Friday, June 20, 2014

'TQ đang khiêu khích thế giới'

 - 

Việc CNOOC đưa giàn khoan tới gần Việt Nam cũng chỉ là một trong vô số động thái xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc suốt những năm gần đây.
Việc CNOOC đưa giàn khoan tới gần Việt Nam cũng chỉ là một trong vô số động thái xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc suốt những năm gần đây.
Trung Quốc đang khiêu khích thế giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa yêu sách lãnh thổ của mình bằng cách chứng minh sự bất lực của những nước khác trong khu vực trong việc phản ứng với tình huống mà nước này tạo ra. Điều này được biết đến dưới cái tên “chiến lược tằm ăn dâu”...
Trang mạng quân sự Trung Quốc (military.china.com) ngày 18.6 chính thức xác nhận việc Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 mang tên Nam Hải số 9 ra Biển Đông.
Trước đó, ngày 17.6, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết giàn khoan Nam Hải số 9 này được kéo từ phía Nam đảo Hải Nam tiến về hướng xích lại gần giàn khoan Hải Dương 981.
Nam Hải số 9 là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan bán chìm này dài 100m, rộng 78m, nặng 21.741 tấn (giàn khoan Hải Dương 981 dài 114m, rộng 90m, nặng 31.000 tấn), có khả năng hoạt động ở những vùng biển sâu 1.500m, khả năng khoan tối đa của nó đạt 7.600m.
Hiện các diễn đàn mạng của Trung Quốc như http://bbs.tianya.cn đang thu hút rất nhiều lời bình luận về sự kiện trên, phần lớn ý kiến đều cho rằng Việt Nam sẽ khó đối phó với cả hai giàn khoan cùng xuất hiện tại Hoàng Sa.
Một số cư dân mạng nước này còn cho rằng Trung Quốc ít nhất sẽ tung tới 4 giàn khoan ra khu vực tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông và ngay sau khi giàn khoan thứ 2 đã yên vị, giàn khoan thứ 3 sẽ được kéo ra.
Có nhiều khả năng đặt ra: Hoặc Trung Quốc tiếp tục sử dụng giàn khoan Nam Hải số 9 để hoạt động song song với Hải Dương 981 để gây thêm khó khăn cho Việt Nam hoặc là giàn khoan thứ 2 sẽ thay thế khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 về.
“Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ dừng lại. Và mỗi khi tiến hành một động thái “dân sự” như hạ đặt giàn khoan như thế này, hầu như chắc chắn Bắc Kinh cũng chuẩn bị các nguồn lực quân sự và bán quân sự cần thiết để bảo vệ các tài sản “dân sự” như thế”, bà Tôn Vân nhận định.
Theo trang mạng Ocean (báo mạng Hải Dương TQ), nước này đang có ít nhất 3 giàn khoan lớn là Hải Dương 982, 943 và 944. Cả 3 giàn khoan này đều thuộc loại khoan nước sâu với độ khoan sâu đến 10.000m và chịu được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Biển Đông.
Đặc biệt giàn khoan Hải Dương 982 có thể hoạt động ở độ sâu tới 1.500m ở mọi vùng biển trên thế giới và khoan sâu tối đa tới 9.144m.
Trước đó, theo trang mạng quốc tế www.eworldship.com, Tổng công ty Dịch vụ vận chuyển hàng hải Trung Quốc đã sử dụng 2 giàn khoan nửa chìm nửa nổi đưa vào hoạt động trong khu vực Biển Đông từ cuối tháng 1/2013.
Một là giàn khoan Nam Hải số 8 do Công ty này mua lại từ Công ty Transocean (Thụy Sĩ). Sau khi được nâng cấp cải tạo tại Xưởng tàu Hữu Liên (một trong những xưởng sửa chữa tàu lớn nhất Hồng Kông), giàn khoan này đã  được đưa vào hoạt động tại Biển Đông với độ sâu từ 450-800m.
 Hai là Tổng công ty Dịch vụ vận chuyển hàng hải Trung Quốc đi thuê giàn khoan Pride South Seas thuộc hãng Pride International của Liberia.
Cuối tháng 3/2013, Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải (COSL) đã ký hợp đồng thuê một giàn khoan nửa nổi nửa chìm khác có tên ENSCO5003 thuộc Ensco International, Inc (Mỹ) trong thời gian 5 năm và được đổi lại tên Nam Hải số 7. Đây là giàn khoan thuộc thế hệ thứ 2, được đóng năm 1977, có độ sâu hoạt động tối đa tới 300m, độ khoan sâu tối đa 7.620m.
Việc Trung Quốc cho đóng giàn khoan ồ ạt, bên cạnh mục đích dùng cho việc thăm dò, khai thác dầu khí thì đây cũng là một công cụ để Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông. Điều này đã thể hiện rõ qua hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 từ tháng 5 đến nay.
Nhận xét việc Trung Quốc tiếp tục đưa thêm giàn khoan ra Biển Đông, bà Tôn Vân, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ) nói: “Sẽ phải còn chờ xem địa điểm hạ đặt cuối cùng của giàn khoan Nam Hải số 9 là ở đâu, nhưng có vẻ động thái đưa nó ra Biển Đông vào thời điểm này đã được tính toán kỹ lưỡng. Quyết định này cho thấy Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ con đường khẳng định cái gọi là chủ quyền theo phương thức cưỡng bức”.
Theo bà, trong cách nhìn của lãnh đạo Trung Quốc, những “kiềm chế” từ nước này trong quá khứ đã không làm được gì để giúp cải thiện các tranh chấp trên biển và do vậy, Bắc Kinh bắt buộc phải thay đổi hiện trạng “bằng tất cả các biện pháp cần thiết”.
Bà Tôn Vân nhận định: “Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ dừng lại. Và mỗi khi tiến hành một động thái “dân sự” như hạ đặt giàn khoan như thế này, hầu như chắc chắn Bắc Kinh cũng chuẩn bị các nguồn lực quân sự và bán quân sự cần thiết để bảo vệ các tài sản “dân sự” như thế”.
Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore) nói: “Vị trí của giàn khoan Nam Hải số 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó CNOOC có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường”.
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) bình luận: Hành vi có thể gọi là khiêu khích mới nhất của Trung Quốc là quyết định điều giàn khoan dầu thứ hai xuống Biển Đông, trong lúc vẫn duy trì giàn khoan thứ nhất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thậm chí các trang mạng Trung Quốc còn nói đến ít nhất 4 giàn khoan được đưa xuống Biển Đông.
Đây là một hành động mang tính chất khiêu khích vì được tiến hành ngay vào lúc Bắc Kinh đang bị dư luận quốc tế đả kích là đã khuấy động tình hình ổn định trong khu vực từ khi cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng Biển Đông nằm gần Hoàng Sa và ngay trên thềm lục địa của Việt Nam hồi đầu tháng 5.
Bình luận của Đài RFI, kết luận: Trong cuộc đối đầu Việt-Trung hiện nay liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương 981, có thể nói rằng Việt Nam càng nhẫn nhịn, thì Trung Quốc càng lấn lướt. Do tương quan lực lượng trên biển bất lợi, sắp tới đây khó khăn của Việt Nam được cho là sẽ tăng lên gấp bội nếu Trung Quốc tung thêm vài chiếc giàn khoan nữa vào vùng biển của Việt Nam.
Hành động khiêu khích đó được cho là trực tiếp nhắm vào Việt Nam vì được loan báo đúng vào lúc mà lãnh đạo Trung Quốc đến Hà Nội để thảo luận về cuộc khủng hoảng nghiêm trọng phát sinh từ vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với việc đội tàu nhỏ bé của Việt Nam hàng ngày phải đương đầu với đội tàu hộ tống hùng hậu của Trung Quốc, chỉ để thể hiện chủ quyền của Việt Nam trong khu vực.
Song song với chiến pháp "tung giàn khoan giành lãnh thổ" đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục chiến lược "ngoại giao vu khống", đổ lỗi cho Hà Nội là bên gây hấn, trong lúc căng thẳng lại phát sinh từ chính hành động của Trung Quốc.
Bình luận của Đài RFI, kết luận: Trong cuộc đối đầu Việt-Trung hiện nay liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương 981, có thể nói rằng Việt Nam càng nhẫn nhịn, thì Trung Quốc càng lấn lướt. Do tương quan lực lượng trên biển bất lợi, sắp tới đây khó khăn của Việt Nam được cho là sẽ tăng lên gấp bội nếu Trung Quốc tung thêm vài chiếc giàn khoan nữa vào vùng biển của Việt Nam.
Theo ông Teshu Singh, chuyên gia phân tích cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hòa hình và Xung đột (Ấn Độ), việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam là một hành động có tính toán.
Trước đây, Trung Quốc đã đánh chiếm bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (do Philippines kiểm soát); thiết lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm; cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam; chiếm đóng bất hợp pháp bãi Cỏ Mây ở Trường Sa của Việt Nam và hiện đang cải tạo đất nhằm xây dựng đường băng và cảng biển trên bãi Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Việc triển khai giàn khoan được cho là động thái tiếp theo của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Teshu Singh cho rằng có hai nguyên nhân để Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, đó là vấn đề an ninh năng lượng của Trung Quốc và những mối lo ngại chiến lược trong khu vực. Từ năm 1993, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng nhiên liệu từ nước ngoài.
 Để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài, Trung Quốc đang tìm cách thăm dò ở nhiều nơi và Biển Đông được cho là nơi có trữ lượng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt. Về chiến lược, Bắc Kinh cho rằng vai trò của các cường quốc thế giới đang ngày càng tăng trong khu vực.
Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới hành động hạ đặt giàn khoan là sự phản ứng của Bắc Kinh với môi trường chiến lược đang thay đổi tại Biển Đông. Trung Quốc nhận thấy Biển Đông là yếu tố quan trọng để củng cố ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á, cũng như những tham vọng trong khu vực của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn đóng một vai trò quan trọng trong khu vực với việc giảm thiểu ảnh hưởng của Mỹ và do đó đã quay sang giải pháp đa phương để xử lý tranh chấp.
Chuyên gia Shannon Tiezzi bình luận trên trang mạng Diplomat của Nhật rằng qua các hành động, từ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013 tới việc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã đưa ra những quan điểm kỳ lạ ở cả hai phương diện quyết đoán và phản ứng: Họ khởi đầu các sự kiện, nhưng ngay sau đó mất kiểm soát, đặt các quan chức Trung Quốc vào trong tình trạng phòng thủ khi phải đối mặt với những chỉ trích từ bên ngoài.
Có hai cách giải thích cho tình huống này. Thứ nhất Bắc Kinh đã chủ định trong những hành động của mình, Trung Quốc đang khiêu khích thế giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa yêu sách lãnh thổ của mình bằng cách chứng minh sự bất lực của những nước khác trong khu vực trong việc phản ứng với tình huống mà nước này tạo ra. Điều này được biết đến dưới cái tên “chiến lược tằm ăn dâu”.

Tàu Trung Quốc vây ép, tấn công tàu cá Việt Nam
Một cách giải thích khác đó là chính phủ Trung Quốc không mấy "hiểu biết". Điều này có nghĩa là Trung Quốc không có cảm giác tốt về vị trí của mình trong khu vực và vì thế không thể dự đoán một cách chính xác khi nào những hành động của mình sẽ gây nên những phản đối mạnh mẽ.
Xu hướng của Trung Quốc trong thời gian qua là xoa dịu những quan ngại về sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trong các nước láng giềng.
Có thể Bắc Kinh đã quyết định chấp nhận hình ảnh tiêu cực này là một phụ phẩm của chiến lược "tằm ăn dâu”, nhưng việc công bố những văn bản của Bộ Ngoại giao tự nó đã chứng minh rằng Trung Quốc khó mà xây dựng được hình ảnh cho đàng hoàng với tình hình hiện tại.
Trung Quốc nên tập trung vào đàm phán vì điều này tăng thêm sức mạnh mềm cho họ trong khu vực. Chỉ có rút ngay lập tức giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vô điều kiện và không lặp lại hành động này trong tương lai, mới giúp giảm bớt những chỉ trích của cộng đồng quốc tế và giới truyền thông phương Tây. 
Hòa bình trong khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ giúp xóa bỏ quan điểm cho rằng Trung Quốc là một nước gây mất ổn định trong khu vực.
Nguyễn Chiến (Theo Chinhphu.vn) 

No comments:

Post a Comment