Ngọc Ân - Thứ Hai, ngày 15/12/2014 - 19:29
(PLO) - Sáng thứ hai ngày 15-12, một tuần trước lễ giáng sinh, con phố Martin Place thường ngày đông đúc ở trung tâm thành phố Sydney (Úc) bỗng vắng lặng như tờ. Trước đó, một người đàn ông có vũ trang đã tấn công và giam giữ khoảng 40 con tin tại quán cà phê Lindt tọa lạc ngay trên con phố này.
Martin Place là một khu phố dành cho người đi bộ khá đông đúc vào mỗi buổi sáng sớm. Người ta có thể đi bộ dọc con đường từ bến phà ở cảng Sydney đến quán café Lindt, gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè trước khi đến nơi làm việc.
Dày đặc cảnh sát đặc nhiệm
Một con tin được giải cứu (Ảnh: AP)
Bên ngoài quán café Lindt, cảnh sát đặc nhiệm trang bị “tận răng” chầu chực suốt 12 tiếng qua. Một số ngụy trang thành thường dân và lính bắn tỉa thì nấp trên các tòa nhà gần đó để sẵn sang khai hỏa khi mọi việc diễn biến theo chiều hướng xấu. Các chuyên gia đàm phán vẫn làm việc miệt mài với kẻ khủng bố.
Khách qua đường bị dồn lại đằng sau hàng rào cảnh sát, trong khi các tòa nhà xung quanh đã được sơ tán. Ở phía đối diện quán café Lindt là ga tàu điện ngầm nhưng hôm nay nó phải bỏ trạm này và không được dừng lại.
Trong những giờ phút đầu tiên của cuộc khủng hoảng con tin, các máy quay của phóng viên CNN tại hiện trường bắt gặp những cảnh tượng "gây sốc" khi các con tin bị bắt áp tay vào các tấm kính của quán café và giơ cao lá cờ đen mang dòng chữ Ả Rập “chỉ có một Thượng đế” và “chỉ có Mohamed là nhà tiên tri của Thượng đế”.
Phóng viên tại hiện trường của CNN, Patrick Byrne thừa nhận là họ phải tắt camera để những con tin bên trong quán café không thể thấy hình ảnh của họ được phát sóng trên các màn hình lớn gần đó.
Cảnh tượng “kỳ quái”
Người dân đứng sau hang rào cảnh sát đang phong tỏa hiện trường (Ảnh: CNN)
Vài hình ảnh được các hãng thông tấn phát sóng trực tiếp đã bị cảnh sát cảnh báo có thể làm lộ kế hoạch giải cứu con tin của họ. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều đoạn phim quay trực tiếp được tìm thấy trên mạng Internet. Phóng viên của Macquarie Radio Network có mặt tại hiện trường miêu tả đây là một “cảnh tượng kỳ quái” .
Một phóng viên cho biết "Có hàng trăm hoặc hàng ngàn người đi lang thang xung quanh với biểu hiện của sự hoang mang, chúng tôi không thể tin rằng điều này đang xảy ra."
Hàng ngàn người đã tụ tập tại khu vực Hyde Park sau khi được thông báo phải rời khỏi văn phòng làm việc gần khu vực Martin Place. Nhiều khách du lịch cũng có mặt và tỏ ra bàng hoàng. Hai khách du lịch người Đức cho biết “Chúng tôi chọn Sydney vì nghĩ nơi này an toàn”.
Dù cho nước Úc đã nâng mức độ cảnh báo an ninh trước các mối đe dọa khủng bố trong thời gian gần đây nhưng không ai ngờ lại có thể xảy ra một cuộc tấn công khủng bố ngay trung tâm đông đúc của Sydney.
Các nhà chức trách chưa đề cập đến một "cuộc tấn công khủng bố" nhưng cảnh sát New South Wales, Andrew Scipione cho biết tính chất của nó chính xác là “ một cuộc tấn công khủng bố”.
Nâng cao mức cảnh báo khủng bố
Cảnh sát đặc nhiệm bao vây hiện trường (Ảnh: EPA)
Cuộc tấn công này kéo theo rất nhiều hậu quả mà nghiêm trọng nhất chính là tình trạng phân biệt đối xử và kỳ thị người Hồi Giáo ở Úc trong thời gian gần đây.
Hàng chục cuộc tấn công vào các mục tiêu Hồi giao đã được báo cáo, trong đó có nhà thờ Hồi giáo và phụ nữ đeo khăn trùm đầu.
Tuy nhiên, giữa những tin đồn có đến 100 người Úc đã rời đất nước để gia nhập tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS), chính quyền buộc phải ban hành luật chống khủng bố mới cực kỳ nghiêm khắc.
Các quy định mới cho phép cơ quan hành pháp của Úc bỏ tù các cá nhân “ủng hộ chủ nghĩa khủng bố” bao gồm cả những người đến các khu vực mà bộ ngoại giao Úc liệt vào danh sách “vùng cấm”. Và những người rời bỏ đất nước để tham chiến ở nước ngoài này sẽ phải chịu một hình rất nặng.
Động thái trên đến sau khi cảnh sát Úc phát hiện và kịp thời ngăn chặn một âm mưu chặt đầu của những tên Hồi Giáo cực đoan ngay trên đất Úc hồi tháng chín.
Ngọc Ân
No comments:
Post a Comment