HÀ NỘI (NV) - Trong báo cáo gửi Quốc Hội Việt Nam, Cục Chống Tham Nhũng của thanh tra chính phủ Việt Nam cho biết, từ đầu năm nay cho đến hết tháng 9, cơ quan này chỉ phát giác 4 vụ tham nhũng.
Tuy tàu của Biên Phòng Quảng Trị neo tại cảng nhưng trên hồ sơ thì lực lượng
này đã thực hiện 11 cuộc “tuần tra” trên biển để lấy 1.8 tỷ. Sau đó, viên đại tá
được xem là thủ phạm chính, được bầu làm Chính Uy Biên Phòng Quảng Trị.
(Hình: Lao Động)
này đã thực hiện 11 cuộc “tuần tra” trên biển để lấy 1.8 tỷ. Sau đó, viên đại tá
được xem là thủ phạm chính, được bầu làm Chính Uy Biên Phòng Quảng Trị.
(Hình: Lao Động)
Bốn vụ tham nhũng đó chỉ liên quan đến bốn cá nhân, tổng số tài sản bị tham nhũng chỉ vỏn vẹn... 297 triệu đồng Việt Nam!
Bình luận về báo cáo này, một đại biểu của tỉnh Quảng Trị tại Quốc Hội Việt Nam, nhận định, tham nhũng tại Việt Nam phổ biến tới mức, nhiều người than rằng, “Cán bộ liêm khiết giờ là của hiếm,” mức độ tham nhũng càng ngày càng nghiêm trọng, chi phối cả việc soạn thảo, ban hành chính sách, thế mà suốt chín tháng, bộ máy chống tham nhũng vốn có hàng ngàn người, rải từ trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mỗi năm ngốn hết một lượng tiền lớn của ngân sách, lại chỉ phát hiện được bốn vụ thì không thể tưởng tượng được!
Thật ra, chính phủ Việt Nam cũng rất... sòng phẳng. Hồi trung tuần tháng 9, khi thay mặt chính phủ Việt Nam trình bày về chuyện chống tham nhũng với Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam, ông Trần Đức Lượng, phó Tổng Thanh Tra Chính phủ, từng thú nhận, kỷ cương, kỷ luật ở nhiều ngành còn buông lỏng, việc Phòng Chống Tham Nhũng còn hình thức, hiệu quả thấp.
Lúc đó, ông Nguyễn Văn Hiện, chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam, chỉ bảo rằng, tham nhũng vẫn nghiêm trọng nhưng số vụ tham nhũng bị phát giác lại giảm đi, rõ ràng là chuyện rất đáng chú ý.
Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm của ủy ban vừa kể thì cũng chỉ nói như nhiều người từng nói là cần phải xem lại hiệu quả hoạt động phòng - chống tham nhũng, đặc biệt là cơ quan chuyên trách về phòng - chống tham nhũng.
Một phó chủ nhiệm khác của Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Việt Nam tên là Lê Thị Nga, yêu cầu chính phủ Việt Nam phải nêu đích danh các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt việc phòng - chống tham nhũng vì Quốc Hội Việt Nam từng yêu cầu báo cáo về phòng - chống tham nhũng phải cụ thể.
Dựa vào báo cáo mà thanh tra chính phủ Việt Nam cung cấp, bà Nga yêu cầu thăm dò ý kiến của dân chúng và doanh giới về 11 bộ, ngành, địa phương tự cho rằng tham nhũng ở những nơi đó không nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng.
Bà Nga cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam phải giải thích tại sao trong khi có đến 63 tỉnh, thành phố và khoảng 30 bộ, tính ra gần cả trăm đầu mối nhưng chỉ có 19 đầu mối báo cáo về việc phòng - chống tham nhũng.
Ông Nguyễn Công Hồng, cũng là phó chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam như ông Quyền và bà Nga thì nhận định, trước đây, phòng chống tham nhũng không hiệu quả thì cho rằng tại... cơ chế, gần đây thì đổ tại... thể chế nhưng theo ông, vấn đề không nằm ở đó mà nằm ở chỗ, các giải pháp mà chính phủ Việt Nam để ra chỉ nhằm... phòng ngừa, trong khi lẽ ra phải có các giải pháp tấn công tham nhũng!
Ông Trương Trọng Nghĩa, một đại biểu của Quốc Hội Việt Nam thì yêu cầu chính phủ Việt Nam báo cáo cặn kẽ với Quốc Hội Việt Nam việc mua các ngân hàng thương mại với giá 0 đồng trong thời gian vừa qua. Ông Nghĩa cảnh báo, các ngân hàng đó là của một số ông chủ tư nhân. Họ điều hành kém, thua lỗ, mất sạch vốn đầu tư là chuyện của họ nhưng chính phủ Việt Nam không cho phá sản mà mua lại với giá 0 đồng (quốc hữu hóa). Quốc Hội cần phải biết những ngân hàng này đã làm mất bao nhiêu tiền mà dân chúng gửi vào, những khoản tiền đó chảy đi đâu và chính phủ Việt Nam sẽ lấy tiền từ đâu để trả thay? Có tham nhũng từ chuỗi ngân hàng thua lỗ - phá sản này hay không?
Chín năm trước, Việt Nam ban hành Luật Phòng Chống Tham Nhũng. Từ đó đến nay, tham nhũng nghiêm trọng hơn, các viên chức có trách nhiệm chỉ cùng bày tỏ sự nghi ngại, bất bình rồi... thôi.
“Trọng tâm” của công việc Phòng Chống Tham Nhũng ở Việt Nam trong năm tới đã được xác định là... chuẩn bị sửa Luật Phòng Chống Tham Nhũng. (G.Đ)
11-07- 2015 2:34:24 PM
No comments:
Post a Comment