CTV Danlambao - Trong phiên họp chiều 25/2 của Ủy ban Thường vụ Đảng hội có đưa ra quy định tại dự thảo Luật Trưng cầu dân ý. Dự thảo đã đề ra phương án:những vấn đề cần trưng cầu ý dân gồm: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; những chính sách về chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; việc gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế... Tuy nhiên, Chủ tịch đảng hội Nguyễn Sinh Hùng đã phản biện rằng: “Quyền con người và quyền công dân không thể đưa ra trưng cầu ý dân được”!!!
Theo ông chủ tịch đảng hội này thì "quyền con người, quyền công dân thì cóquyền đương nhiên và quyền do luật định. Quyền đương nhiên thì mọi người phải thi hành ngay từ khi Hiến pháp có hiệu lực, còn cái gì hạn chế quyền con người và quyền công dân thì phải do luật định chứ có phải do trưng cầu ý dân đâu". (1)
Thử mổ xẻ câu nói này của ông ta:
Khi nói "quyền con người, quyền công dân là đương nhiên" thì người ta xem đó là một quyền tự nhiên có được từ khi một người mới sinh ra. Dưới ánh sáng văn minh và các quan điểm về nhân quyền thì đó là quyền phổ quát, không bị giới hạn và bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên, trước hết ông Hùng gắn quyền của 90 triệu người vào Hiến pháp do đảng của ông tự viết, tự phê chuẩn, tự thi hành và tự vi phạm. Do đó, quyền con người và quyền công dân không còn là quyền đương nhiên mà trước hết là quyền do Hiến pháp cộng sản quy định.
Nhưng chưa đủ! Sau đó, cái đương nhiên còn sót lại sau khi được Hiến pháp của đảng độc tài quy định cũng xem như là bỏ vào sọt rác luôn với câu thòng: còn cái gì hạn chế quyền con người và quyền công dân thì phải do luật định chứ có phải do trưng cầu ý dân đâu. Do đó, quyền con người và quyền công dân không còn là quyền đương nhiên mà là quyền do đảng cộng sản ban bố theo luật do họ đặt ra.
Tóm lại, tập thể 90 triệu người dân không có "quyền" gì cả. Ngay cả chuyện có quyền trong việc cùng nhau xác định quyền con người và quyền công dân của mình bao gồm những gì, phạm vi rộng hẹp ra sao, có hay không có những giới hạn cũng không luôn. Ngược lại cái quyền (không còn) đương nhiên ấy nằm trong tay của những tên làm luật - là những đảng viên đang nhất quyết nắm quyền cai trị muôn năm với điều 4 Hiến pháp.
Chẳng có tập đoàn muốn độc quyền cai trị muôn năm nào lại muốn giao, muốn trưng cầu dân ý về quyền công dân cả. Do đó, dưới chế độ độc tài cộng sản, khi quyền con người hoàn toàn nằm trong luật định của đảng thì phải nói rằng quyền con người chỉ ngang hay thấp hơn quyền chó ngựa.
Với cái quyền chó ngựa ấy thì đương nhiên không có chuyện cá nhân người dân nào có quyền đề nghị trưng cầu dân ý. Theo phương án của đảng hội thì chỉ có Ủy ban Thường vụ, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu đảng hội mới có quyền đề nghị trưng cầu dân ý. Kế đến là cánh tay nối dài của đảng: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách còn muốn cho chắc ăn, hiểu cho rõ đã tuyên bố: "Dứt khoát phải là và chỉ có tập thể đề nghị chứ không thể là cá nhân đề nghị trưng cầu ý dân".
Và nên nhớ rằng cái gọi là tập thể đây là những tập thể của đảng hay cách tay nối dài của đảng. Không có chuyện một tập thể mấy ngàn công dân độc lập lại có tư cách đề nghị trưng cầu dân ý cho quyền con người!
Chỉ cần quan sát những thảo luận, tuyên bố của các quan đỏ, người dân biết ngay số phận của mình: Ở Việt Nam chỉ có một quyền đương nhiên, đó là quyền súc vật.
_______________________________________
No comments:
Post a Comment