Có nằm mơ cũng khó nghĩ tới chuyện lãnh đạo Công ty CP vận tải đường sắt HN lại có ý định chẳng giống ai là mua toa tàu cũ Trung Quốc.
Suy nghĩ chẳng giống ai
Việc Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Hà Nội đàm phán để mua 164 toa tàu chở hàng đã qua sử dụng của Cục Đường sắt Côn Minh Trung Quốc, nếu không sớm được phát giác rất có thể trở thành thảm họa đối với ngành giao thông vận tải nói riêng và đất nước nói chung.
Thảm họa là bởi, nếu không tỉnh táo, chúng ta đã hao phí khoản tiền lớn để mua về “đống sắt vụ” đã có thời hạn sử dụng hơn 20 năm. Trong khi đó, người mua chưa tính toán hết những hệ lụy phát sinh từ cỗ máy già nua đó mang lại.
Còn đối với đất nước, nếu 164 toa tàu cũ này được nhập về Việt Nam, nó sẽ “góp phần” đưa đất nước trở thành bãi thải công nghệ của thế giới trong thời gian không xa.
Ấy vậy mà trả lời với báo chí về việc mua toa tàu cũ Trung Quốc, vị lãnh đạo Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội cho biết: “Mình ít tiền nên tính toán kiểu con nhà nghèo.
Cụ thể, để đóng một toa xe hàng mới trong nước chi phí mất 1 tỷ; trong khi họ chào bán 200 triệu đồng/toa tàu cũ.”, (Báo Tiền Phong 4/2 hôm đưa tin).
Thật không thể tin nổi, có nằm mơ, người ta cũng khó nghĩ tới chuyện lãnh đạo một Công ty đường sắt lại có ý định chẳng giống ai này.
Là lãnh đạo đơn vị liên quan tới vận tải đường sắt, lẽ nào ông Tổng giám đốc Nguyễn Văn Hiệp không hiểu cỗ máy già nua ấy nếu được nhập về sẽ gây hậu quả như thế nào đối với môi trường, chi phí sửa chữa, bảo trì cũng như chất lượng vận tải...
Rồi khi phát sinh những hệ lụy, tiêu cực trong quá trình vận hành sản phẩm, ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm hay lại... hòa cả làng?
(Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: TTXVN)
Cái cách mà vị Tổng Giám đốc này thanh minh cho việc gửi công văn vượt cấp tới Bộ Giao thông vận tải nghe cũng nực cười: “Tôi không nắm chắc về quy trình nên đã gửi công văn lên thẳng Bộ Giao thông vận tải và Bộ Khoa học công nghệ…”.
Lẽ nào, là lãnh đạo cao nhất của Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội, ông cũng không biết báo cáo văn bản như thế nào cho đúng? Hay ông có vấn đề về tâm lý?
Cần phải nói thêm rằng, vụ việc nếu không được dư luận phanh phui, sự quyết liệt cả lãnh đao Bộ Giao thông có lẽ chúng ta đã mất hàng tỷ đồng để mua về những đống sắt vụn di động.
Trước đó không lâu, ngành giao thông vận tải cũng “dính phốt” khi cục "cục sắt vụn" - ụ nổi 83M từng được cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines Dương Chí Dũng quyết định mua về với giá 9 triệu USD...
“Có dấu hiệu tham nhũng chính sách”
Ngay sai khi phát hiện sự việc Bộ trưởng Đinh La Thăng đã lý Quyết định số 1484/BGTVT-TCCB yêu cầu kiểm điểm cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, trong đó có việc cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội.
Quyết định kịp thời, sáng suốt của Bộ trưởng Thăng thời điểm bấy giờ được dư luận hết sức đồng tình ủng hộ.
Một số ý kiến cho rằng, cần điều tra dấu hiệu tham nhũng trong vụ việc thực hiện giao dịch (chưa hoàn thiện) giữa các bên có liên quan, đặc biệt là Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội
Bình luận về vấn đề này, hôm 5/2, trao đổi với phóng vên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lê Văn Công, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng, đây là hành nguy hại, tác động xấu tới dư luận.
“Trong khi chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì hành động của vị Tổng giám đốc Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội đang kéo lùi sự phát triển của ngành đường sắt nói riêng và đất nước nói chung”, ông Cuông nói.
Ông Lê Văn Cuông (ảnh: QUỐC TOẢN).
Ông Lê Văn Cuông cũng cho rằng, việc lãnh đạo Công ty trên đã thực hiện đàm phán, mua các toa tàu cũ của Trung Quốc có động cơ không lành mạnh.
“Xét về khách quan, đây có thể do nhận thức của một số lãnh đạo chưa cao, không sát với thực tế và không có chiến lược lâu dài trong lộ trình phát triển của đất nước.
Điều quan trọng hơn, phía sau đề xuất này biểu hiện động cơ không trong sáng. Đây có thể là cái cách để người ta kiếm hoa hồng, phần trăm chênh lệch khi mua đồ cũ. Vụ việc có dấu hiệu tham nhũng chính sách.
Vì động cơ không trong sáng, nên đơn vị được giao nhiệm vụ không báo cáo với đơn vị quản lý trực tiếp mà báo cáo vượt cấp lên Bộ Giao thông vận tải.
Trong khi đó, vấn đề mua, bán lẽ ra phải được bàn thảo, tranh thủ ý kiến dư luận thì họ lại không làm. Ở đây họ cố tình tìm con đường ngắn, bằng một mối quan hệ nào đó, nhằm thực hiện ý đồ không tốt.
Nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nếu giao dịch nói trên được thực hiện trót lọt, thì hậu quả sẽ khó lường. Quan trong hơn, sẽ gây thất thiệt nghiêm trọng về kinh tế, tạo dư luận không tốt trong xã hội.
“Chúng ta cần xử lý mạnh tay những hiện tượng có dấu hiệu tham nhũng này, để làm bài học cho một số người đang có ý định tham nhũng…
Nói về quyết định của Bộ trường Đinh La Thăng về việc “xử” cán bộ vi phạm, ông Cuông nói: “Đây là sự quyết liệt của “Tư lệnh” ngành giao thông.
“Đó cũng là cách Bộ trưởng tuyên chiến với những biểu hiện tham ô, tham nhũng. Nếu cứ vỗ vai rút kinh nghiệm thì đối tượng có biểu hiện tham nhũng, đã tham nhũng sẽ có dấu hiệu nhờn thuốc. Khi đó mọi chuyện rất khó xử lý!
13:52 08/02/2016
Theo Giáo dục Việt Nam
No comments:
Post a Comment