Friday, July 17, 2015

Việt Nam, Hoa Kỳ đồng ý khiêu vũ, nếu không nhảy nhạc rock

 David Brown-15/07/20150
Bút Lông Kim chuyển ngữ
Theo FB Bút Lông Kim


Hình ảnh này có thể đã làm Nguyễn Phú Trọng thay đổi quan điểm.

Một làn sóng của sự phấn khích - không có ngôn từ nhẹ nhàng hơn cho nó – đã quét qua Việt Nam vào tuần trước, được kích hoạt bởi một nhận thức chung rằng, vâng, Hà Nội và Washington đã thực sự vùi chôn sự thù địch, chừng 40 năm sau khi xe tăng Quân đội Nhân dân lăn vào Sài Gòn, 20 năm sau khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao.

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã du hành tới Washington dẫn đầu của một nhóm các nhà lãnh đạo của đảng. Ông đã được tiếp đón vào ngày 7 và 8 với sự tôn kính và sự ấm áp hiển nhiên của Tổng thống Barack Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và một danh sách dài của các nhà lập pháp và các quan chức Mỹ cấp thấp hơn.

Đã có phát sinh vấn chất tối thiểu. Một nhà phân tích tin tức đã nói rằng bởi ông Trọng đã không mang về nhà "những sự nhân nhượng quân sự đáng kể tại thời điểm của nhu cầu chiến lược tàn khốc," cho nên chuyến đi của ông thực sự là một thất bại.

Như thế thì đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Những nhà quan sát người Việt đã bị khiến xuất thần. Nó không chỉ vừa vặn rằng Hoa Kỳ dường như đã thừa nhận chế độ cộng sản độc tài của Việt Nam như là một đối tác hợp pháp. Không được nói ra bởi phương tiện truyền thông bị-giám sát bởi nhà nước, mà đã có biểu tượng ngay cả mạnh mẽ hơn trong những hình ảnh của ông Trọng và những kẻ trung thành khác kia của những gì được gọi tên – thì cho đến bây giờ, ít nhất - "phe ủng hộ Trung Quốc" của chế độ đã đồng ý rằng Washington và Hà Nội đang sát cánh về chiến lược chống lại tham vọng của Trung Quốc để kiểm soát các vùng biển phía nam từ đảo Hải Nam đến rất gần Singapore.

Những tràng pháo tay không bị giới hạn tới các cơ quan đảng. Người Việt nhận được nhiều tin tức những ngày này từ những blog được đưa lên mạng thông tin. Nơi ấy cũng có ngay cả các nhà phê bình nổi bật của chế độ đã tìm thấy lý do để cổ vũ, bởi vì nhà nước-đảng cuối cùng đã phô tỏ quyết tâm để chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc.

Chuyến đi của Trọng được cảm nhận ở Việt Nam như là một phiên đột phá cho những quan hệ với kẻ cựu thù của Hà Nội. Đó hoàn toàn là những gì các nhà ngoại giao của cả hai bên đã hy vọng, và cho một lần các chòm sao chính trị đã sát cánh. Cầu thủ chủ chốt là Tổng Bí thư Trọng của ĐCSVN. Ông thường được miễn chấp như một người kém trọng lượng là "nhà lãnh đạo đảng yếu nhất trong trí nhớ", nhưng trong dịp này thì ông Trọng đã sống trọn tình trạng danh nghĩa của mình như number one của chế độ Hà Nội.

Người ta nói rằng bị choáng váng bởi quyết định của Trung Quốc để triển khai một giàn khoan dầu và một đội tàu hộ tống có vũ trang vào vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam một năm trước đây cho nên ông Trọng đã nêu sự mong muốn của mình để thăm viếng Barack Obama ở Washington cho Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Không ai ở Hà Nội có thể đã hiểu biết hơn ông Trọng về thông điệp mà chuyến đi của ông sẽ chuyển tới Bắc Kinh. Người cựu lãnh đạo của Viện Tư tưởng Trung ương của đảng từ lâu đã được xem như là người quản lý chủ yếu của sự gắn kết của Việt Nam với "người hàng xóm khổng lồ mà là luôn luôn ở đó," được biết đến là Trung Quốc, và ông cũng được xem như là kẻ nghi ngờ chủ yếu liệu chăng Mỹ có lợi ích vĩnh viễn hoặc chế độ thân thiện trong xó xỉnh châu Á của Việt Nam.

Những chuyến viếng thăm cấp cao thì luôn được lên kế hoạch tỉ mỉ, và chuyến này thì riêng biệt như thế. Đã mất hàng tháng để hoạch dịnh các chi tiết. Về phía Việt Nam, ánh quang cho một cuộc gặp gỡ tại phòng Bầu dục toà Bạch ốc là tối quan trọng. Ý định mang những người bảo thủ của đảng tới trong sự đồng thuận nổi lên về hợp tác chiến lược song phương, thì các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã háo hức để đóng góp.

Khi ông Trọng khởi hành đi Washington, thì bài xã luận trên những nhật báo đảng của Trung Quốc đã ra tín hiệu tin tưởng rằng Việt Nam đã chỉ mong muốn phát triển những quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và - trên tờ Global Times vào ngày 8 tháng 7 - "những suy đoán rằng Washington đã xoay xở để lôi kéo Hà Nội tới trong mưu đồ phức tạp của mình để bảo tồn sự hiện diện bá quyền của Hoa Kỳ ở châu Á đối mặt với một Trung Quốc đang tăng tiến thì những suy đoán ấy là trẻ con và nguỵ biện." Kể từ khi ấy, một cách đáng kể, thì Bắc Kinh dường như lạc mất ngôn từ.

Những hậu quả lâu dài của chuyến đi lịch sử đầy biểu tượng của ông Trọng mong có thể trở thành ít hơn so với tưởng tượng; trường hợp thường là thế. Tuy nhiên, sự lạc quan đang phổ biến ở Việt Nam.

Viết cho độc giả người Việt, thì Hoàng Anh Tuấn, người đứng đầu của Viện Chính sách Bộ Ngoại giao đã nói điều này về "bước ngoặt thật sự" trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong một câu chuyện được xuất bản năm ngày sau cuộc gặp gỡ giữa ông Trọng và Obama ở Phòng Bầu dục.

Sẽ có những hệ quả quan trọng, Tuấn tin tưởng: Sự chào hỏi ông Trọng của Obama tại Phòng Bầu dục đã phô tỏ sự tin cậy chính trị. Hai nhà lãnh đạo đã xem xét và đã xác nhận những thành tựu thực tế trong nhiều lĩnh vực hợp tác, gồm ngay cả việc thảo luận về nhân quyền, một cuộc hội thoại mà đã chiếu sáng "sự đan kết cùng nhau của những lợi ích của Việt Nam và Hoa Kỳ trên nhiều vấn đề." Đã có sự thảo luận sâu về các vấn đề cốt lõi như hiệp ước Thương mại Xuyên Thái bình dương và hợp tác quốc phòng. Sự đồng thuận đã là rõ ràng trên các vấn đề chủ quyền và an ninh Biển Đông và mối quan hệ của họ đối với an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ thẳng thắn và cởi mở đã thảo luận về sự khác biệt cho đến bây giờ được gọi là "nhạy cảm" - ví dụ như, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.

Sau 20 năm quan hệ ngoại giao, Tuấn tranh luận rằng, mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã trưởng thành và bây giờ có thể lĩnh hội được những sự khác biệt - những sự khác biệt mà là tự nhiên bởi vì những cấu trúc chính trị, giai đoạn phát triển, văn hóa và tôn giáo thì tất cả khác biệt. Theo ông Tuấn nói thì cuộc đối thoại sẽ mở rộng phạm vi sự thỏa thuận và thúc đẩy mối quan hệ hướng tới bởi vì bây giớ có "sự tin cậy lẫn nhau" giữa Hà Nội và Washington. Và cái điều mà lớn nhất tạo ra sự tin cậy lẫn nhau, theo Tuấn, đó là Hoa Kỳ bây giờ cũng công nhận cấu trúc chính trị của Việt Nam, nghĩa là, họ thật sự tôn trọng sự lựa chọn chính trị của Việt Nam.

Tuấn đã đúng về sức nặng biểu tượng của chuyến đi của ông Trọng, có lẽ cũng đúng trong kết luận tiềm ẩn của mình rằng Hà Nội đã tái chỉnh vị trí của mình gần gũi hơn với Washington, ít nhất là trong thời điểm khi Trung Quốc theo đuổi bá quyền của họ trên vùng biển ngoài khơi của bờ biển dài 3.260 km của Việt Nam. Đó là một động thái được lòng dân, một động thái mà tạo ra tiếng vang với mức trung bình nhận thức chính trị với người Việt Nam cũng như với những người anh em tha hương của mình ở Orange County nước Mỹ và ở Richmond, nước Úc. Quan trọng hơn, nó cũng tạo ra tiếng vang bên trong và bên ngoài đảng cầm quyền của Việt Nam trong khi ĐCSVN hướng tới một cách đầy tranh luận cho đại hội quan trọng nhất kể từ năm 1991, là năm mà Hà Nội và Washington đã bắt đầu dò dẫm lối đi hướng tới những mối quan hệ ngoại giao.

Người dịch Bút Lông Kim 15/7/2015

Nguồn: http://www.asiasentinel.com/politics/vietnam-us-agree-dance-if-not-boogie/2/

David Brown là một nhà cựu ngoại giao của Hoa Kỳ với kiến thức sâu rộng về Việt Nam. Ông là một cộng tác viên thường xuyên với Asia Sentinel.

https://www.danluan.org/tin-tuc/20150715/david-brown-viet-nam-hoa-ky-dong-y-khieu-vu-neu-khong-nhay-nhac-rock#sthash.MEAejzrI.dpuf

No comments:

Post a Comment