Thursday, March 5, 2015

"Việt Nam có từ 1/3 đến nửa dân số thuộc nhóm "Đáy Kim tự tháp"

Dân trí Đại sứ quán Israel ngày 5/3 tổ chức hội thảo bàn về cơ hội kinh doanh trong nông nghiệp và nhóm “Đáy Kim tự tháp”, những người có thu nhập dưới 3.000 USD/năm. Tại hội thảo, một chuyên gia Israel ước tính Việt Nam có từ 1/3 đến một nửa dân số thuộc nhóm này.

Ông Zafrir Asaf, Trưởng Bộ phận Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Israel.Ông Zafrir Asaf, Trưởng Bộ phận Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Israel.
Hội thảo “Cơ hội kinh doanh trong nông nghiệp và nhóm “Đáy Kim tự tháp” từ quan điểm xã hội và kinh doanh” đã được tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay ngày 5/3 với sự tham gia của các diễn giả Israel và Việt Nam.
Trong bài phát biểu mở đầu buổi hội thảo, ông Zafrir Asaf, Trưởng Bộ phận Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Israel nhận định rằng kinh tế thế giới nói chung và Israel cũng như Việt Nam nói riêng đã chứng kiến hàng loạt những thay đổi lớn, đặc biệt là về công nghệ.
“Hiện nay, ở Việt Nam, tôi có thể nhìn thấy những người nông dân làm việc trên cánh đồng sử dụng điện thoại, thậm chí là những chiếc smartphone (điện thoại thông minh). Các hộ gia đình tại nhiều làng quê cũng đã lắp đặt các máy tính với kết nối mạng”, ông Asaf nói. Đại diện Đại sứ quán Israel phát biểu rằng trước những thay đổi lớn về công nghệ này, người dân tại các nước đang phát triển cần ứng phó phù hợp để tận dụng được sự thay đổi đó.
Sau phần phát biểu chào mừng của ông Asaf, ông Curtis W. Peterson, diễn giả chính của buổi hội thảo, đã nhấn mạnh vai trò của nền tảng công nghệ trong mô hình doanh nghiệp xã hội, đồng thời làm rõ vai trò của nhóm “Đáy Kim tự tháp” trong nền kinh tế.
Ông Curtis W. Peterson, diễn giả chính trong buổi hội thảo. Ông Curtis W. Peterson, diễn giả chính trong buổi hội thảo. 
 
Giữ cương vị Giám đốc Sáng kiến chiến lược của chương trình giáo dục toàn cầu Pears Program, tại Đại học Tel Aviv, Chuyên gia phát triển kinh tế bền vững Curtis W. Peterson có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh tại các thị trường mới nổi (Emerging markets) bao gồm chiến lược kinh doanh cho nhóm “Đáy Kim tự tháp” (Base of the Pyramid).
Ông Peterson phân tích rằng hiện trong khoảng 6,5 tỷ người thuộc dân số thế giới, có tới 4,9 tỷ người thuộc nhóm nghèo về kinh tế - xã hội, được gọi là nhóm “Đáy Kim tự tháp” với mức thu nhập nhỏ hơn 3.000 USD/năm (8 USD/ngày). Trong số này, có tới 3,1 tỷ người thu nhập dưới mức 2,5 USD/ngày.
Nhóm “Đáy Kim tự tháp” hiện không còn là đối tượng cần được giúp đỡ hay nhận viện trợ như cách nhìn trước đây. Hiện họ đã là những người tiêu dùng trong đời sống kinh tế - xã hội có sức mua trên 5 tỷ USD/năm, bởi vậy các chính sách của các chủ thể kinh tế cần dựa trên tính toán tới nhóm này, ông Peterson nhận định.
Diễn giả người Israel chia sẻ: “Trong những ngày ngắn ngủi ở Việt Nam, tôi đã đi nhiều tỉnh ở phía Nam và được cung cấp nhiều số liệu. Dựa trên những ước tính sơ lược, tôi cho rằng hiện nay ở Việt Nam có từ 1/3 đến một nửa dân số thuộc nhóm “Đáy của Kim tự tháp”.
 
Ông Peterson nhấn mạnh, nhóm dân số này đang ngày càng tỏ ra quan trọng tại Việt Nam. Bởi vậy, mô hình kinh doanh xã hội hướng đến nhóm khách hàng có thu nhập thấp là một mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam khai phá. Trong kinh doanh tại phân khúc “Đáy Kim tự tháp”, diễn giả người Israel khuyên các doanh nghiệp Việt cần đặc biệt chú trọng yếu tố thiết lập quan hệ đối tác với chính phủ, nhà phân phối và các công ty cùng ngành để đạt được các lợi ích về tài chính, phân phối và chia sẻ chi phí, cũng như đạt hiệu quả kinh tế về quy mô.
Ông Peterson cũng đã cung cấp địa chỉ email: peterson.curtis@gmail.comcho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc lĩnh vực nông nghiệp hay các ngành có liên quan, liên hệ và nêu ra các vấn đề khó khăn mà họ gặp phải. Đội ngũ các kỹ sư của Israel sẽ chọn lựa và đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề tiêu biểu, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể kinh doanh hiệu quả hơn trong thời đại bùng nổ về kỹ thuật và công nghệ trên toàn cầu.
Ông Curtis W. Peterson, diễn giả chính trong buổi hội thảo. 
Thạc sỹ Lưu Đức Khải, Trưởng ban chính sách phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
 
Trong buổi hội thảo, Thạc sỹ Lưu Đức Khải, Trưởng ban chính sách phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã trình bày kinh nghiệm trong nền kinh tế Việt Nam với bài phát biểu: “Định chế tài chính trung gian là phương tiện hỗ trợ nhóm “Đáy Kim tự tháp”: Tài chính vi mô và ảnh hưởng của đầu tư”.
Thạc sỹ Khải đã giới thiệu sơ qua về tài chính vi mô, được hiểu là hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính (tín dụng, thanh toán, bảo hiểm, dịch vụ khác) cho đối tượng có thu nhập thấp (thuộc nhóm "Đáy Kim tự tháp") phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. Theo ông Khải, tài chính vi mô đã đóng vai trò tích cực vào giảm nghèo tại Việt Nam, tăng thu nhập cho hộ gia đình, đầu tư tạo dựng tài sản, tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, giáo dục, đồng thời tăng bình đẳng giới.
Sau khi nêu ra một số nội dung như hệ thống pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt động tài chính vi mô trong nông nghiệp cũng như nhu cầu dịch vụ tài chính vi mô và các cơ hội, thách thức với hoạt động này, ông Khải đã đưa ra một số khuyến nghị về các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hành lang pháp lý, nguồn vốn cho tài chính vi mô, hay đổi mới hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô và một số đề xuất khác về bảo hiểm và quản lý rủi ro.
Thứ Năm, 05/03/2015 - 21:31
Thoa Phạm

No comments:

Post a Comment