Sunday, March 27, 2016

Luồn nách chỉ bài: Đúng là một thế võ hiểm!

Lê Hùng | 26/03/2016 13:00

Luồn nách chỉ bài: Đúng là một thế võ hiểm!


Chỉ bài Anh văn mà dùng tay phía dưới, trong khi tay trên vai thừa sức hướng dẫn học sinh. Thầy giáo cứ nhằm các nữ sinh mà luồn nách chỉ bài trong thời gian dài...

Luồn nách chỉ bài - Nghe như một thế võ hiểm, mới được phát minh. Còn nhìn ảnh thì đúng là một thế võ nực cười!
Không bình luận về góc độ luật, cái đó các luật sư đã phân tích kỹ rồi. Chỉ xin nêu một vài băn khoăn thắc mắc về cách giải thích của thầy giáo và nhận xét của nhà trường về hình ảnh được “trưng” trên mạng.
“Tay trên, tay dưới” ghì tay vào vai đối thủ. Nếu đối phương muốn ngẩng lên hoặc gập người xuống để thoát cũng rất khó.
Miếng võ thoát hiểm tốt nhất mà em học sinh đã dùng là chịu ngồi yên (đã nhiều lần rồi và không chỉ riêng em bị luồn nách chỉ bài). Sau đó một người bạn khác chụp ảnh làm bằng chứng.
Chỉ bài Anh văn mà dùng tay phía dưới, trong khi tay trên vai thừa sức hướng dẫn học sinh. Mà, nếu là môn Hình học hay Điện gì đó thì còn có lý do. Điểm A, hình B hay chiều dòng điện này nọ, phải chỉ tận nơi.
Đằng này, thầy giáo cứ nhằm các nữ sinh mà luồn nách chỉ bài an toàn trong một thời gian dài, nếu không có cái ảnh kia và mạng internet.
Vậy là có vấn đề rồi!
Nhà trường đánh giá thầy giáo có đạo đức tốt. Vậy là có hai thầy trong một con người.
Thầy dạy giỏi, thái độ đúng mực ở trường, trước mặt đồng nghiệp và lãnh đạo. Thầy khác giúp vợ dạy thêm ở nhà là võ sư chuyên dùng một thế võ quen thuộc trong nhiều năm... đối với nữ sinh.

Thầy giáo 1 tay để trên vai, 1 tay luồn dưới nách nữ sinh để chỉ bài. Ảnh: Công an TPHCM
Thầy giáo 1 tay để trên vai, 1 tay luồn dưới nách nữ sinh để chỉ bài. Ảnh: Công an TPHCM
Cách mà thầy giáo giải thích cũng như nội dung phân bua luồn nách chỉ bài” cho “dễ” để không làm đau các em là không chấp nhận được!
Tất nhiên có lỗi thì phải chống chế. Nhưng những người đọc và nhìn thấy tấm ảnh không khỏi băn khoăn: Thầy coi mọi người là con nít hay sao mà giải thích vậy!
Thôi thì đã có hình thức khiển trách hoặc phê bình “nghiêm khắc” rồi, thầy phải rút kinh nghiệm, đừng như vậy nữa, đừng làm xấu hình ảnh người thầy kính yêu mà thế hệ nào cũng có khi trải qua thời học trò đáng nhớ.
Cũng là một hiện tượng thường gặp vì tế nhị mà ít khi học sinh dám nói ra.
Cũng là lời cảnh báo với các vị phụ huynh khi cho con đi học thêm, sinh hoạt ngoài giờ.
Dù sao bức ảnh cũng có những tác động nhất định đến nhận thức của nhiều lứa tuổi học sinh, các bậc cha mẹ và những người đang hoạt động trong ngành.
Theo Trí Thức Trẻ

No comments:

Post a Comment