Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
21.10.2014
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cho báo giới trong nước biết như vậy hôm 20/10 bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra ở Hà Nội.
Thông báo của người đứng đầu quân đội Việt Nam được đưa ra sau khi ông Thanh và hơn chục tướng lĩnh Việt Nam gặp quan chức quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh từ ngày 16 tới 18/10.
Ông Thanh được trích lời nói rằng “hai bên thống nhất với nhau ký một bản ghi nhớ về kỹ thuật để thiết lập đường dây liên lạc thường xuyên trực tiếp giữa hai bộ trưởng Bộ Quốc phòng để khi có tình huống, va chạm, vụ việc xảy ra trên biển thì hai bên có thể gọi nhau để trao đổi được với nhau, kiểm soát cho được những diễn biến trên biển, tránh xung đột”.
Đây được coi là đường dây nóng trao đổi thứ hai giữa Bắc Kinh và Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt trên biển Đông.
Hồi giữa năm 2013, sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và người đồng nhiệm phía Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã đồng ý thành lập một đường dây nóng khẩn cấp giúp nhanh chóng giải quyết các va chạm trên biển.
Về thỏa thuận mới nhất giữa đôi bên, ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, nhận định:
“Thì cũng phải cố tìm ra một cách để mà gọi là có thỏa hiệp với nhau, đạt được một thỏa thuận gì chứ. Nếu nói đó là một cái có vẻ làm cho tình hình hai bên có vẻ dịu đi, đỡ căng thẳng. Một cái đoàn của Bộ trưởng Quốc phòng mang theo mười mấy tướng đi mà không đạt được cái gì thì không tiện. Hai bên thì ít nhất cũng phải thỏa thuận với nhau cái như thế thôi. Còn cái chuyện này mà bảo không đánh nhau nữa thì không có đâu. Xét về khía cạnh, trong tình hình hiện nay, nếu xung đột xảy ra thì rất dễ từ xung đột nhỏ biến thành xung đột lớn thì thỏa thuận đó là cái được. Nếu nói không có ý nghĩa gì thì không đúng, nhưng mà theo tôi, trong tình hình quan hệ giữa hai bên, trong tình hình như hiện nay, cái đó không có ý nghĩa gì cả với cái đoàn lớn đi như vậy”.
Hồi tháng Năm vừa qua, khi căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và nước láng giềng phương Bắc lên tới đỉnh điểm xoay quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi của Trung Quốc, Tổng thống Philippines cho biết ông thấy lo ngại vì một đường dây nóng được thiết lập giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã 'không hoạt động'.
Ông Benigno Aquino cho tờ The Financial Times biết rằng khi phía Việt Nam tìm cách liên lạc với Trung Quốc về vụ khoan dầu thì ‘không có bất kỳ sự hồi đáp nào ở bất kỳ cấp độ nào’.
Ông Benigno Aquino cho tờ The Financial Times biết rằng khi phía Việt Nam tìm cách liên lạc với Trung Quốc về vụ khoan dầu thì ‘không có bất kỳ sự hồi đáp nào ở bất kỳ cấp độ nào’.
Việt Nam đã không lên tiếng xác nhận hay phủ nhận thông tin mà ông Aquino đưa ra, nhưng mới đây, trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết rằng quan chức hai nước đã trao đổi hàng chục lần về giàn khoan dầu.
Trong khi đó, ông Dương Danh Dy nhận xét thêm rằng việc thiết lập đường dây nóng quốc phòng như trên không đồng nghĩa với chuyện “yên ổn trong quan hệ Việt – Trung”:
“Việt Nam xin người cao nhất sang thăm Trung Quốc nó cũng phớt lờ đi. Cuối cùng nó chấp nhận cho ông Lê Hồng Anh sang rồi Lê Hồng Anh đi về có được cái gì đâu. Ý của họ rõ ràng là chuyện biển Đông, theo họ, không thể thỏa thuận được. Việt Nam đầu hàng thì mới là thỏa thuận thôi, thì mới yên ổn thôi. Chứ còn Việt Nam cứ khẳng định Hoàng Sa, và nhất là phần Trường Sa mà Việt Nam chiếm nhiều nhất thì không thể nào Trung Quốc chịu. Nó phải lấy bằng được, và sớm muộn nó tìm cách thôi, gây sự thôi. Bây giờ nó xây dựng cái sân bay lớn, không phải ở Hoàng Sa nữa, mà ở Trường Sa rồi”.
Trong cuộc gặp giữa ông Phùng Quang Thanh với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm 17/10, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí phát triển quan hệ quân sự giữa hai nước và cam kết giải quyết thỏa đáng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Thường được Tân Hoa Xã trích lời nói rằng “một quốc gia láng giềng thì không thể rời đi, vì thế, Trung Quốc và Việt Nam cùng có quyền lợi chung là phải chung sống trong tình hữu nghị, xử lý các tranh chấp một cách phù hợp và thúc đẩy phát triển chung”.
No comments:
Post a Comment