(GDVN) - Báo Trung Quốc bình luận, điều thú vị là mặc dù "quân đội Trung
Quốc là đối thủ tiềm tàng nhất nhưng quân đội Việt Nam vẫn cứ học theo
'thày giáo cũ'...
Tân Hoa Xã: Máy xúc Trung Quốc đang thay đổi biên giới trên Biển Đông
Chuyên gia Nga: Không có chuyện Việt Nam mua máy bay Trung Quốc
Chuyên gia TQ: Công bố ảnh sân bay ở Hoàng Sa để cảnh báo Việt-Mỹ
Chiến đấu cơ F-16 Đài Loan mua của Mỹ, hình minh họa. |
Việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam tiếp tục nhận được sự quan tâm, theo dõi và bình luận của truyền thông Trung Quốc. Ngày 11/10, tờ Tin sớm Bắc Kinh và chuyên mục bình luận quân sự "Giảng Võ đường" của QQ News cho rằng, việc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh rằng Mỹ có thể bán cho Việt Nam các thiết bị phòng thủ trên biển, bao gồm cả vũ khí sát thương sẽ đồng nghĩa với danh sách các mặt hàng không dừng lại ở máy bay trinh sát P-3C. Không loại trừ khả năng Washington đang cân nhắc bán chiến đấu cơ F-16 và hệ thống tên lửa không đối không, không đối đất cùng các loại bom thông minh cho Việt Nam (?!)
2 tờ báo Trung Quốc cho rằng ngay từ 10 năm trước Việt Nam đã bắt đầu tiến hành hiện đại hóa quân sự. Những năm gần đây công nghiệp chế biến xuất khẩu và năng lực khai thác dấu khí của Việt Nam tăng mạnh càng khiến người Việt có đủ tài chính để thay thế hệ thống vũ khí trang bị từ thời Liên Xô đã lạc hậu.
Trước đây do lệnh cấm của Mỹ, trong khi vũ khí châu Âu giá lại quá đắt, Việt Nam đành tập trung vào nguồn cung cấp chủ yếu từ Nga. Báo Trung Quốc bình luận, điều thú vị là mặc dù "quân đội Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng nhất nhưng quân đội Việt Nam vẫn cứ học theo 'thày giáo cũ' trong việc lựa chọn nguồn cung cấp vũ khí cũng như hoạch định chính sách quốc phòng"?!
Mục tiêu chủ yếu của Việt Nam khi nâng cấp hệ thống vũ khí trang bị là xây dựng lực lượng hải - không quân tinh nhuệ bao gồm chiến đấu cơ, tàu ngầm hiện đại và lực lượng tên lửa cấu thành. Trong khi đây lại chính là mục tiêu của "chiến lược phòng ngự gần bờ mà hải quân Trung Quốc theo đuổi từ thập niên 90 của thế kỷ trước", báo Trung Quốc bộc lộ rõ sự kiêu ngạo với hàm ý xem thường sức mạnh quân sự Việt Nam.
Theo Tin sớm Bắc Kinh, để thực hiện chiến lược này, quân đội Việt Nam đã mua 11 chiếc Su-27SK, Su-27UBK, Su-27PU và 32 chiếc Su-30MK2. Đến năm 2015 lô hàng này mới được bàn giao hết, tính năng số vũ khí này cũng chỉ tương đương với Su-27SK và Su-30MK2 mà Nga đã bán cho Trung Quốc trước đây.
Về lực lượng tàu ngầm, Việt Nam mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga, 2 chiếc đã bàn giao, 4 chiếc còn lại đến năm 2019 sẽ bàn giao toàn bộ. Trước đó Trung Quốc cũng mua 2 chiếc tàu ngầm Kilo loại 877, 636 và 8 chiếc tàu ngầm 636M của Nga, cái cuối cùng đã được Moscow giao cho Bắc Kinh vài năm trước.
Tàu ngầm Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông Trung Quốc. |
Xét về tương quan chiến hạm mặt nước, Việt Nam mau 6 chiếc tàu mang tên lửa loại P1241 của Đông Âu, 2 chiếc tàu mang tên lửa loại P1241.8 của Nga và được chuyển giao kỹ thuật đóng mới 6 chiếc trong nước. Ngoài ra hải quân Việt Nam sẽ nhận được 4 chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ đời 3,9, tính năng tương đương với dòng P1241.8.
Trong cuộc đối đầu trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam gần đây (ám chỉ vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam), đã có các hãng truyền thông nước ngoài nhân cơ hội này "khuếch trương thành quả hiện đại hóa quân sự của Việt Nam để gây áp lực tâm lý cho Trung Quốc"?!
Hãng tin AFP của Pháp bình luận, tàu ngầm Kilo 636VM của Việt Nam có thể uy hiếp gần bờ đối với Trung Quốc. Tạp chí Kanwa của Canada thì quả quyết rằng, tàu ngầm Kilo của Việt Nam đủ khả năng phong tỏa căn cứ lớn nhất của hạm đội Nam Hải đặt tại vịnh Á Long, đảo Hải Nam.
Tuy nhiên theo 2 tờ báo Trung Quốc, tàu ngầm Kilo 636 VM của Việt Nam "cũng chả khá hơn" tàu ngầm Kilo 636M mà Trung Quốc mới mua của Nga. Tàu Việt Nam mua chỉ khác mỗi chứ V, là lấy từ chữ "Việt Nam" để thêm vào cho khác chứ không có gì lạ (?!).
Ngoài ra, theo Tin sớm Bắc Kinh, khi mua tàu ngầm Kilo 636M của Nga, Trung Quốc đã mua cả ngư lôi dây dẫn, các loại vũ khí chống tàu ngầm. Mặt khác loại tàu ngầm này đã không còn là vũ khí hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc hiện nay. Tàu ngầm lớp 039B do Bắc Kinh chế tạo được trang bị hệ thống sona tốt hơn, hệ thống động cơ AIP có năng lực lặn sâu và thời gian lặn tốt hơn.
Quan trọng hơn theo 2 tờ báo Trung Quốc, về mặt chiến lược tàu ngầm không giống như các loại vũ khí thông thường khác, nó giấu mình dưới nước và khả năng tấn công mục tiêu hạn chế. Trong xung đột nếu dùng tàu ngầm quả thực có thể phong tỏa 1 vùng biển rộng, là vũ khí tốt nhất mà phe yếu có thể lựa chọn để đối phó với kẻ thù mạnh, nhưng nó chỉ càng làm mở rộng quy mô chiến tranh.
Một khi Biển Đông xảy ra chiến sự, nếu Việt Nam dùng tàu ngầm để phong tỏa Biển Đông thì người bị ảnh hưởng lại chính là các nước Đông Nam Á (!?), tuyến hàng hải huyết mạch chạy qua Biển Đông bị tăng nghẽn và tạo cớ khai mào chiến tranh toàn diện, báo Trung Quốc lý luận.
Báo Trung Quốc cho rằng không quân Việt Nam mới thực sự khiến Bắc Kinh "ngại". |
Báo Trung Quốc chê bai, dùng tàu ngầm kết hợp chiến đấu cơ và xuồng cao tốc mặt nước là chiến thuật Bắc Kinh sử dụng từ thời Chiến tranh Lạnh, mà nay Việt Nam lại phát triển lực lượng tàu ngầm không phải là lựa chọn khôn ngoan. Tờ báo lên giọng khiêu khích, tổng GDP của Việt Nam chỉ bằng 2/3 thành phố Thâm Quyến (mà không đưa ra số liệu?!), Việt Nam không đủ sức để đối đầu với một cuộc chiến tranh toàn diện.
Trung Quốc ngày nay kể cả về sức mạnh kinh tế hay quân sự đều xếp hàng đầu thế giới nên rất "tự tin" trước sức mạnh quân sự của Việt Nam, báo Trung Quốc bình luận. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, chưa chắc đã xảy ra chiến tranh toàn diện theo mô hình truyền thống giữa 2 nước, mà rất có thể là những cuộc xung đột, đối đầu trên Biển Đông (như vụ giàn khoan 981 vừa qua).
Vụ giàn khoan 981 đã cho thấy Trung Quốc cậy tàu đông, tàu lớn đã ngăn chặn hoạt động thực thi pháp luật của tàu công vụ Việt Nam. Mặt khác vị trí giàn khoan 981 cách căn cứ của hải quân Trung Quốc không xa nên có thể điều động số lượng lớn tàu thuyền để bao vây tàu Việt Nam, báo Trung Quốc bình luận. Nhưng đối với khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc vẫn ôm dã tâm xâm lược), khoảng cách khá xa nên năng lực đổ bộ và tiếp tế của Bắc Kinh khá yếu. 2 tờ báo Trung Quốc ngụy biện rằng nơi này rất có khả năng Việt Nam sẽ dùng biện pháp quân sự?!
Cuộc xâm lược Gạc Ma và 5 bãi đá khác ở Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc tiến hành năm 1988 lại bị 2 tờ báo xuyên tạc thành Bắc Kinh kéo ra Trường Sa xây dựng trạm quan trắc khí tượng theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc?! Và bây giờ ai cũng thấy hệ thống công sự nhà giàn, vũ khí trang bị và lính đồn trú của Trung Quốc nằm chình ình trên 6 bãi đá này. Không dừng lại dã tâm bành trướng, Bắc Kinh còn đang biến những bãi đá này thành đảo nhân tạo, xây dựng sân bay quân sự bất hợp pháp ở đó.
Tin sớm Bắc Kinh và "Giảng Võ đường" của QQ News lên giọng xấc xược, thời điểm những năm 1980 không quân và không quân trong hải quân Trung Quốc không thể với tới Trường Sa nên bắt buộc Bắc Kinh phải rút tàu về căn cứ sau khi bắn chìm 2 chiến hạm Việt Nam và làm hư hại 1 tàu chiến khác, thôn tính được Gạc Ma và 5 bãi đá.
Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở Gạc Ma và đang có khả năng xây sân bay bất hợp pháp tại đây. |
Cuộc chiến Gạc Ma năm 1988 đối với Trung Quốc cho thấy, muốn thôn tính Trường Sa phải kiểm soát được bầu trời. Uy hiếp lớn nhất với Trung Quốc ở Trường Sa không phải tàu ngầm Việt Nam, mà là lực lượng không quân Việt Nam. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh phải "khắc phục khó khăn" để có được tàu sân bay Liêu Ninh với khả năng mang theo các chiến đấu cơ J-15 và trực thăng vũ trang Z-18.
Tới năm 2017, tàu sân bay Liêu Ninh có thể được trang bị khoảng 24 chiếc J-15, nhưng lúc đó Nga cũng bàn giao xong cho Việt Nam 32 chiếc Su-30MK2. Tờ báo Trung Quốc cho rằng tính năng của Su-30MK2 hay Su-27 cũng chỉ tương đương với J-15, cho nên đến lúc đó tương quan sức mạnh không quân Trung Quốc so với Việt Nam ở Trường Sa là "cân bằng".
Tuy nhiên, hiện tại Mỹ đang tồn dư rất nhiều chiến đấu cơ F-16C/D, một khi Washington bán chúng cho Việt Nam thì không chỉ mang lại cho người Mỹ món lợi nhuận khổng lồ mà còn đạt được mục tiêu kiềm chế (dã tâm bành trướng lãnh thổ của) Trung Quốc. Mặc dù là máy bay cũ, nhưng nếu được tân trang và hiện đại hóa hệ thống vũ khí thì sức chiến đấu của nó sẽ ưu việt hơn hẳn J-15 hay Su-30MK2 trong khi giá lại rẻ hơn.
Gần đây nhất Mỹ đã bán cho Indonesia một lô F-16C/D theo dạng vừa bán vừa cho, sau khi tân trang lại cũng chỉ có giá 50 triệu USD 1 chiếc. Giá thành như vậy rẻ hơn nhiều so với Su-30MK2 của Nga trong khi chi phí vận hành và duy tu bảo dưỡng lại rẻ hơn máy bay Nga. Indonesia năm 011 đã đặt mua 24 chiếc F-16C/D cũ của Mỹ.
Do đã từng có tiền lệ với Indonesia nên giới phân tích Trung Quốc không loại trừ khả năng Washington sẽ bán F-16 cho Việt Nam. Chỉ cần Việt Nam mua được 30 chiếc F-16 cũ của Mỹ để thay thế hệ thống Mig-21 đã lỗi thời thì sẽ "ảnh hưởng nghiêm trọng" đến cục diện Biển Đông. Lúc đó hệ thống tàu sân bay Trung Quốc cũng chỉ mới bắt đầu chế tạo, thời gian mất ít nhất 6 năm, sức chiến đấu của J-15 thì lại kém hẳn F-16, vì vậy theo 2 tờ báo này Trung Nam Hải phải "hết sức cảnh giác"?!
No comments:
Post a Comment