Sunday, April 17, 2016

Australia sẵn sàng bóp nghẹt Trung Quốc

Minh Thành-17/04/2016 09:00

(Baodatviet) - Australia coi trọng quan hệ kinh tế, song sẵn sàng cho kịch bản tấn công ồ ạt và bóp nghẹt Trung Quốc nếu chiến tranh xảy ra.

Mối lợi kinh tế
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull vừa có chuyến thăm 2 ngày (14-15/4) tới Trung Quốc trong bối cảnh hai nước có những bất đồng gay gắt về vấn đề Biển Đông nhưng lại cần nhau trong hợp tác kinh tế.
Chặng dừng chân đầu tiên của ông Turnbull là ở Thượng Hải, nơi ông tham dự diễn đàn doanh nghiệp trong khuôn khổ “Tuần lễ Australia ở Trung Quốc”.
Hơn 1.000 doanh nghiệp Australia, phái đoàn lớn nhất từ trước tới nay, tháp tùng ông Turnbull tới Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội làm ăn với quốc gia tỷ dân châu Á.
Australia san sang bop nghet Trung Quoc
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 15/4
Trong bài phát biểu trước gần 2.000 doanh nghiệp hai bên, Thủ tướng Turnbull đã ca ngợi sự đổi mới của Trung Quốc và cho rằng Australia mong đợi có thể gặt hái những lợi ích to lớn từ nguồn vốn đầu tư và liên doanh mạnh mẽ của Thượng Hải.
Tại “Tuần lễ Australia ở Trung Quốc”, tất cả mọi thứ từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến thực phẩm chức năng của Australia đang được giới thiệu với hy vọng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương đạt 150 tỷ AUD và có hơn 1 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc tới Australia.
Các nhà sản xuất nông sản Australia vừa phát động một chiến dịch xây dựng thương hiệu xuất khẩu mới thống nhất với tên gọi là ASA100 nhằm tận dụng hơn nữa Hiệp định thương mại tự do Australia-Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 12/2015.
Tuy nhiên, thương mại không phải là vấn đề duy nhất được đặt trên bàn nghị sự. Với tư cách là đồng minh thân cận của Mỹ và một thành tố trong bộ ba Mỹ-Nhật-Australia đang nổi lên, Thủ tướng Australia cũng đề cập tới cả vấn đề Biển Đông và Hoa Đông.
Từ trước tới nay, Australia luôn khẳng định không đứng về bên nào và chỉ kêu gọi một giải pháp hòa bình nhằm tránh làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Nhưng với tầm quan trọng của Biển Đông, Australia cũng không thể “làm ngơ” trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc. Hơn 60% hàng hóa quốc tế của Australia đi qua Biển Đông.
Australia san sang bop nghet Trung Quoc
Trung Quốc không hài lòng kế hoạch Mỹ triển khai máy bay ném bom B-1 tới Australia
Ông Turnbull đã mô tả việc Trung Quốc cho triển khai các tên lửa đất đối không trong khu vực này là "đi ngược lại các lợi ích". Đây cũng là tuyên bố được Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nêu ra trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 2/2016.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng đã bày tỏ sự không hài lòng với kế hoạch mới của Australia về tăng chi tiêu quốc phòng, cũng như các cuộc đàm phán để Mỹ bố trí luân phiên máy bay ném bom B-1 ở Vùng lãnh thổ phía Bắc Australia.
Bóp nghẹt Trung Quốc
Giới chuyên gia Australia thời gian qua cũng kêu gọi tăng cường hợp tác với Mỹ và Nhật Bản nhằm ngăn chặn các hành động được đánh giá là “đe dọa môi trường an ninh” mà Trung Quốc đang tiến hành ở Biển Đông và Hoa Đông.
Trong báo cáo “Hợp tác trên biển Australia-Nhật Bản-Mỹ”, chuyên gia Australia Andrew Shearer kêu gọi hợp tác quân sự lớn hơn với Mỹ và Nhật Bản, đề xuất lập một “liên minh phòng vệ” để ứng phó với Trung Quốc.
Chuyên gia Andrew Shearer từng là Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Thủ tướng John Howard và Tony Abbott của Australia.
Giới phân tích bình luận rằng liên minh phòng vệ này không khác gì mấy liên minh quân sự chuẩn bị cho một cuộc chiến với Trung Quốc, giống như các liên minh trong hai cuộc chiến tranh thế giới trước đây.
Báo cáo đưa ra những khuyến nghị cụ thể để tăng cường phối hợp hoạt động tình báo và giám sát, chống tàu ngầm, các lực lượng đổ bộ và đảm bảo hậu cần, bên cạnh những nỗ lực hợp tác thường xuyên của quân đội các nước này trong việc đối phó thiên tai, cướp biển và khủng bố.
Tác giả Andrew Shearer nhấn mạnh “mối quan tâm trước hết của các nhà hoạch định chính sách quốc phòng của Mỹ” là việc Trung Quốc đang phát triển những loại vũ khí A2/AD - chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực, nhằm đối phó với quân đội Mỹ ở các vùng biển ngoài khơi trong trường hợp xung đột xảy ra.
Sự quan tâm của Lầu Năm Góc tới vấn đề “tự do hàng hải” và hệ thống vũ khí A2/AD của Trung Quốc trực tiếp bắt nguồn từ chiến lược quân sự của Mỹ chuẩn bị cho chiến tranh với Trung Quốc - Cuộc chiến trên không và trên biển.
Australia san sang bop nghet Trung Quoc
Australia bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông
Cơ sở của chiến lược này là khả năng tấn công bằng tên lửa và máy bay ồ ạt vào nội địa Trung Quốc từ các tàu chiến và tàu ngầm ở các vùng biển xung quanh, cũng như từ các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Australia và Nhật Bản có vai trò trung tâm trong cuộc chiến này và các chiến lược có liên quan, bao gồm cả việc phong tỏa Trung Quốc trên biển (cắt đứt đường vận chuyển hàng hóa trên biển của Trung Quốc) để "bóp nghẹt" nền kinh tế nước này.
Nhật Bản có thể đóng vị trí trung tâm trong cuộc chiến chớp nhoáng đó và “có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược ngăn chặn từ ngoài biển.
Báo cáo xác định vai trò của Australia giống như trong Thế chiến II: “Là cơ sở hậu cần sống còn và cầu nối quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”.
Báo cáo cũng lưu ý rằng Australia đã tham gia thảo luận về cuộc chiến trên biển và trên không với các quan chức quốc phòng Mỹ “và có thể có những đóng góp phù hợp để hỗ trợ cho những hành động nói trên”.
Đặc biệt, tàu ngầm của Australia có thể được huy động triển khai xung quanh các bán đảo có vị trí chiến lược giữa khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương trong bất kỳ kịch bản xung đột trên biển nào”.
Australia san sang bop nghet Trung Quoc
Chuyên gia Australia kêu gọi tăng cường hợp tác trên biển với Mỹ và Nhật Bản nhằm đối phó Trung Quốc
Trong liên minh ba bên, Australia và Nhật Bản được mô tả như những địa đầu phía Bắc và phía Nam ở khu vực Thái Bình Dương.
Ba nước đã ký kết tuyên bố chung về hợp tác an ninh vào năm 2007 và tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền.
Năm 2015, Chính phủ của ông Abe đã làm mọi cách để thông qua một đạo luật về “quyền phòng vệ tập thể”. Đạo luật này "mở đường" cho quân đội Nhật Bản trực tiếp tham chiến ở nước ngoài khi các đồng minh của nước này bị xâm lược.
Australia cũng đang có kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm với chi phí ít nhất 50 tỷ AUD và thêm 100 tỷ AUD nữa cho việc duy trì hoạt động các tàu ngầm này. Giới chuyên gia Australia công khai kêu gọi lựa chọn nhà thầu Nhật Bản vì những lý do chiến lược.
Ngay từ năm 2007, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình đã kêu gọi tăng cường hợp tác 4 bên gồm Mỹ-Nhật Bản-Australia-Ấn Độ. Tuy nhiên, Thủ tướng Australia khi đó là Kevin Rudd đã bác bỏ sáng kiến của Nhật Bản.
Theo giới phaant tích, việc Australia đơn phương rút khỏi sáng kiến này khiến Mỹ xa lánh Canberra và khiến ông Rudd bị phế truất bởi lực lượng Công đảng có nhiều quan hệ với Mỹ.

No comments:

Post a Comment