Friday, December 4, 2015

Vi tín dụng – khuyến khích tự lập để thoát nghèo ở VN

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2015-12-03 
kktl-622.jpg
Chị Thủy với sạp hàng bưởi và Thanh Trà, Bình Điền, được sự giúp đỡ của Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập. Ảnh chụp tháng 8/2015.
Vi Tín Dụng, Micro Finance Initiative, hay còn gọi là Tín Dụng Vi Mô, cho người nghèo vay vốn ân lời thấp để làm ăn trong phạm vi và khả năng của họ, mà sáng kiến và sự thành công đã mang lại cho tiến sĩ kinh tế Mohamad Yunus người Bangladesh giải Nobel Hòa Bình năm 2006.

Trung tâm Khuyến khích tự lập

Với ngân hàng GRAMEEN do ông sáng lập, tiến sĩ Mohamad Yunus, đã giúp nâng cao đời sống của bao nhiêu phụ nữ nghèo ở thôn quê Bangladesh. Mô hình vi tín dụng này được hai tổ chức người Việt hải ngoại, AVNES ở Pháp và HOPE ở Mỹ, đưa về một số địa phương ở Việt Nam mấy năm nay như ở huyện Lệ Thủy tỉn Quảng Bình, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, huyện Mỏ Cày Bắc rồi huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, và gần đây nhất là thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, thành phố Bảo lộc tỉnh Lâm Đồng, nơi có đông dân tọc thiểu số miền núi.
Tuy nhiên, theo một người đã sống tại Mỹ 55 năm, đã dành phần lớn thời gian vào những công việc từ thiện trong nước, tiến sĩ Phùng Liên Đoàn chuyên ngành các nhà máy điện hạt nhân, thì Việt Nam đã bắt nhập mô hình Tín Dụng Vi Mô của ông Mohamad Yunus rất sớm:
Tổ chức khuyến khích tự lập hoàn toàn nghĩ đến giúp đỡ người nghèo và nạn nhân chiến tranh Việt Nam. Tiền dành dụm của chính mình dành dụm thôi nhưng làm ở Mỹ thì được chính phủ miển thuế, bỏ hết tiền vào đó thì đỡ phải đóng thuế.
-Ông Phùng Liên Đoàn
“Ông Mohamad Yunus, tiến sĩ về phát triển kinh tề từ đại học Vanderbilt ở Tenessee, cũng là nơi mà tôi đã làm việc 20 năm. Mãi đến năm 1983, ý tưởng này mới được chính phủ Bangladesh cũng như các tổ chức thiện nguyện trên thế giới công nhận. Họ giúp cho ông Yunus lập ra nhà băng gọi là GRAMEEN Bank,, tiếng Bangladesh có nghĩa là làng xã.
Ở Việt Nam sau năm 1989 đã bắt nhập tư tưởng về Tín Dụng Vi Mô khá nhanh với 2 tổ chức. Từ 1991 ở Sài Gòn là CEP (Capital Aid Fund For Employment For The Poor), được nhiều tổ chức thiện nguyện trên thế giới giúp đỡ, đặc biệt những tổ chức ngoại viện của Úc, Hòa Lan và ngay cả Ford Foundation của Mỹ.
Ở Hà Nội thì có một tổ chức gọi là TYM, tiếng Việt Nam là Tao Yêu Mày, chắc có thể là “Ta Thương Yêu Nhau” . Thế nhưng TYM do Hội Phụ Nữ ở Hà Nội tổ chức, bắt đầu từ năm 1992.
Hai tổ chức này có thể nói là đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề tín dụng, bắt nhập với tư tưởng của ông Yunus rất nhanh chóng. CEP ngày nay có vốn 72 triệu USD, gần 500 nhân viên với 32 chi nhánh. Họ cho vay trung bình 300USD một người, tiền lời 1% mỗi tháng và đã cho vay được đến 91.000 lần. Tất cả các tổ chức vi mô ở Việt Nam đều do chính phủ bảo trợ cả. Theo tôi biết họ cho vay phân lời 1% mỗi tháng và đó là phân lời thấp hơn phân lời của GRAMEEN.”
Việt Nam còn có một ngân hàng rất lớn gọi là Ngân Hàng Người Nghèo do chính phủ lập ra, có tổng vốn năm ngàn năm trăm triệu đô la (5.500 triệu USD). Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn:
“Năm ngàn năm trăm triệu đô la, to gần bằng ngân hàng Grameen thề giới, phân lãi chỉ vào khoảng 6% mà thôi. Thế nhưng tôi nghe nói thể thức khá rườm rà, nạn cho vay không đúng đối tượng khá cao, nạn trây lì cũng khá nhiều. Vì thế cho nên sự thành công của Ngân Hàng Người Nghèo không rõ lắm, có những sự làm việc mà ta không biết được.
kktl-2-400.jpg
Hộ bán bánh mỳ ở Vỹ Dạ, được sự giúp đỡ của Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập. Ảnh chụp tháng 8/2015. PHOTO: TTKKTL.
Theo tôi, chính phủ có nhiều nguồn tiền, có tầm nhìn rất xa và rất rộng nhưng không thể để ý được những chuyện rất nhỏ tại làng xã, tại những nơi xa xôi. Thành ra nói một đằng có thể làm một nẻo, muốn rất hay nhưng sự thực xảy ra lại không hay. Tốt nhất là để cho người dân tự lập, tự giám sát, nhất là để báo chí được quyền xông xáo vào những tổ chức dùng tiền của dân, dùng tiền của thuế má để làm tốt cho xã hội. Thay vì một tổ chức có 5.500 triệu USD thì làm 100 tổ chức đi, và mỗi tổ chức bắt buộc phải rất là minh bạch, cho báo chí soi mói vào thì tự khắc là đâu sẽ vào đó. Người dân đủ thông minh để biết rằng mình được giúp đỡ hay mình bị lợi dụng.”
Tự lập, tự giám sát, minh bạch cũng chính là tôn chỉ và tiêu chí của ông Phùng Liên Đoàn khi thành lập tổ chức Khuyến Khích Tự Lập ở Huế:
“Tổ chức khuyến khích tự lập hoàn toàn nghĩ đến giúp đỡ người nghèo và nạn nhân chiến tranh Việt Nam. Tiền dành dụm của chính mình dành dụm thôi nhưng làm ở Mỹ thì được chính phủ miển thuế, bỏ hết tiền vào đó thì đỡ phải đóng thuế.
Năm 1999 Huế có nạn lụt rất lớn gọi là nạn lụt thế kỷ. Sự giúp đỡ của chúng tôi hồi đó ngang tầm với sự giúp đỡ của hầu hết các đại sứ quán ngoại quốc cỡ 100.000 USD. Giúp cơm ăn áo mặc cho những người mất nhà mất của, giúp cho học sinh có sách vở đi học.”
Sau trận lụt năm 1999, có một số bạn hữu ở Huế, ông Phùng Liên Đoàn nghĩ nên tổ chức làm chuyện gì có tính cách bền vững và công ích hơn: Đó là lần đầu tiên chúng tôi thành lập tổ chức Khuyến Khích Tự Lập ở Huế, được bạn hữu và chính quyền địa phương giúp đỡ.”

Làm việc vì tấm lòng

Phát triển dần thành Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập, tổ chức qui tụ được một số sinh viên, còn đi học hoặc đã tốt nghiệp, làm việc với mức lương thật khiêm tốn. Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập bắt đầu chương trình tín dụng vị mô với số tiền cho vay từ 100 UDS trở lên, mức lời cũng khiêm nhường với 8% một năm hoặc 0,6 % một tháng:
Đó là chúng tôi đi kiếm những người buôn bán đường phố, những người buôn thúng bán mẹt ở hàng cùng ngõ hẻm, hỏi họ có cách nào mà họ muốn dùng thêm vốn để cải thiện sự buôn bán của họ không.
-Ông Phùng Liên Đoàn
“Để họ trồng rau, nuôi gà, nuôi heo, trồng tiêu, bán cơm hến...tất cả những chuyện dân mình vẫn làm từ xưa đến nay. Đã 15 năm rồi, chúng tôi đã giúp đỡ hơn 20.000 gia đình tại 37 đến 40 phường xã khác nhau chung quanh Huế. Trung Tâm làm việc càng ngày càng tốt hơn, được Liên Hiệp Quốc cho giải thưởng, được nhiều tổ chức địa phương cũng như chính quyền địa phương công nhận.”
Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập có bốn hình thức cho vay. Thứ nhất, dịch vụ cho người sản xuất, có thể vay từ 100 đến 300USD, phân lãi 8% trên số tiền vay, trả trong vòng 12 tháng:
“Tức những người trồng rau, nuôi gà, nuôi heo... làm những chuyện từ nguyên liệu ra những vật liệu có thể đi bán được.”
Dịch vụ thứ hai từ 300 đến 500USD, giúp những người buôn hàng xén, buôn đồ gỗ, buôn đồ thủy tinh, bán cơm hến ... có đồng ra đồng vào hàng ngày:
“Những người đó có phân lãi cao hơn, 10% một năm vì có tiền đồng ra đồng vào. Tiền phân lãi khoảng 10% một năm.”
Dịch vụ thứ ba là thời vụ, thí dụ trước Tết hai tháng thì những người buôn bán cần thêm một số vốn để mua hàng vào:
“Chúng tôi chỉ cho vay khoảng 3 tháng thôi, hai tháng trước Tết và một thang sau Tết, tiền lãi khoảng 12 hay 13%, trong ba tháng phải trả.”
Hình thức cho vay thứ tư, được coi rất quan trọng và khởi sắc nhất của Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập, ông Phùng Liên Đoàn chia sẻ:
“Đó là chúng tôi đi kiếm những người buôn bán đường phố, những người buôn thúng bán mẹt ở hàng cùng ngõ hẻm, hỏi họ có cách nào mà họ muốn dùng thêm vốn để cải thiện sự buôn bán của họ không. Phần lớn đều nói là có, chúng tôi khuyến khích họ hai ba người chung nhau thành một tổ, cho họ vay chỉ cỡ 50 đến 100 đô la mà thôi. Phân lời 0,5% mỗi tháng, phải trả trong vòng 6 tháng để cho họ biết họ có trách nhiệm trả chứ không phải chúng tôi cho không.
Khoảng 3.000 người vay ba, bốn lần rồi thì họ không vay nữa, họ chê là chúng tôi cho vay quá ít. Chúng tôi lấy làm sung sướng khi họ chê như vậy, bởi vì họ chê như vậy tức là họ đã thành công rồi. Họ khoe rằng họ có thể đóng tiền cho con đi học, có thể mua được cái xe đạp, có thể mua được quần áo cho con cái . Đó là sự thành công làm chúng tôi sung sướng.”
kktl-400.jpg
Hộ đúc bờ lô ở Tây Lộc, được sự giúp đỡ của Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập. Ảnh chụp tháng 8/2015. PHOTO: TTKKTL.
Nhưng không phải lúc nào Khuyến Khích Tự Lập cũng thành công, bởi từng xảy ra trường hợp bất ưng mà mọi người lấy đó làm kinh nghiệm:
“Một trong những thất bại ê chế nhất là có một làng xã chúng tôi cho vay quá nhanh chóng, không làm giấy tờ cẩn thận, không giảng nghĩa cho họ rõ rằng, không thăm viếng họ đều vì họ ở quá xa. Rồi ông Trời đem tai họa đến cho họ, dịch heo dịch gà, làm tôm cá cũng bị chết. Thành ra một số người trây lì, một hai tháng không thấy chúng tôi eo éc gì cả thì họ trây lì thành năm sáu tháng. Cho đến khi cả làng xã thấy như vậy thì cũng trây lì luôn thành ra chúng tôi mất hai ba trăm triệu đồng tại một hai làng xã giống như vậy. Từ khi đó chúng tôi học hỏi được.”
Hàng ngày, nhân viên là những thanh niên thanh nữ cỡ 20 đến 30 tuổi, đạp xe đi thăm các hộ vay tiền ở các làng. Không chỉ cấp vi tín dụng, Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập còn thực hiện nhiều công tác xã hội và cộng đồng:
“Chúng tôi xây được 5 trường Tiểu Học và Mẫu Giáo, giúp xây hơn hai mươi nhà vệ sinh của các trường, các chợ, tổ chức nước sạch ở các chợ như chợ An Cựu để người buôn bán có thể giữ vệ sinh chung. Tiền lời thu được có khi dùng làm học bổng hoặc mua quần áo ấm để phân phát cho trẻ em những gia đình đang vay tiền của chúng tôi.”
Những điều tích cực cho người nghèo của ba mươi mấy bốn mươi làng xã quanh Huế không thể một mình Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập làm mà được:
“Đơn độc rất khó làm nên chuyện lớn. Chúng tôi cộng tác với nhiều hội bạn người Việt như Friend Of Hue Foundation,hội bạn ở bên Pháp như AVNES hoặc VietDreams chuyên làm hệ thống nước sạch cho các vùng thật xa. Chính những tổ chức thiện nguyện của người Việt ở nước ngoài cộng tác giúp người Việt mình.”
Từ San Jose, Bắc California, chủ tịch Hội Bạn Huế chuyên nuôi nấng giúp đỡ trẻ em đường phố ở Huế được đi học, luật sư Jenny Đỗ, nói về sự hỗ trợ và những dự án hỗn hợp mà hội của cô đã và đang cộng tác với bên hội của ông Phùng Liên Đoàn mười mấy năm qua:
“Khi tiếp nhận làm việc với Friends Of Hue, vì thấy chương trình làm việc của chú Phùng Liên Đoàn rất hữu hiệu cho nên chương trình cho vay vốn lấy lời thấp của Friends Of Hue hợp tác với chương trình bên đó. Mình hỗ trợ lẫn nhau để mỗi một cơ sở chỉ nên chú trọng vào những gì mình có thể làm giỏi nhất, hữu hiệu nhất.”
Một trong những thí dụ điển hình về việc chung mà Hội Bạn Huế cùng góp sức thực hiện với bên Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập là dự án trồng rừng, xây trường, xây nhà chạy lụt cho người cao tuổi tại hai vùng Xuân Thủy và Hương Bình:
“Cách trồng cây để cản lũ rất hữu hiệu mà chỉ trong vòng 5 năm, vì vậy Friends Of Hue đổ tất cả tiền đặt ra để bên hội của chú Đoàn quản lý cái dự án hỗn hợp đó. Công trình xây rừng đó về sau được UN Habitat công nhận là một chương trình có kết quả tốt. Ngược lại hội của chú Đoàn tương trợ lại cho bên hội của Jenny để huấn luyện, đào tạo và lo cho các cháu được ăn học.”
Đó là câu chuyện từ Vi Tín Dụng đến Khuyến Khích Tự Lập để thoát nghèo ở Việt Nam. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng. Thanh Trúc hẹn tái ngộ quí vị thứ Năm tuần 

No comments:

Post a Comment