Saturday, August 22, 2015

Hiểm họa 'chết người' từ việc sử dụng bột ninh nhừ siêu tốc

Theo nguoiduatin-23.08.2015
Vốn là một chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, thế nhưng với những tác dụng đáng kinh ngạc của bột nhừ (hay còn gọi là bột soda) khiến nhiều người lạm dụng, dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe.
Bột soda là tên gọi phổ biến của Natri hyđrocacbonat hay Natri bicacbonat (có công thức hóa học là NaHCO3). Trong thực phẩm nó còn có tên gọi là thuốc muối, muối nở, chất bột nở, bột nhừ...
   Hiểm họa 'chết người' từ việc sử dụng bột ninh nhừ siêu tốc - Ảnh 1

Bột soda không rõ nguồn gốc xuất xứ được người bán hàng giới thiệu là bột ninh nhừ siêu tốc.

Thời gian trước, dư luận rất sửng sốt trước thông tin nhiều nhà hàng, quán ăn cơm, phở sử dụng chất bột nhừ soda để ninh nhừ xương, rút ngắn thời gian chế biến, đồng nghĩa với việc sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nhiên liệu. Sau đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, kiểm định loại chất này, thế nhưng sự việc vẫn còn tiếp diễn như một “thói quen” và được coi là “kinh nghiệm nằm lòng” của rất nhiều hàng quán.
Để tìm hiểu về loại chất này cũng như “con đường đi về” của nó, trong vai một người bán hàng ăn, PV đã có những thâm nhập, tìm hiểu về chất bột ninh nhừ siêu tốc này.
Tại chợ đầu mối thực phẩm Dịch Vọng Hậu (Xuân Thủy – Cầu Giấy), PV được nhiều người mách nước rằng loại bột này không còn được bày bán rộng rãi và công khai như trước mà buộc phải thân quen mới mua được. Lấy cớ mua bột về để ninh nấu chè đậu, PV đã hỏi một chủ ki-ốt bán hàng khô tại đây. Thế nhưng người này cho biết từ khi có những thông tin cho rằng loại chất này có những tác hại khôn lường tới sức khỏe, nhất là khi nhiều người thấy lợi mà lạm dụng, anh đã không còn nhập về để bán.
Tiếp tục hỏi thăm một ki-ốt bán hàng khô ở chợ thực phẩm Dịch Vọng Hậu về thứ bột ninh nhừ đậu trong một thời gian ngắn, sau khi trò chuyện hỏi han rất nhiều về các kinh nghiệm nấu nướng cũng như bán hàng, tỏ ra thân quen, chủ cửa hàng mới tiết lộ cho PV loại chất bột mà PV đang cần tìm để chế biến thức ăn và hầm đậu được nhanh hơn. Chị H., chủ cửa hàng cho hay: “Chị có bán thứ bột đấy, người ta còn gọi là bột soda, ninh nhừ đậu, xương, nhất là những người bán hàng phở, cháo, muốn ninh nhừ nhanh chỉ cần cho bột này vào là xong...”. Nói rồi, chị với tay lên quầy hàng của mình lấy một cái lọ màu xanh, có in chữ nước ngoài.
Theo quan sát của PV, vỏ hộp mà người bán hàng đưa có màu xanh, trông rất đơn giản, nắp không hề có niêm phong hay tem nhãn, chỉ cần cậy nhẹ là bật nắp. Không có ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng. Bên trong có một thứ bột màu trắng, khá mịn và không có mùi. Khi PV hỏi nó xuất xứ ở đâu, chị
H. trả lời ngay: “Nó là hàng tàu ấy mà em...?!”. Thế nhưng khi PV thắc mắc tại sao hàng tàu mà lại có chữ nước ngoài, chị H. ngay lập tức chống chế: “Thế chắc là nhập khẩu nước ngoài em ạ...?!”. Chính người bán hàng còn không biết nguồn hàng mình bán được nhập từ đâu, thì liệu chất bột này có được coi là an toàn khi sử dụng?
   Hiểm họa 'chết người' từ việc sử dụng bột ninh nhừ siêu tốc - Ảnh 2Gian hàng khô của chị H. bày bán những loạt bột ninh nhừ siêu tốc.

Trước khi rời đi, PV còn nhận được lời nhắc nhở của người bán hàng: “Khi hầm xương thì cho khoảng 1-2 thìa cà phê, sẽ rút ngắn thời gian hầm từ 4-5 tiếng xuống còn 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Còn nếu hầm đậu nấu chè thì nhanh hơn. Khi cho bột vào cùng nồi đậu thì cho ít, khoảng nửa thìa cà phê thôi, đừng cho nhiều, vừa không tốt cho sức khỏe mà hạt đậu cũng sẽ nhừ nát chứ không còn nguyên hạt, không đẹp mắt...”.
Tiếp tục tìm hiểu loại bột này ở chợ Đồng Xuân, thủ phủ hàng hóa của Thủ đô Hà Nội, PV được biết, khi hỏi hay mua hàng, không ai gọi đó là chất bột nhừ mà thường gọi là bột soda. Khi hỏi về bột soda thì người bán hàng nghiễm nhiên hiểu rằng đó là bột nhừ, bột nở hay muối diêm... rất nhiều tên gọi cho một sản phẩm.
Dừng lại tại một con phố nhỏ ở Đồng Xuân, nơi có rất nhiều cửa hàng bán đồ khô, nguyên liệu làm bánh, chè, trà sữa, PV hỏi có chất bột nhừ hay không, người phụ nữ bán hàng tỏ ra rất lưỡng lự và đầy nghi vấn. Thế nhưng khi biết rõ mục đích của PV là mua bột để ninh nhừ đậu làm chè bán hàng, người bán hàng hồ hởi nói: “Chỗ chị có bột đó, gọi là bột soda, 1kg giá 40 nghìn đồng”.
Hỏi lại về tác dụng của loại bột này, liệu có được sử dụng trong hầm xương, ninh nhừ xương hay không, PV nhận được một câu trả lời chắc nịch: “Hầm đậu, hầm xương, hầm thịt sẽ rất nhanh nhừ, tiết kiệm bao nhiêu. Dùng xanh, có in chữ nước ngoài. Theo quan sát của PV, vỏ hộp mà người bán hàng đưa có màu xanh, trông rất đơn giản, nắp không hề có niêm phong hay tem nhãn, chỉ cần cậy nhẹ là bật nắp. Không có ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng. Bên trong có một thứ bột màu trắng, khá mịn và không có mùi. Khi PV hỏi nó xuất xứ ở đâu, chị H. trả lời ngay: “Nó là hàng tàu ấy mà em...?!”. Thế nhưng khi PV thắc mắc tại sao hàng tàu mà lại có chữ nước ngoài, chị H. ngay lập tức chống chế: “Thế chắc là nhập khẩu nước ngoài em ạ...?!”. Chính người bán hàng còn không biết nguồn hàng mình bán được nhập từ đâu, thì liệu chất bột này có được coi là an toàn khi sử dụng?
Trước khi rời đi, PV còn nhận được lời nhắc nhở của người bán hàng: “Khi hầm xương thì cho khoảng 1-2 thìa cà phê, sẽ rút ngắn thời gian hầm từ 4-5 tiếng xuống còn 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Còn nếu hầm đậu nấu chè thì nhanh hơn. Khi cho bột vào cùng nồi đậu thì cho ít, khoảng nửa thìa cà phê thôi, đừng cho nhiều, vừa không tốt cho sức khỏe mà hạt đậu cũng sẽ nhừ nát chứ không còn nguyên hạt, không đẹp mắt...”.
Tiếp tục tìm hiểu loại bột này ở chợ Đồng Xuân, thủ phủ hàng hóa của Thủ đô Hà Nội, PV được biết, khi hỏi hay mua hàng, không ai gọi đó là chất bột nhừ mà thường gọi là bột soda. Khi hỏi về bột soda thì người bán hàng nghiễm nhiên hiểu rằng đó là bột nhừ, bột nở hay muối diêm... rất nhiều tên gọi cho một sản phẩm.
Dừng lại tại một con phố nhỏ ở Đồng Xuân, nơi có rất nhiều cửa hàng bán đồ khô, nguyên liệu làm bánh, chè, trà sữa, PV hỏi có chất bột nhừ hay không, người phụ nữ bán hàng tỏ ra rất lưỡng lự và đầy nghi vấn. Thế nhưng khi biết rõ mục đích của PV là mua bột để ninh nhừ đậu làm chè bán hàng, người bán hàng hồ hởi nói: “Chỗ chị có bột đó, gọi là bột soda, 1kg giá 40 nghìn đồng”. Hỏi lại về tác dụng của loại bột này, liệu có được sử dụng trong hầm xương, ninh nhừ xương hay không, PV nhận được một câu trả lời chắc nịch: “Hầm đậu, hầm xương, hầm thịt sẽ rất nhanh nhừ, tiết kiệm bao nhiêu. Dùng trong cơ thể, gây ra tác hại khôn lường như mệt mỏi, buồn nôn, sạm da, rụng tóc, sút cân, viêm dạ dày và ruột. Thậm chí còn gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ Thực phẩm trường đại học Bách Khoa Hà Nội, bột hầm nhừ có công thức hóa học là NaHCO3, khi được đun ở nhiệt độ cao tạo ra môi trường kiềm, khiến quá trình phân hủy protein nhanh hơn. Theo ông, loại bột này được sử dụng trong thực phẩm, tuy nhiên phải là loại soda tinh khiết, có màu trắng, không mùi và được dùng với một liều lượng nhất định, đồng thời phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng đầy đủ. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho hay: “Trên thị trường có bán những loại bột soda với giá rẻ, nhưng việc có chứa tạp chất hay không thì cần phải xét nghiệm mới biết được. Khi chưa xác định được tạp chất gì thì chưa biết rõ mức độ tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Bột soda làm nồi nước ninh xương sủi nhiều bọt là do quá trình tạo CO2 và tẩy các chất bẩn từ xương mà thành”.
   Hiểm họa 'chết người' từ việc sử dụng bột ninh nhừ siêu tốc - Ảnh 3

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ Thực phẩm trường đại học Bách Khoa.

GS.Thịnh cũng cảnh báo, nếu dùng loại bột không tinh khiết, lạm dụng quá nhiều thì thực phẩm sẽ có mùi nồng, khó ăn, gây đầy bụng, khó tiêu. Nhưng nếu mua bột của những cơ sở sản xuất có chất lượng, đồng thời sử dụng đúng liều lượng thì bột soda hoàn toàn được phép dùng.
Hiện nay, việc các nhà hàng, quán cơm, phở sử dụng bột soda trong công đoạn chế biến, ninh xương nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí thì không một cơ quan chức năng nào có thể kiểm soát được. Đồng nghĩa với điều đó là những ẩn họa ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì vậy, chính người tiêu dùng phải là những người thông thái để phân biệt đâu là loại được dùng bột nhừ, đâu là loại được chế biến tự nhiên.
Nguyệt Thư

No comments:

Post a Comment