Saturday, January 16, 2016

Lãnh đạo tương lai của Việt Nam không đơn thuần là 'thân Tây, thân Tàu'

Theo VNTB-16-01-2016
Thạch Lam Trần (VNTB) Từ ngày 20 – 28.01, Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến ​​sẽ triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ XII của mình. Đại hội lần này sẽ quyết định người lãnh đạo tiếp theo trong 5 năm tới.

VNTB - The Diplomat: Lãnh đạo tương lai của Việt Nam theo kiểu 'trong nó có ta, trong ta có nó'
Trong một bài viết mang tựa đề "Ai sẽ là lãnh đạo tương lai của Việt Nam" của Giáo sư Alexander Vuving, được đăng tải trên trang tin The Diplomat ngày 16.01 cho biết, theo các nguồn tin ngoại giao tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng sẽ có người đứng đầu với tên gọi Ngô Xuân Lịch. Bộ Công an là ông Tô Lâm. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ tiếp tục giữ cương vị hiện tại. Trong HN T.Ư 13 vào cuối năm 2015, nhiều khả năng, Bộ trưởng Bộ Công an hiện tại Trần Đại Quang sẽ trở thành Bí thư thành ủy Tp. HCM và Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương sẽ đứng đầu Đảng bộ Hà Nội.

Đối với 4 chức danh chủ chốt, Giáo sư Alexander Vuving cho hay, tại HN 13, ông Nguyễn Phú Trọng được xem là người duy nhất sẽ ở lại thêm 2 năm nữa, trước khi chuyển chức vụ này cho ông Trần Đại Quang hoặc Đinh Thế Huynh. Chủ tịch nước sẽ giao cho Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Nhưng bà PCT QH Kim Ngân và PTT Nguyễn Xuân Phúc cũng được xem là là ứng cử viên sáng giá cho chức vụ thủ tướng.

Nhưng đến HN 14, thì có khả năng ông Trần Đại Quang sẽ nắm giữ chức vụ Chủ tịch nước, PTT Nguyễn Xuân Phúc trở thành Thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là Chủ tịch Quốc Hội. Điểm nhấn HN lần thứ 14 là nhà nước Việt Nam thông qua Thỏa thuận TPP, đảm bảo Việt Nam sẽ ký và phê chuẩn hiệp ước ràng buộc.

Căng thẳng

Câu hỏi nóng nhất hiện nay là, theo Giáo sư Alexander Vuving, là “ai sẽ nắm giữ TBT trong nhiệm kỳ tới”. Ứng cử viên hàng đầu là TBT đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cả hai “vô cùng quyết tâm” để đảm nhiệm cương vị này trong 5 năm tới, và dưỡng như cả hai nằm ở trạng thái đối lập. 

Ông Nguyễn Phú Trọng là một “quan chức Đảng” (trung thành nguyên tắc Đảng), trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng là một “nhà đầu tư” (trung thành lợi nhuận). 

Nhưng Giáo sư Alexander Vuving lại cho rằng, việc cho ông Trọng là người thân Trung Quốc, chống Phương Tây, trong khi ông Dũng ngược lại trong thực tế không hề đơn gian như vậy, bởi quan điểm của 2 nhà lãnh đạo này mang nhiều sắc thái và phức tạp hơn nhiều. Trong quan hệ với Trung Quốc; sự ứng thế của mỗi bên là sự kết hợp độ khéo léo theo cách riêng của mình.

Một trong những tuyên bố cứng rắn của ông Dũng về mối quan hệ Việt - Trung là, “Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.” 

Khi giàn khoan dầu HY-981 gây khủng hoảng vào năm 2014, ông Thủ tướng chủ trương hành động pháp lý chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng gần đây, ông lại là nhà lãnh đạo Việt Nam duy nhất ôm lấy nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, khi lãnh đạo Trung Quốc có chuyến thăm Hà Nội vào đầu tháng 11 năm 2015. 

Và đáp lại, Tập Cận Bình đã để ngỏ lời mời ông Dũng đến thăm Trung Quốc trong tương lai, chứ không phải là ông Trọng hay ông Sang. Một nhà quan sát kỳ cựu quan hệ Trung-Việt đã nhận xét rằng đây là hiệu chấp thuận của Trung Quốc về nhà lãnh đạo tiếp theo của Việt Nam. Một số nhà phân tích cũng lưu ý rằng việc tái triển khai giàn khoan HY-981 gần đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thử nghiệm các chuyến bay trong một đường băng ở quần đảo Trường Sa, giữa thời gian các phiên họp tiền ĐH, có thể củng cố vị thế của ông Dũng.

Ngược lại, ý kiến ​​công khai của Trọng về quan hệ của Việt - Trung là đáng chú ý.

Khi đề cập đến việc quyết đoán chủ quyền của Trung Quốc trên vùng Biển Đông, ông Trong cho biết, “Đảm bảo duy trì nền độc lập và chủ quyền quốc gia, nhưng chúng ta cũng phải kiên quyết bảo vệ chế độ, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, duy trì một môi trường hòa bình và ổn định, duy trì quan hệ thân thiện với các nước, bao gồm cả Trung Quốc.”.

Phía sau hậu trường, ông Trọng thực hiện một số quyết định được xem là cứng rắn đối với Trung Quốc và mềm mỏng với Hoa Kỳ. Năm 2011, ông mạnh mẽ bảo vệ việc bổ nhiệm ông Phạm Bình Minh là Bộ trưởng Ngoại giao mới, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. (ông Minh là con trai của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch). Trong năm 2012, ông đứng đằng sau hỗ trợ thông qua Luật Biển của Việt Nam, vốn bị trì hoãn nhiều năm do sự phản đối của Trung Quốc. Gần đây hơn, vào năm 2015, ông tỏ ra nhượng bộ về vấn đề công đoàn lao động độc lập, mở đường cho Việt Nam để ký TPP.

Đảng và Chính phủ?

Nhiều nhà quan sát xem cuộc đấu đá chính trị ở Việt Nam là giữa Đảng và chính phủ, với hai người đứng đầu là TBT Trọng và TT Dũng.

Thực tế là không đơn giản như vậy. Trong khuôn khổ của thể chế một đảng-nhà nước, thì cấu trúc này có tính lưu động gắn với việc luân chuyển cán bộ, nơi các quan chức cấp cao kinh qua các vị trí, vai trò khác nhau trong bộ máy chính phủ và bộ máy Đảng ở cấp trung ương và cấp tỉnh. 

Ông Trọng và ông Dũng, đứng đầu hai cấu trúc, nhưng trong năm Phó Thủ tướng, chỉ có ông Hoàng Trung Hải - là đồng minh của ông Dũng, trong khi nhiều người đứng đầu Đảng bộ cấp tỉnh, bộ máy Đảng T.Ư lại là đồng minh của ông Thủ tướng. Và ngược lại đối với trường hợp ông Trọng. 

Ý thức hệ cũng mờ nhạt ngay cả đối với những người bảo thủ, dù Thủ tướng Dũng là một người gây nhiều tranh cải, nhưng vẫn có sự ủng hộ đối với ông, lý do ông thúc đẩy cải cách thể chế với thị trường. 2014 có thể được xem như một tuyên ngôn của cải cách. Cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, một người thiên hướng cải cách, đã cho rằng cải cách thể chế và dân chủ là hai động cơ chính của phát triển và thúc giục Đảng “giữ vững ngọn cờ dân chủ.” 

Yếu tố “cốt lõi của đổi mới là dân chủ hóa,” không khác nhiều với quan điểm của ông Nguyễn Trung, trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho biết, có một khoảng cách lớn giữa lời nói và việc làm của ông Dũng. Họ tin rằng ông Dũng sẵn sàng hy sinh lợi ích quốc gia cho lợi ích cá nhân và lợi ích gia đình mình. Tên của ông được mặc định với vụ bê bối của các tập đoàn lớn như Vinashin và Vinalines, gây thiệt hại hàng tỷ USD.

Trong khi đó, ông TBT Trọng là người ôn hòa với một số khuynh hướng bảo thủ, và có lúc ông đánh mất tính thực tế. Việc nhấn mạnh vai trò của khối nhà nước trong nền kinh tế ngán trở quá trình cải cách của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Trọng cũng đưa vào bộ máy nhiều nhà cải cách. Ông Vương Đình Huệ, một cựu Bộ trưởng Tài chính theo xu hướng cải cách - không phải là quá xa lạ với ông Trương Đình Tuyển, lại là người được ông Trọng bảo trợ thành người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương của Đảng (một tổ chức tái lập năm 2012)

Một người được bảo trợ khác của ông Trọng là Nguyễn Bá Thanh, “ông chủ Đà Nẵng”, được đưa vào Ban nội chính T.Ư (một ủy ban phòng chống tham nhũng của Đảng). Thanh, như một nhà đầu tư phương Tây đã nhận xét, gần với Lý Quang Diệu.

Sự phản đối quyết liệt của ông Trọng đối với quyền lực của ông Dũng, cũng thu hút được sự quan tâm của một số nhà cải cách, trước tương lai của một người vừa là “bạn thân” của chủ nghĩa tư bản, nhưng đi kèm đó là tham nhũng, cửa quyền hơn.

Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng giới tinh hoa đang phải đối mặt với một sự lựa chọn không hề dễ dàng, dù hy vọng của họ là mong muốn thấy một Việt Nam hóa hổ châu Á.

* Tác giả là Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

No comments:

Post a Comment