Thanh Trúc, phóng viên RFA 2014-05-08
Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014-Courtesy Defend the Defenders •Human Rights
Hôm Chúa Nhật 4 tháng Năm vừa qua, hơn mười tổ chức Xã Hội Dân Sự đã cùng Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm ký tên vào bản tuyên bố chung phản đối nhà cầm quyền đàn áp các Xã Hội dân Sự, yêu cầu nhà nước nghiêm túc tôn trọng quyền tự do lập hội.
13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cùng lên tiếng
Có thể nói đây là lần đầu tiên kể từ khi Xã Hội Dân Sự hình thành ở Việt Nam, các tổ chức dân sự độc lập đồng lòng ký vào bản tuyên bố chung nhằm bày tỏ phản ứng trước những bó buộc có tính cách đàn áp và vi phạm quyền tự do lập hội của các tổ chức Xã Hội Dân Sự.
Ông Phạm Bá Hải, điều phối viên Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, cũng là người sáng lập Bạch Đằng Giang Foundation, cho biết bản tuyên bố chung được đưa ra sau khi bản thân ông nhiều lần bị công an kêu đi làm việc trong ngày 24 tháng Tư và ngày 29 tháng Tư với yêu cầu giải tán Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm:
Nếu nhìn vào bản tuyên bố vừa rồi thí quí vị có thể nhìn thấy tổng cộng 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cùng lên tiếng trong vấn đề chung, tức là yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do lập hội. Khi đi vào chi tiết thì rõ ràng là những nội dung chính đều mang tính cách rất chung mà hội đoàn nào, Xã Hội Dân Sự nào ở Việt Nam, nếu đã từng tuyên bố họat động trước kia hay đang vận động để thành lập, đều thấy rằng nguy cơ xảy ra đối với họ rất cao. Cho nên đó là lý do họ ngồi cùng với nhau để là lên tiếng trong vấn đề này.
Vẫn theo lời ông Phạm Bá Hải, ngoài Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, những tổ chức Xã Hội Dân Sự khác đã ký vào bản tuyên bố chung gồm có:
Cùng đồng hành ký tên đòi quyền lập hội và các quyền căn bản khác có Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, Hội Anh Em Dân Chủ, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế, Cao Trào Nhân Bản, Bô Xít Việt Nam, Khối 8406, Hiệp Hội Dân Oan.
Số mười là Hội Bầu Bí Tương Thân, mười một là Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo. Mười hai là đặc biệt một nhóm đang vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, đại diện là nhà văn Nguyên Ngọc, và cuối cùng là Bạch Đằng Giang Foundation là hội mà tôi đã đăng ký tham gia.
Tổng cộng 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cùng lên tiếng trong vấn đề chung, tức là yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do lập hội
Bản tuyên bố chung của 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự trình bày nội dung buổi làm việc giữa công an với ông Phạm Bá Hải, qua đó phía công an khẳng định rằng Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật bị nhà nước xử lý hình sự:
Một trong những điểm chính họ yêu cầu là Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm phải chấm dứt họat động bởi vì không được phép của chính quyền Việt Nam. Rõ ràng là chúng tôi cũng không hề bước qua bất cứ một thủ tục nào của luật pháp Việt Nam, cho nên họ yêu cầu phải chấm dứt.
Nhà nước Việt Nam tạo ra những luật lệ chỉ nhằm đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và nhằm bảo vệ chế độ của họ. Chúng tôi không vi phạm pháp luật, không xâm phạm bất cứ nguyên tắc đạo đức nào mà thực sự những cái chúng tôi làm là vận động cho quyền con người, yêu cầu Việt Nam thay đổi luật pháp và tôn trọng các quyền đó. Nếu trường hợp Việt Nam thay đổi luật pháp, xóa bỏ Điều 79, Điều 88 hay Điều 258 thì những trường hợp như chúng tôi không thể nào gọi là vi phạm pháp luật được, nếu xóa bỏ nó thì phải phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm.
Cùng quan điểm này với ông Phạm Bá Hải là ông Nguyễn Xuân Ngữ, Hiệp Hội Dân Oan, một trong 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự đã ký tên vào bản tuyên bố chung:
Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm thì có giới hạn ở mức độ và số lượng người, còn Hiệp Hội Dân Oan của chúng tôi rất lớn, chúng tôi cũng làm theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam tức là mọi công dân đều có quyền như trong hiến pháp qui định và luật nhân quyền quốc tế cũng đã qui định. Chúng tôi làm theo thế và chúng tôi cứ làm. Thực tế chúng tôi chỉ đòi quyền lợi của chúng tôi chứ chúng tôi không đấu đá ai, cũng không xâm phạm lợi ích quốc gia hay làm tổn hại gì đến lợi ích của nhân dân của đất nước cả.
Nếu nhà nước bảo chúng tôi giải tán thì nhà nước cứ giải quyết đầy đủ quyền lợi của chúng tôi thì chúng tôi giải tán ngay thôi.
Quan điểm và lập luận của các tổ chức XHDS
Trong tuyên bố chung, các tổ chức Xã Hội Dân Sự chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam là không chỉ sách nhiễu, đe dọa, bắt bớ và giam tù những người tranh đấu ôn hòa mà còn sử dụng biện pháp khủng bố răn đe thân nhân của họ như một cách tạo áp lực để người tranh đấu nhụt chí trong hoạt động đòi hỏi và bảo vệ nhân quyền . Vẫn lời ông Phạm Bá Hải:
Chính quyền Việt Nam nói họ có quyền tiếp cận với thân nhân gia đình. Điều này rõ ràng bản thân tôi là một thí dụ. Sau khi tôi tham gia với vai trò điều phối viên các công việc của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm là chính quyền tiếp cận với thân nhân gia đình tôi, đe dọa tác động gia đình để yêu cầu tôi chấm dứt các họat động họ nói là tình nghi có vi phạm pháp luật Việt Nam mà ba tôi và anh tôi không hề có liên can. Việc tiếp xúc , tác động như vậy là hình thức của sự quấy nhiễu, vi phạm quyền tự do, cái không gian họat động của những người bảo vệ nhân quyền. Nếu bảo Việt Nam có quyền tiếp cận như vậy thì chúng tôi phản đối.
Chính quyền VN nói họ có quyền tiếp cận với thân nhân gia đình. Điều này rõ ràng bản thân tôi là một thí dụ. Sau khi tôi tham gia với vai trò điều phối viên ác công việc của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm là chính quyền tiếp cận với hân nhân gia đình tôi, đe dọa tác động gia đình để yêu cầu tôi chấm dứt các họat độngông Phạm Bá Hải
Bên cạnh đó, trong những buổi làm việc với ông Phạm Bá Hải, công an còn tuyên bố là người bị thẩm vấn không được công bố nội dung hay chi tiết của buổi làm việc. Bản tuyên bố chung của 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cho rằng đây là một hình thức bịt miệng có tính cách vi phạm quyền công dân:
Chính quyền Việt Nam yêu cầu rằng các nội dung làm việc với chúng tôi không được đưa lên truyền thông. Đây là điểm chúng tôi không đồng ý bởi vì trong công việc vận động cho nhân quyền mọi sự đều công khai và minh bạch. Do đó khi làm việc với chính quyền Việt Nam trong vấn đề vận động nhân quyền chúng tôi có quyền nêu nội dung làm việc cho công chúng biết nếu nội dung đó không nằm trong phạm vi bí mật an ninh quốc gia.
Quan điểm của chúng tôi là vẫn tiếp tục sử dụng quyền được biết của người dân bằng cách thông tin nội dung làm việc của chính quyền, tiếp tục tác động nhà nước Việt Nam tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Cũng trong phiên làm việc lần hai ngày 29 tháng Tư công an ra lệnh cho Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm phải chấm dứt họat động vì không có giấy phép của nhà nước. Theo quan điểm của 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cùng ký tên trong bản tuyên bố chung, quyền lập hội và quyền hội họp được qui định rõ trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như trong Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Quyền Chính Trị. Mặt khác, hiến pháp Việt Nam mới được viết lại năm 2013 cũng công nhận quyền lập hội và quyền hội họp.
Ông Phạm Bá Hải, điều phối viên Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, khẳng định đây là những qui định tất yếu cho sự hình thành các Xã Hội Dân Sự:
Ngôn từ và sự hiểu biết có sức mạnh gấp ngàn lần sức mạnh cơ bắp hay dùi cui hay súng đạn. Cho nên hoạt động của các tổ chức XHDS, việc người dân lên tiếng, việc người dân biết được quyền của mình và tìm cách thuyết phục những người chưa hiểu biết kỹ như những người đang cầm quyền là một điều hết sức quan trọng
Trong cái hệ thống cơ cấu pháp luật trong cái thể chế ở Việt Nam thì mọi sự đều dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, các hội đoàn đều do đảng cộng sản thành lập, cho phép họat động và kiểm soát nhằm phục vụ cho chế độ và đảng cộng sản. Thành ra trong xã hội có một số người không nằm trong hệ thống đảng thấy rằng họ cần phải có một không gian riêng, phải có hội đoàn riêng để sinh họat để bảo vệ quyền lợi cho họ. Đó là cái nhìn tự nhiên của các tổ chức Xã Hội Dân Sự mà trong thời gian gần đây ta có thể thấy ở Việt Nam một số tổ chức đã tuyên bố công khai ra đời.
Chính quyền có cấm thì người ta cũng sẽ họat động, đây là việc tất yếu. Vì vậy, chính quyền Việt Nam cần thiết phải thừa nhận sự tồn tại của tổ chức Xã Hội Dân Sự bởi vì tổ chức Xã Hội Dân Sự gần gũi hơn, đáp ứng được những nguyện vọng cần thiết hơn mà một tổ chức rộng lớn, chính thức của nhà nước không thể đáp ứng được. Cho dù bất hợp pháp hay nhà nước không cho phép, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm vẫn tiếp tục họat động . Đây là điểm rất đặc thù bởi vì luật pháp Việt Nam khó có thể chấp nhận một hội như Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm được phép họat động tại Việt Nam.
Do đó mà chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam phải tạo ra một cơ chế luật pháp thông thoáng cho các tổ chức Xã Hội Dân Sự trong đó có Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm được hoạt động.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức Xã Hội Dân Sự được đăng ký hoạt động cũng là quan điểm trước đây của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, tổ chức đã ký tên vào bản tuyên bố chung. Tiến sĩ Nguyễn Quang A của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, nói rằng những tổ chức Xã Hội Dân Sự như ở đây đều hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp:
Trong bốn khẩu hiệu của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự thì khẩu hiệu đầu tiên rất quan trọng là thực thi dân quyền, dân cứ thế mà thực thi, không đợi bất cứ ai cho phép bởi không ai có quyền cho phép cả, đấy là quyền tự nhiên của người ta và người ta cứ thực thi.
Họ chưa có đăng ký thì đấy là lỗi của nhà nước, không phải lỗi của họ. Nghĩa vụ của nhà nước là phải tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi để cho họ được đăng ký, để cho họ được hoạt động trong một khuôn khổ văn minh. Đáng tiếc cái đấy thì nhà nước chưa làm đủ trách nhiệm của mình.
Sau cùng, bản tuyên bố chung của 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cũng nói rõ là trong trường hợp bị cơ quan an ninh tiếp tục sách nhiễu gây sức ép thì các thành viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có quyền từ chối giấy mời đi làm việc của công an, đồng thời có thể xem xét và chuẩn bị thủ tục khiếu nại nhằm tố cáo những hành động vi phạm nhân quyền vừa nói lên các cấp thẩm quyền trong nước và ra quốc tế.
Dưới mắt tiến sĩ Nguyễn Quang A của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, quan điểm và lập luận sắc bén của các tổ chức Xã Hội Dân Sự phản ảnh rõ nét kiến thức cũng như sự hiểu biết của người dân mà nhà nước cần nghiêm túc lắng nghe chứ không phải trấn áp:
Ngôn từ và sự hiểu biết có sức mạnh gấp ngàn lần sức mạnh cơ bắp hay dùi cui hay súng đạn. Cho nên hoạt động của các tổ chức Xã Hội Dân Sự, việc người dân lên tiếng, việc người dân biết được quyền của mình và tìm cách thuyết phục những người chưa hiểu biết kỹ như những người đang cầm quyền là một điều hết sức quan trọng.
Thực sự tương lai và sự phát triển của Việt Nam có tươi sáng hay không, ông Nguyễn Quang A kết luận, hoàn toàn tùy thuộc vào việc người dân hiểu biết những quyền căn bản như thế và tìm cách gây áp lực, tìm cách giải thích tìm cách thuyết phục để nhà cầm quyền hiểu biết và thay đổi.
No comments:
Post a Comment