Van Tien Dung (Danlambao) - Nếu Đảng Cộng Sản là một tổ chức có nhiều quan tham thì Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là nơi hợp thức hóa các thủ tục về bằng cấp cho những quan tham này.
Trong một xã hội, khi mà tuyển dụng, đánh giá năng lực công tác đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ công chức viên chức, tiêu chí đầu tiên vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở bằng cấp mà không đi liền với nâng cao chất lượng đào tạo, không đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ, thì khi đó còn xảy ra những hệ lụy “chạy bằng”, trong đó “rửa bằng” là một hiện tượng hợp lý hóa, tạo nên tình trạng “học giả bằng thật”.
Không ít cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, nhiều cán bộ, công chức, viên chức bằng chưa đạt chuẩn, chỉ ở mức độ trung cấp, cao đẳng, đi học liên thông, phổ biến là tại chức để có bằng đại học, sau đó thi cao học, tốt nghiệp thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ, vừa học vừa làm. Khi tốt nghiệp cũng “mũ cao áo dài”, cũng liên hoan đình đám để rửa cái bằng, đánh dấu hoàn thành quá trình phấn đấu để thay cái bằng trung cấp, cao đẳng, đại học tại chức bằng cái bằng thạc sỹ, tiến sĩ; mà thạc sĩ, tiến sĩ thì người ta đâu có gọi là thạc sĩ tiến sĩ tại chức hay chính quy. Có bằng đương nhiên là thay đổi ngạch lương, bậc lương, đủ điều kiện và là điểm cộng để đề bạt cất nhắc. Và “rửa bằng” theo nghĩa bóng của từ là cách thức để nâng cao vị thế của những đối tượng này, mà quá trình này ở nước ta thì không phải là khó, đầu ra thạc sĩ chỉ riêng ngoại ngữ phải bằng B chuẩn châu Âu, thế nhưng hỏi được bao nhiêu % thạc sĩ diện này, đọc được tài liệu, giao tiếp được với người nước ngoài? Thế mới có chuyện từ một anh bảo vệ, vừa làm vừa học trung cấp, rồi liên thông đại học tại chức, rồi học và tốt nghiệp thạc sĩ, sau đó cũng tham gia.
Đối với các cán bộ có chức có quyền thiếu năng lực chuyên môn việc đầu tiên là rửa bằng. Vậy đâu là nơi các cán bộ này gửi chọn niềm tin đó Học Viện chính trị quốc gia Hồ chí Minh. Sau đây là các lý do:
1. Cơ chế tiền là trên hết - Học bằng tiền
Lợi nhuận khổng lồ, Học Viện chính trị quốc gia Hồ chí Minh vẫn bất chấp pháp luật để cho “ra lò” những tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ “giấy”. Ngược lại, vì mục đích làm sang lý lịch, nhiều người đã “sắm” cho mình tấm bằng “dởm”, dù biết rằng đó chỉ là “hữu danh vô thực”.
Cầm tấm bằng của Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là chắc chắn sẽ được bổ nhiệm các chức vụ lớn hơn trong các cơ quan đảng và nhà nước, đặc biệt đối với trình độ thạc sĩ ở Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì đương nhiên về trình độ lý luận chính trị sẽ tương đương với trung cấp.
Giá học chuyển đổi với cơ chế “tiền là trên hết ở khoa Kinh tế chuyên ngành quản lý Kinh tế:
Thi đầu vào: biết đề trước 20 triệu; thêm đáp án 20 triệu.
Tùy từng môn học nếu muốn qua không cần học 2 triệu một môn học tổng cộng có 14 môn hết 28 triệu.
Đối với những người trước kia có bằng cấp khác với ngành kinh tế cho phép các đối tượng này học chuyển đổi để hợp thức hóa mỗi người nộp 20 triệu.
Riêng để tốt nghiệp mỗi học viên cần thêm 50 triệu nữa gồm 10 triệu thi tiếng Anh B1 Châu Âu 20 triệu đưa cho thầy hướng dẫn luận văn 20 triệu cho hội đồng chấm luận văn.
2. Kiểu gì cũng qua
Trong kỳ bảo vệ luận văn thạc sĩ vừa qua tại Học Viện Hồ Chí Minh khu vực I trong lĩnh vực Quản lý kinh tế có những đề tài như sau “Nâng cao chất lượng nuôi tôm ở tỉnh A”, riêng cái tên người ngu cũng biết đây là một đề tài thuộc lĩnh vực khác và cả trong đề tài thực hiện lẫn trong lúc thuyết trình, các kiến thức cơ bản của quản lý kinh tế học viên không được nói nhiều. Bất ngờ khi luận văn này được hội đồng điềm nhiên thông qua với số điểm 7.7
3. Ai giám quản
Với cái khiên mang tên Hồ Chí Minh cộng thêm với các mối quan hệ với chính quyền và các tổ chức chính trị do hầu hết các lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đều học qua các lớp "Cao cấp lý luận chính trị" tại học viện không có một cơ quan nào giám thanh tra hoặc làm khó Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Vâng nếu Đảng Cộng Sản là một tổ chức có nhiều quan tham thì Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là nơi hợp thức hóa các thủ tục về bằng cấp cho những quan tham.
17/07/2015
Van Tien Dung
danlambaovn.blogspot.com
17/07/2015
Van Tien Dung
danlambaovn.blogspot.com
No comments:
Post a Comment