli Friedman khẳng định rằng: “Bắc Kinh thật sự lo lắng giai cấp công nhân sẽ vùng lên làm cách mạng”.
Wu Guijun – nhà tranh đấu cho sự bình đẳng của công nhân ở Shenzhen – nói rằng: “Công nhân ở TQ rất ít hiểu biết về những quyền lợi mà họ có, nhưng mà ngày hôm nay, trước sự bốc lột và bất công mà họ chịu đựng bấy lâu, công nhân ở TQ chỉ có một ý nghĩ là quyết tâm duy nhất là tìm đủ mọi cách đấu tranh để đòi lại cho bằng được quyền lợi mà họ bị tước đoạt”.
                                                                       *
Theo nhật báo Anh The Guardian số ra ngày 07/4/2016, 1/3 số công ty bình phong Offshore do công ty luật Mossack Fonseca thiết lập để giúp trốn thuế hay che giấu tài sản đều do đề xuất của gần một chục văn phòng tại Tàu Cộng của công ty luật nầy. Các tiết lộ trong “hồ sơ Panama” đang làm rõ hình ảnh của các thành phần gọi là “giới quý tộc đỏ” tại Đại Lục.
Theo Stephane Lagarde, nguyên thông tín viên RFI, dựa theo những lời chế diễu trên mạng TQ hôm thứ năm tuần qua – Nếu không phải là ngươi, thì là anh vợ ngươi – thì vụ tai tiếng Panama Papers đã tạo ra một nạn nhân đầu tiên ở Đại Lục: Đó là từ ngữ “Jie fu”, có nghĩa là “tả phu” hay “tỷ phu”, nghĩa là “anh rể”.
Từ ngữ nầy đã hoàn toàn biến mất khỏi các màn hình vi tính dưới nhát kéo của guồng máy kiểm duyệt, nhất là trên mạng Vi Bác. Chỉ trong một sớm một chiều, từ ngữ Panama đã bị các nhà kiểm duyệt gạch bỏ, nếu không phải là trên bản đồ thì ít ra là trên các công cụ tìm kiếm.
Nhưng, tại sao từ “anh rể” lại bị kiểm duyệt? Rất đơn giản: Đó là vì trong danh sách các đại gia bị nêu tên trong “Panama Papers” có ông Deng Jiagui (Đặng Gia Quý) và nhân vật nầy không ai khác hơn là “anh rể của Chủ tịch Tập Cận Bình”, tức là chồng của bà Tập Kiều Kiều (Qi Qiao Qiao) là chị ruột của của lãnh đạo TQ. Ông Đặng Gia Quý là người điều hành 2 công ty đăng ký ở đảo Virgin thuộc Anh trong gần 2 năm. Ông anh rể quý báu Deng Jiagui đã ném một đống phân vào mặt Tập Cận Bình, vì họ Tập luôn nhắc đi nhắc lại là lãnh đạo phải làm gương, phải cho thấy thấy lối sống đơn giản, chừng mực. Nếp sống xa hoa, đồi trụy trong ĐCSTQ giờ đây đã bị chính thức đàn áp.
                                                                       *
Rõ ràng, trên 500 triệu người giai cấp công nhân thất nghiệp không công ăn việc làm, chỉ sống với 01 USD một ngày và giới lao động hiện nay đang làm thay đổi bộ mặt ĐCSTQ độc tài toàn trị. Giới công nhân đã khám phá ra sức mạnh của họ, khi họ theo dõi tin tức trên mạng lưới Internet thấy người lao động ở các nơi khác đã tranh đấu và thành công. Giới truyền thông, báo chí ở Đại Lục càng bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ thì càng uất ức, được cơ hội là họ tìm cách phá rào. Từ trước tới nay, giới truyền thông vẫn bị cấm đoán không được loan tin về các cuộc đình công.
Một nhà tranh đấu cho quyền lợi công nhân ở Đại Lục là ông Han Dongfang (Hàn Đông Phương) đang sống tại Hong Kong lên tiếng kêu gọi giới lao động phải giành lấy quyền thương thuyết tập thể để tự bảo vệ quyền lợi; thay vì, để cho công đoàn của ĐCSTQ độc quyền đại diện cho họ. Ông cho rằng, giới lao động ở Đại Lục mới chỉ hạn chế các cuộc đấu tranh trong “phạm vi kinh tế”, không có những “vận động chính trị” như các công nhân Ba Lan năm 1980. Nhưng, các quyền lợi kinh tế sẽ thúc đẩy họ vuơn lên thành sức mạnh đấu tranh chính trị với chế độ độc tài hiện nay, khi họ nhìn thấy những cuộc đấu tranh của công nhân ở hãng Honda và Hồng Hải thành công. Hồng Hải đã phải tăng lương trung bình 20%, Honda xin tăng 24% nhưng chưa được chấp thuận:
  • NHÀ MÁY HONDA: Tại Phật Sơn chuyên sản xuất bộ phận “transmission” gần 2000 công nhân đình công, đòi tăng thêm lương 50%. Hãng Honda đã đề nghị tăng 24% nhưng công nhân chưa chấp nhận. Vì thiếu bộ phận này, các nhà máy khác của hãng Honda trên toàn quốc đã phải ngưng hoạt động. Giới công nhân khám phá ra sức mạnh của họ, khi họ theo dõi tin tức trên mạng lưới internet thấy người lao động ở các nơi khác đã tranh đấu và thành công.
  • HÃNG FOXCONN: Ở Thẩm Quyến, tình trạng lương bổng thấp đã được đưa lên mặt báo ở Đại Lục một cách rầm rộ, sau khi bản tin về những vụ tự tử của công nhân tại nhà máy nầy làm chấn động cả Hoa Lục & Đài Loan. Công ty này chuyên sản xuất các bộ phận điện tử tên Hồng Hải Tinh Mật Công ty do vốn của Đài Loan. Foxconn sử dụng 300.000 công nhân. Trên toàn Hoa Lục, Hồng Hải có 20 nhà máy với 800.000 công nhân chuyên cung cấp bộ phận điện tử cho các từ Apple, Sony, Nokia, HP và Dell. Từ đầu năm 2010 tới tháng 5/2010 đã có 12 công nhân trẻ lao mình từ lầu cao xuống đất tự tử, vì tiền lương thấp không đủ trang trải cho đời sống ngày càng đắt đỏ.
Các điều kiện khách quan về dân số, gia tăng sức mạnh cho giới lao động sẽ buộc ĐCSTQ phải nhượng bộ. Họ sẽ phải tiến tới việc công nhận quyền “lập công đoàn” của người lao động. Một khi, ĐCSTQ chịu mất một thứ độc quyền trong hệ thống cai trị độc tài hơn 1,3 tỷ người. Chắc chắn xã hội Đại Lục sẽ thay đổi, họ sẽ phải buộc tiến tới việc công nhận quyền lập công đoàn của giới lao động, mà “Hồ sơ Panama” vạch trần những gương mặt lãnh đạo chóp bu tham nhũng thối nát, trong đó có chủ tịch Tập Cận Bình.
Hồ sơ Panama sẽ góp phần làm thành cơn bão chính trị, khiến giai cấp công nhân lao động nghèo khổ phẫn nộ vùng lên đấu tranh, ĐCSTQ buộc phải thay đổi bộ mặt chế độ độc tài toàn trịđể thích ứng với tình thế, nếu không muốn ĐCSTQ phải sụp đổ toàn diện. Thay đổi “kinh tế trước” và sẽ phải thay đổi “chính trị sau”. Kinh tế thế nào thì chính trị phải thế đó. Đó là trường hợp Việt Nam, càng phụ thuộc Tàu Cộng về kinh tế thì phải phụ thuộc về chính trị vì đó là quy luật…
Theo VietNamDalily.News

No comments:

Post a Comment