Monday, December 15, 2014

BẢO VỆ NGƯỜI CHỐNG THAM NHŨNG

Báo điện tử Tầm nhìn Việt Nam vẫn đứng trong số các nước xếp hạng thấp về chống tham nhũng.Tệ nạn tham nhũng vẫn chưa ngăn chặn được, không những thế,  ngày càng lan rộng, tinh vi phức tạp hơn. Đó là một câu hỏi không dễ trả lời nhưng phải trả lời vì chỉ có trả lời được, mới tìm ra giải pháp hữu hiệu để phòng chống thứ giặc “nội xâm”, de dọa tới an nguy của đất nước


Chúng ta đã có Luật và rất nhiều văn bản đi kèm luật, dưới luật,thành lập nhiều cơ quan chuyên trách  và trên thực tế, Nhà nước cũng quyết tâm chống tham nhũng chứng cứ là  các vụ tham nhũng bị tố cáo, phát hiện, đưa ra xét xử ngày một nhiều. Nhưng Việt Nam vẫn đứng trong số các nước xếp hạng thấp về chống tham nhũng.Tệ nạn tham nhũng vẫn chưa ngăn chặn được, không những thế,  ngày càng lan rộng, tinh vi phức tạp hơn. Đó là một câu hỏi không dễ trả lời nhưng phải trả lời vì chỉ có trả lời được, mới tìm ra giải pháp hữu hiệu để phòng chống thứ giặc “nội xâm”, de dọa tới an nguy của đất nước
.Về nguyên nhân của tình trạng tham nhũng hiện nay có rất nhiều và nhiều người đã nói. Ở  đây chỉ bàn một vấn đề, dó là việc chống tham nhũng  kết quả chưa cao vì người chống tham nhũng chưa được bảo vệ an toàn, còn bị trả thù bằng nhiều thủ đoạn kể cả nguy hiểm đến tính mạng của mình và người thân.
 Chống tham nhũng có cả người tốt, người xấu. Có người chống tham nhũng vì động cơ trong sáng, ích nước lợi dân. Có người chống tham nhũng để bảo vệ mình. Có người chống tham nhũng vì phe phái, ăn chia không đều. Có người chống tham nhũng để… tham nhũng hoặc vì rất nhiều động cơ cá nhân khác. Trong các loại trên, loại đầu và cuối thường ít. Đa số người chống tham nhũng là bởi cực chẳng đành, phải chống cái xấu vì nếu không, nó sẽ vi phạm quyền lợi chính đáng của mình, làm hại mình. Để tìm ra động cơ của từng loại người  từ đó bảo vệ đúng đối tượng là việc làm đầy khó khăn, cần nhiều thời gian nên đa phần người có chức trách không làm hoặc làm cho qua chuyện.
 Những người chống tham nhũng thường “yếu” hơn kẻ bị tố cáo về chức vụ, quyền hạn, mối quan hệ, uy tín xã hội, kể cả tiền. Vì “yếu toàn diện” như vậy nên thường bị kẻ tham nhũng sử dụng các công cụ trên để che đậy, cho chìm xuồng, bẻ queo vấn đề, thách thức, đe dọa, vu cáo theo kiểu “ Ếch kêu dưới vũng tre ngâm/ Ếch kêu mặc ếch tre dầm mắc tre”. Nhiều trường hợp vì những thủ đoạn trả đòn của người bị tố cáo, người tố cao thân bại danh liệt, mất công ăn việc làm, bị xã hội cười chê, đôi khi nguy hiểm cả tính mạng. Từ thế và lực ấy, nếu không gặp người tốt ủng hộ, việc xử lý công minh, không vì nể thì sẽ rơi vào tâm lý an phận, mũ ni che tai, một nhược điểm khá phổ biến trong xã hội,  Tâm lý tránh việc“ cả gan nhổ bọt lên trời/Trời cao chẳng thấu bọt rơi mặt mình” cản trở rất lớn tới việc đấu tranh chống tham nhũng.
 Một nguyên nhân khác là những người có trách nhiệm giải quyết tố cáo, kể cả trong các cơ quan chống tham nhũng trình độ kém, động cơ tư tưởng không chính đáng , đôi khi lại dính với kẻ bị tố cáo nên họ không xử lý, xử lý chây ỉ, tắc trách. Những người này thường tiết lộ thông tin về người tố cáo, tiếp tay với kẻ tham nhũng để bôi xóa vụ việc. Người chống tham nhũng sợ, nhụt ý chí đấu tranh.
 Tóm lại, sở dĩ việc chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu vì một trong những nguyên nhân quan trọng là người chống tham nhũng không được bảo vệ có hiệu quả, vụ việc không được xử lý kịp thời hoặc không được giải quyết, thông tin bị rò rỉ, người chống tham nhũng bị trù dập, trả thù tàn bạo.Muốn chống được tham nhũng phải làm gương để củng cố lòng tin và bảo vệ được người chống tham nhũng bằng pháp luật và việc làm thực tế.
  Chỉ khi nào tham nhũng bị trừng trị, kẻ “mạo chống tham nhũng” bị vạch mặt, người chống tham nhũng được bảo vệ thì mới có phong trào chống tham nhũng như mong muốn.

 22:14 | 14/12/2014
Vũ Duy Thông

No comments:

Post a Comment