Saturday, September 6, 2014

Giàn khoan Trung Quốc và Việt Nam: Cứ làm ăn như bình thường là được sao?

Việc Trung Quốc đặt một giàn khoan ngay bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi Tháng Năm là một sự thức tỉnh cho giới lãnh đạo Việt Nam. Sự kiện diễn ra vào lúc ở Hà Nội đầy dẫy những đồn đoán về một cuộc tranh giành quyền lực gay gắt và những giao dịch kín, chuẩn bị cho kỳ Ðại Hội Ðảng Cộng Sản năm 2016.

Tướng Martin Dempsey (phải) tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, được Tướng Ðỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, tiếp trong lần viếng thăm Việt Nam hồi Tháng Tám. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Trong khi những người bất đồng chính kiến hy vọng xảy ra những thay đổi trong lãnh đạo và chính sách do kết quả của vụ khủng hoảng giàn khoan, thì các lãnh đạo đảng vẫn tiếp tục hành xử “công việc như bình thường.” Dù sao thì cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng đến chính trị Việt Nam ở nhiều mặt. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng khiến cho chính sách ngoại giao, đặc biệt ở vấn đề làm thế nào để đối phó với sự xâm lấn của Trung Quốc, tập trung của sự tranh luận quần chúng, sự lu mờ của các vấn đề quốc nội như mối nguy của tham nhũng hoành hành và kinh tế trì trệ. Thứ hai, cuộc khủng hoảng khiến tạm thời làm cứng rắn ý chí của giới lãnh đạo Việt Nam chống lại sự khiêu khích của Trung Quốc. Thứ ba, cuộc khủng hoảng làm yếu đi sự chống đối của những người thường chống lại mối quan hệ thân thiết với Hoa Kỳ.

Trong suốt nhiều năm, giới lãnh đạo Việt Nam từng bị phân ra làm hai nhóm: nhóm những người muốn đẩy mạnh cải cách và mở rộng cửa với Tây Phương, đối lại với nhóm những người e ngại về hệ lụy chính trị của sự cải cách và muốn dựa vào Trung Quốc để cứu lấy xã hội chủ nghĩa.

Cuộc khủng hoảng giàn khoan giúp thu hẹp mối bất đồng giữa những người cải cách và bảo thủ này. Sự gia tăng tinh thần dân tộc và nỗi oán ghét đối với hành vi xâm lược của Trung Quốc khiến đẩy mạnh vấn đề bức bách, làm sao để đối phó với Trung Quốc trở thành vấn đề nổi bật. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay phân chia giữa “các nhà giải phóng” vốn chán ngán sự áp lực không ngừng của Trung Quốc, mong muốn tìm cách thoát khỏi quĩ đạo của nước này, và “các nhà thích nghi” vốn hy vọng kêu gọi sự đoàn kết xã hội chủ nghĩa và tình thân hữu truyền thống để khuyến dụ Trung Quốc tìm đến một giải pháp hòa giải cho cuộc xung đột.

Hành động xâm lăng trắng trợn của Trung Quốc thổi mạnh tinh thần dân tộc cả trong lẫn ngoài đảng Cộng Sản Việt Nam. Ý niệm quần chúng về sự yếu kém của giới lãnh đạo trong việc đối phó với Trung Quốc làm suy yếu tính hợp pháp và ảnh hưởng của các nhà chủ trương thích nghi. Nhiều tiếng nói đồng thanh đòi hỏi tiết lộ công khai nội dung của thỏa ước ký kết ở Thành Ðô bên Trung Quốc vào năm 1990, trong đó giới lãnh đạo Việt Nam bị cho đã có những nhân nhượng bí mật với Bắc Kinh.

Vào Tháng Sáu, một diễn đàn công khai chưa từng có trước đây với tiêu đề “Thoát Trung” (thoát khỏi quĩ đạo của Trung Quốc) được tổ chức tại Hà Nội. Ðến Tháng Bảy, 61 đảng viên đồng ký tên vào một thư ngỏ gửi lên đảng và Ủy Ban Trung Ương, đặc biệt cảnh cáo về mối nguy cơ Việt Nam đang trở thành một “chư hầu kiểu mới của Bắc Kinh,” và kêu gọi cải cách triệt để, để đất nước bớt bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Giữa Tháng Sáu và Tháng Bảy, ba hội nghị quốc tế do nhà nước bảo trợ về tranh chấp hàng hải ở Biển Ðông được tổ chức, mà trong đó phần lớn các diễn giả đều chỉ trích Trung Quốc.

Nhiều lý thuyết gia mang sứ mệnh tường thuật về chính sách của đảng đã bắt đầu hoài nghi về sự khôn ngoan trong việc dựa vào tinh thần xã hội chủ nghĩa anh em và cùng chung ý thức hệ để bảo vệ chủ quyền Việt Nam và tiếp tục duy trì sự cai trị của Cộng Sản. Giờ đây thật khó cho bất kỳ một lãnh đạo nào có thể cưỡng lại với làn sóng bài Hoa đang dâng cao. Bộ Chính Trị họp nhiều lần và cùng đạt đến thỏa thuận đứng lên chống lại Trung Quốc. Hồi Tháng Bảy, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tỏ cho thấy rằng Bộ Chính Trị đang cân nhắc khả năng đưa Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế.

Sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ vào vị thế của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng giàn khoan, với chiến lược bắt nạt của Trung Quốc và thái độ mơ hồ của Nga, đã làm cho giới lãnh đạo Việt Nam thấy rõ rằng họ có thể tin vào nỗ lực thực tế của chính mình để thoát khỏi quĩ đạo của Trung Quốc. Ðiều này đưa đến những cuộc nói chuyện về việc gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, khiến Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona) phải lên tiếng về sự khả dĩ của một “bước nhảy vọt vĩ đại” trong quan hệ song phương.

Dẫu sao chính sách đối ngoại chưa phải là phương thuốc trị bá bệnh, và rằng không trợ giúp bên ngoài duy nhất nào có thể đưa Việt Nam ra khỏi sự nguy nan. Nền kinh tế Việt Nam đang trực diện với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nợ công của đất nước này, theo các kinh tế gia độc lập, đạt đến mức không thể chống đỡ nổi, đó là tỉ lệ 100% của tổng sản lượng quốc nội. Các ngân hàng mang gánh nặng với các khoản nợ xấu. Nếu nền kinh tế suy sụp, chỉ một mình Trung Quốc là sẵn sàng cứu nguy cho Việt Nam mà không đặt điều kiện nào về cải thiện nhân quyền và cải cách kinh tế toàn diện.

Thoát khỏi quĩ đạo Trung Quốc đo đó không chỉ đòi hỏi vào sự cân bằng sức mạnh của ngoại bang, mà Việt Nam còn phải chịu sự cải cách quan trọng và đau đớn mới có thể nhận được sự trợ giúp hữu hiệu của Tây Phương, một đòi hỏi chưa chắc gì đạt được với một cấp lãnh đạo bị phân hóa. Ðối với Việt Nam hiện nay, “cứ hành xử như bình thường” không phải là một chọn lựa nghiêm túc. (TP)
09-04-2014 8:14:04 PM
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng
Theo Người Việt

1 comment:

  1. TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
    TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
    Hộp thư spam nay đã có 3620 số lần xem trang.

    ReplyDelete