SÀI GÒN (NV) - 21 tổ chức xã hội dân sự và 21 cá nhân đã cùng ký tên chung trong một bản lên tiếng tố cáo chính sách bạo hành dã man bất chấp luật lệ của guồng máy công an CSVN.
Một số cựu tù nhân lương tâm đi thăm cựu tù Trần Minh Nhật vừa trở về nhà
khi mãn hạn 4 năm tù, bị công an CSVN hành hung hồi cuối tháng 8, 2015 vừa
qua. (Hình: Facebook)
khi mãn hạn 4 năm tù, bị công an CSVN hành hung hồi cuối tháng 8, 2015 vừa
qua. (Hình: Facebook)
Một bản kháng thư của các tổ chức và cá nhân nói trên vừa gửi đến toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, các chính phủ dân chủ và tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như chế độ Hà Nội lên án những hành động côn đồ của công an CSVN.
Họ dẫn chứng một số ít trong số những vụ việc xảy ra gần đây mà thủ phạm là công an CSVN núp dưới vỏ bọc xã hội đen tấn công người dân tham gia các hoạt động dân sự. Ngay cả người dân thường khi bị bắt giam vì một lỗi nhỏ bé nào đó cũng không thoát nạn.
“Vụ việc em Đỗ Đăng Dư bị tra tấn trong trại tạm giam rồi chết tức tưởi trong bệnh viện (cùng với sự chà đạp luật pháp trắng trợn và thói bất nhân tàn nhẫn của công an trước, trong và sau đó) chưa hết làm công luận quốc dân lẫn quốc tế bàng hoàng, kinh tởm và phẫn nộ, thì lại liên tiếp xảy ra nhiều vụ bạo hành khác của của công an đội lốt côn đồ (vì chuyên mặc thường phục, giấu che danh tính và hành xử hung bạo) hoặc phối hợp với côn đồ.” Bản kháng thư viết.
Bản kháng thư chỉ nêu ra 5 vụ bạo hành mà công an CSVN là thủ phạm diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn và Nghệ An để chứng minh rằng guồng máy công an CSVN “không bảo vệ pháp luật” mà chỉ khủng bố các người dân không chấp nhận đường lối cai trị độc tài và chính sách đối ngoại nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN.
Vụ đầu tiên là công an liên tục khủng bố nhà thơ Trần Đức Thạch hiện cư ngụ ở xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông bị hành hung giữa đường ngày 15 tháng 10, 2015, cướp tài sản cũng như những ngày sau đó bị những kẻ lạ mặt ném gạch đá lên mái nhà của nhà ông. Khi bị người dân địa phương phản đối thì chúng còn hăm dọa “Im mồm cho chúng tao làm nhiệm vụ!?!”
Vụ thứ hai xảy ra ngày 23 tháng 10, 2015, khi bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh và ông Nguyễn Trường Chinh, cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng cùng một số thân hữu dân oan đến tòa án tối cao ở 262 Đội Cấn (cơ sở 2) để kêu oan cho con, thì họ đã bị nhiều công an sắc phục lẫn côn đồ (công an thuê mướn hoặc giả dạng) đến cướp giựt biểu ngữ cách ngang ngược và tống lên xe cách vũ phu rồi đưa về đồn công an số 6 Quang Trung Hà Đông để tra khảo. Ba hôm sau, 26 tháng 10, họ cũng lại đến tòa án tối cao ở 148 Lý Thường Kiệt (cơ sở 1) để đòi xem quyết định hoãn thi hành án tử hình cho Lê Văn Mạnh thì đã bị tấn công đe dọa bởi bọn côn đồ dưới quyền chỉ huy của đại úy công an tên Cao Văn Mạnh.
Vụ thứ ba xảy ra ngày 30 tháng 10, 2015, nhóm No-U Hà Nội (một tổ chức xã hội dân sự phản đối Đường lưỡi bò của Trung Quốc) tổ chức lễ kỷ niệm 4 năm thành lập tại nhà hàng Sư Tử, ở số 96 Thái Thịnh, Quận Đống Đa. Cuộc họp mặt đã nhanh chóng bị tấn công bởi một đám côn đồ được lực lượng công an hỗ trợ... 7-8 tên mang theo hung khí, đèn laze đã xông vào đạp đổ những chiếc bàn ăn, cầm chai cốc bát đĩa ném vào bất cứ đâu, lung tung loạn xạ. Bàn ghế đổ ngã, thức ăn tung tóe và đồ thủy tinh vỡ vụn. Đang khi đó thì bên ngoài, công an, an ninh, 113, cảnh sát công nghệ cao quay phim chụp ảnh, sau đó phao tin vu khống: “Trong nhà hàng có đánh nhau vì chuyện thanh toán nợ nần!?!”
Vụ thứ tư, hai Luật Sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân đã bị một nhóm “côn đồ” đánh dập dã man trưa ngày 3 tháng 11, 2015 khi họ đến thăm bà Đỗ Thị Mai, mẹ thiếu niên Đỗ Đăng Dư chết mờ ám khi bị giam giữ ở nhà tạm giam số 3 Hà Nội. Hai ông là luật sư đại diện bảo vệ pháp lý cho bà mai muốn làm rõ cái chết của con bà. Các ông nhận diện được một trong những kẻ hành hung là công an địa phương.
Vụ thứ năm, công an, dân phòng, thanh niên xung phong cùng côn đồ đầu gấu đàn áp dữ dội các nhóm quần chúng ở Sài Gòn và Hà Nội biểu tình ngày 5 tháng 11, 2015 phản đối cuộc thăm viếng của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Lực lượng tay sai mù quáng” của nhà cầm quyền đã “giựt băng-rôn biểu ngữ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đánh gục dân tại chỗ đến đổ máu hoặc quẳng lên xe như heo, chở về đồn công an (20 người tại Sài Gòn và 23 người tại Hà Nội) để dằn mặt, tra khảo, giam đói, đánh đập, khiến nhiều người, trong đó có cả phụ nữ, phải ngất xỉu.”
Bản kháng thư viết như thế và kể lại rằng: “ Hai đoàn dân oan từ Bến Tre và Bình Thuận khi đang trên đường tiến vào lãnh sự quán Trung Cộng biểu tình đã bị công an bao vây, đàn áp. 13 người đã bị bắt lên xe ngay tại khu vực Thảo Cầm Viên. Đặc biệt, một kẻ khoác áo thanh niên xung phong đã dùng bàn tay gấu (hung khí kim loại) đánh một cựu sĩ quan từng chiến đấu chống quân Trung Cộng năm 1979 là ông Trần Bang đến vỡ đầu, máu tuôn khắp mặt và dính đầy y phục, khiến ông phải nhập viện cấp cứu.” (TN)
No comments:
Post a Comment