Chỉ với chữ ký của dăm người như trình bày dưới đây, được âm thầm dàn dựng từ 2010 đến nay, xem như xóa sổ một vùng ven biển gần 1.500 ha đất nuôi trông thủy sản cũng như nhà ở của gần 63.000 người. Đó là chưa tính mất đi nguồn sống của hàng ngàn lao động kiếm ăn qua ngày hằng ngày từ biển như bắt ốc, nạy hào, đào dời, xúc tép mò tôm... của nông dân các xã vùng cao tuôn xuống vì nông nghiệp mất mùa.
Những chữ ký đó là:
I. Ký Quyết Định:
1. Phó thủ tướng CP (xin viết tắt theo kiểu của thủ tướng trong sổ tang viếng NBT mới đây): Hoàng Trung Hải.
2. Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa: Nguyễn Chiến Thắng.
3. Phó chủ tịch Lê Đức Vinh. Đây là người ký tất cả các Quyết Định về phê duyệt cũng như quy hoạch cụ thể.
II. Ký Thông Báo:
Như một dàn đồng ca, CT UBND TP Cam Ranh: Đào Viết Hòa ký thông báo thu hồi đất đến các phường liên quan và thế là một dàn UB các phường lên kế hoạch kiểm đếm tài sản của người dân.
Với dăm người ký, nhưng với hàng ngàn hộ dân chỉ được tụ tập hai lần:
Lần 1: Nghe quyết định quy hoạch, Thông Báo thu hồi đất, phát biểu ý kiến cho cán bộ nghe, để rồi:
Lần 2: Nghe thông báo kế hoạch kiểm đếm tài sản chi tiết cũng như kế hoạch cưỡng chế đối với những hộ dân không hợp tác. Cũng như thông lệ, có lấy ý kiến của người dân nhưng chưa tới lần ba nên không biết thế nào.
Sau khi ông Lê Đức Vinh ký các QĐ phê duyệt vào tháng 9, năm 2011. Bằng cách nào đó, Vinpearl đã chạy được dự án trình CP. Cuối tháng 1/2013 được Phó TTHoàng Trung Hải phê duyệt. Ngày 27/5/2013 ông Lê Đức Vinh ký ba QĐ quy hoạch cho ba Khu (khu 1, khu 2, khu 3). Thế là gần 1.500 ha đất nuôi trồng thủy sản cũng như đất ở của gần 63.000 con người bị quy hoạch và tiến tới thu hồi. Đáng kể công ty Vinpearl còn được phép lấn biển trung bình 500-900 mét dọc chiều dài ven biển của toàn vùng nói trên (30km-50km).
Mục đích của dự án nầy chắc bạn đọc đã rõ!
Căn cứ nền tảng của các quyết định nêu trên đều dựa trên các Luật được ban hành vào năm 2003, trong đó có Luật đất đai 2003 đã từng bức tử bao nhiêu đất đai nước Việt cách nay gần 12 năm!
Chắc rồi Cam Ranh cũng cùng số phận như bà con Văn Giang, Dương Nội và cả nước.
Vì muốn cho bà con trong thôn thấy việc lấy đất của dân dễ như trở bàn tay nên bài viết hơi dài do kèm theo hình ảnh các văn kiện. Mong bạn đọc thông cảm.
No comments:
Post a Comment