Thursday, May 8, 2014

Không có 700 đô la không được vào Thái Lan

An Nhiên, thông tín viên RFA-2014-05-08
Cửa khẩu Aranyaprathet, Thái Lan và Campuchia.Source onetv.vn
Du khách một số nước trong đó có Việt Nam bị cấm vào Thái Lan nếu không có 700 USD chứng minh việc du lịch của họ.
Dư luận trong nước đang bức xúc việc nhân viên hải quan ở cửa khẩu Aranyaprathet, Thailand cấm du khách một số nước trong đó có Việt Nam nhập cảnh vào Thái nếu không có đủ 700 đô la Mỹ hay 20,000 Baht để trình cho họ thấy ngay tại quầy kiểm tra hải quan.
Không riêng VN phải trình hộ chiếu và 700 đôla
Trong danh sách các công dân nhập cảnh đường bộ vào Thái tại cửa khẩu Aranyaprathet được viết rằng có 10 quốc gia sẽ bị cấm nhập cảnh nếu không chứng minh có 700 đô la. Các nước đó gồm: Afghanistan, Algeria, Bangladesh, Iran, Iraq, Pakistan, Srilanka, Saudi Arabia, Việt Nam, và Bắc Triều Tiên.
Theo báo Tuổi trẻ online đưa tin vào ngày 6/5/2014, bà Chutathip Chareonlar, giám đốc Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) tại Tp.HCM, đã thừa nhận thông tin trên là đúng sự thật. Nhưng do số lượng người cầm hộ chiếu VN nhập cảnh vào Thái Lan dưới dạng visa du lịch nhưng thật sự là lao động trái phép ngày càng nhiều, gây khó khăn cho việc quản lý của Thái Lan nên phòng nhập cảnh buộc phải xiết chặt trong việc cấp phép nhập cảnh theo quy định chứ không có bất kỳ sự phân biệt đối xử hay miệt thị người Việt Nam.
Bà Chareonlar cũng thông tin việc yêu cầu du khách phải cầm số tiền 700 USD hoặc 20.000 baht để hải quan chụp lại số xêri được in trên tiền, phòng trường hợp cho người khác mượn lại số tiền đó.
Tại cửa khẩu Aranyaprathet được viết rằng có 10 quốc gia sẽ bị cấm nhập cảnh nếu không chứng minh có 700 đô la. Các nước đó gồm: Afghanistan, Algeria, Bangladesh, Iran, Iraq, Pakistan, Srilanka, Saudi Arabia, Việt Nam, và Bắc Triều Tiên
Chị Nguyễn Hồng Châu, giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần du lịch Thanh Niên cho biết việc nhân viên hải quan Thái Lan kiểm tra khách du lịch Việt Nam như vậy đã có trên 1 năm, Chị rất bức xúc, tuy nhiên nói đi cũng nói lại, hãy nhìn nhận từ nhiều phía mà phán đóan, chứ đừng vì lòng tự ái dân tộc mà đổ lỗi cho phía Thái Lan:
“Bức xúc là do mình hơi có lòng tự ái là tại sao các nước khác không bị mà Việt Nam mình lại bị, đó là về tự ái dân tộc. Nhưng đứng về mặt bằng chung thì mình phải đặt câu hỏi ngược lại là tại sao phía custom của Thái họ đưa ra quy định đó? Tại sao mình cũng là một đất nước tương đối phát triển, mà họ lại ra cái quy định đó, có nghĩa là họ nhìn với một cặp mắt kỳ thị như thế nào mơi đưa ra cái quy định đó. Có nghĩa là mình vơ hết chung cả hết du lịch, nhưng có một bộ phận, một con sâu làm sầu nồi canh, và do một phần số ít thôi, người ta lợi dụng con đường du lịch đường bộ đó, giá rẻ thì khi đi qua đó không phải là du lịch thuần túy mà người ta đi buôn bán, rồi trong lúc người ta lưu trú nơi đó phát sinh ra các tệ nạn xã hội, như là móc túi trộm cắp…đâm ra nó làm cho an ninh đất nước sở tại bị ảnh hướng. Thì đó là những lý do tại sao người ta đăng lên những quy định để hạn chế số lương khách mà qua đó tìm công ăn việc làm.”

Du khách xếp hàng sau một tấm bảng ở cửa khẩu Arayaprathet. Tấm bảng ghi du khách Việt Nam nằm trong số ít những đối tượng khách có thể bị tra hỏi bởi nhân viên hải quan. Photo: V.L.P/Thanhnien
Du khách xếp hàng sau một tấm bảng ở cửa khẩu Arayaprathet. Tấm bảng ghi du khách Việt Nam nằm trong số ít những đối tượng khách có thể bị tra hỏi bởi nhân viên hải quan. Photo: V.L.P/Thanhnien


Một bạn trẻ đang sinh sống tại Sài Gòn vừa có một chuyến đi công việc qua Thái Lan bằng đường bộ, bạn trẻ này cho rằng sở dĩ vì kinh tế Việt Nam quá yếu kém, công ăn việc làm không có nên người dân mới đi tìm những quốc gia tốt hơn để sống, kiếm tiền lo cho bản thân và lo cho gia đình:
Đứng về mặt bằng chung thì mình phải đặt câu hỏi ngược lại là tại sao phía custom của Thái họ đưa ra quy định đó? Tại sao mình cũng là một đất nước tương đối phát triển, mà họ lại ra cái quy định đó, có nghĩa là họ nhìn với một cặp mắt kỳ thị như thế nào mơi đưa ra cái quy định đó
“Tôi nghĩ cái vấn đề trước tiên là về cái mặt kinh tế, ở bên Thái Lan hiện là có rất nhiều người Việt đang lao động; theo tôi được biết thì có rất nhiều người Việt đang lao động bất hợp pháp bên đó, lao động chui bên đó; Và có một số vấn đề tế nhị khi mà tôi ở bên Thái Lan thì tôi cũng nghe bạn bè mình nói rằng là ở bên Thái Lan này nếu mà mất đồ đạc thì hầu như là người Việt Nam lấy không. Thì đó là tôi nghĩ chắc có lẽ là chính vì đã có những cái về mặt kinh tế nó yếu kém như vậy đó làm bất kì một quốc gia nào khi mà để mà nhận những cái người ở những cái quốc gia có nền kinh tế yếu kém hơn đó thì người ta cũng ái ngại. Chính vì vậy tôi nghĩ cái vấn đề gánh nặng kinh tế Việt Nam trong cái việc công ăn việc làm nó sẽ là một cái sức ép rất lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Chính vì vậy nên mới có rất là nhiều trường hợp phải đi qua nước ngoài, xuất khẩu lao động bằng con đường hợp pháp thì bên cạnh đó cũng có một cái lực lượng rất là lớn người lao động bất hợp pháp đi qua những nước như Thái Lan để mà lao động.”
Lòng tự ái dân tộc bị tổn thương
Khi nghĩ lại cảm giác bị xúc phạm tại cửa khẩu, bạn trẻ cho biết tiếp là mình rất bất bình khi người Việt Nam bị khinh miệt.
Có một số bài báo của Anh Chị du lịch cũng tỏ ra bức xúc, đòi tẩy chay du lịch Thái Lan, cái này cái kia, khi đó lòng tự ái dân tộc bị tổn thương, nhưng ngược lại mình phải hiểu cho phía họ
“Nói chung là cũng rất là bất bình, bởi vì mình thấy bao nhiêu người đi qua mà không bị ai chặn lại, không phải rơi vào cái trường hợp đó mà trong khi đó tự nhiên khi mà tôi trình cái hộ chiếu của tôi ra thì người ta lại có những cái động thái đó. Và cái động thái cò mồi đó nó không chỉ diễn ra ở bên phía Thái Lan mà nó còn ngay ở cái chỗ bên phía Cambodia; tức là khi mà tôi vừa bước xuống xe đó, thì những cái người nhà xe đó biết tôi là người Việt Nam đó, thì anh ta cũng kêu tôi ở lại đây đợi một chút và sau đó anh ta cũng lại dẫn một người hải quan Cambodia đến ngay chỗ tôi và anh ta nói là :"đưa anh ta năm đô la để mà anh ta đóng một cái dấu để mà xuất khỏi Cambodia để mà nhập vào Thái Lan; thì lúc đó tôi cũng vẫn đưa tiền cho cái người Hải quan ở Cambodia bởi vì tôi nghĩ có năm đô la thì nó cũng không giá trị gì.”
Theo thống kê, hằng năm có gần 500.000 du khách Việt Nam du lịch tới Thái Lan, đã đóng góp một lượng ngoại tệ lớn cho nước này, và ở nhiều trung tâm mua sắm còn có nhân viên nói tiếng Việt để phục vụ du khách Việt. Tuy nhiên trước quy định khó chấp nhận này một số doanh nghiệp lữ hành đã lên tiếng đòi tẩy chay du lịch Thái Lan để bảo vệ quyền lợi và danh dư của du khách Việt Nam. Chị Nguyễn Hồng Châu cho biết, nếu được đề nghị:
“Có một số bài báo của Anh Chị du lịch cũng tỏ ra bức xúc, đòi tẩy chay du lịch Thái Lan, cái này cái kia, khi đó lòng tự ái dân tộc bị tổn thương, nhưng ngược lại mình phải hiểu cho phía họ. Có thể mình đề nghị bên phía bạn là, đừng có những quy định như vậy để cho nó không làm cho lòng tự trọng dân tộc bị tổn thương, nhưng mà bây giờ nếu khi mình làm như vậy thì thật sư, bản thân của họ, họ cũng không biết làm cách nào để ngăn chặn bớt một lượng khách du lich mà qua Thái Lan không phải du lịch mà để tìm kiếm một cơ hội làm ăn.”
Bộ trưởng Văn hóa-Thông tin-Du lịch Hoàng Tuấn Anh vừa có tuyên bố sẽ làm việc với chính phủ Thái để chấm dứt tình trạng kỳ thị này.
Dĩ nhiên có nhiều cách để kiểm soát người lao động chui nhưng cách mà Thái Lan đang áp dụng có lẽ là hạ sách nhất.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/entr-thailan-wt-700usd-05082014073029.html

No comments:

Post a Comment