Friday, June 20, 2014

Mỹ giải bài toán Iraq, Trung Quốc sẽ mất Iran

 - 

Mỹ và Trung Quốc đều muốn kết thân với Iran
Mỹ và Trung Quốc đều muốn kết thân với Iran
Trong sức nóng của cuộc khủng hoảng Iraq, người ta càng nhận ra tính đúng đắn của triết lý "kẻ thù của kẻ thù là bạn". Khi cùng phải đối phó với kẻ thù chung là những kẻ thuộc lực lượng nổi dậy Hồi giáo Sunni tại Iraq, Mỹ và Iran đang xích lại gần nhau. Thậm chí, họ lúc này được coi như đồng minh.
>> Về bốn người vợ của Mao Trạch Đông
Mỹ đang cần Iran
Trong vài ngày qua, Washington và Tehran đã tìm đến nhau một cách thận trọng. Nhưng đó là những tín hiệu cực kỳ tốt lành sau 30 năm đầy rẫy nghi ngờ lẫn nhau, thậm chí có người vì von hai nước có sự thù địch không dễ dàng vượt qua.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran tiếp tục giậm chân tại chỗ; việc quan hệ giữa Mỹ và Iran khởi sắc trở lại vì tình thế bắt buộc sẽ là tín hiệu đầu tiên giúp họ hiểu nhau hơn.
Hơn lúc nào hết, cả hai đều hiểu họ rất cần nhau trong việc chống lại phiến quân tại Iraq. Quyền lợi của Mỹ tại Iraq rất lớn nên khi chính quyền Baghdah yêu cầu Washington can thiệp, thậm chí ném bom lên đầu lực lượng nổi dậy thì Mỹ không thể làm ngơ.
Tuy nhiên, nếu Mỹ đơn phương hành động việc này thì rất khó khăn. Người Mỹ không muốn tham chiến tiếp tại cuộc chiến vùng vịnh lần thứ 3 sau khi vết sẹo từ những cuộc chiến khác từ Trung Đông chưa lành. Việc huy động một lượng lớn khí tài quân sự và binh sĩ tới vùng Vịnh vào lúc này là bất khả thi với ngân sách quốc phòng của Mỹ, do nó phải lo cho quá nhiều chỗ.
 Tehran và Washington đã bắt tay nhau
Việc kêu gọi NATO vào cùng cũng khó khả thi, vì các nước NATO cảm thấy họ quá mệt mỏi khi cáng đáng sứ mệnh tại Lybia. Do vậy, người mà Mỹ có thể trông cậy nhất lúc này là Iran.
Iran cũng lo ngại trước lực lượng phiến quân của Iraq. Trước hết, Iran không muốn lửa cháy ngay cạnh nhà láng giềng và tệ hơn, kẻ đốt lửa là những người Hồi giáo dòng Sunni vốn thù địch với cộng đồng Hồi giáo Shiite. 
Nên nhớ, tại Iran thì người theo dòng Shiite chiếm đa số. Hồi thập niên 1980, Iran và Iraq chiến tranh đẫm máu cũng là do cuộc chiến nhuốm màu kỳ thị sắc tộc Sunni và Shiite.
Điều gì xảy ra khi Iran ngả về Mỹ?
Nếu Iran đơn phương can thiệp quân sự vào Iraq dưới bất kỳ hình thức nào thì cả thế giới sẽ lên án họ ngay. Nhưng khi được Mỹ "cấp giấy phép" hay đề nghị Iran đảm bảo an ninh khu vực thì Iran sẽ danh chính ngôn thuận làm điều này. 
Cái lợi hơn nữa là Iran chứng tỏ cho thế giới thấy tiềm năng quân sự và trách nhiệm đảm bảo an ninh khu vực.
Tình hình Trung Đông còn lâu mới ổn định vì sự phức tạp và chồng chéo quyền lợi giữa các quốc gia, giữa các sắc tộc. Nếu Iran đảm bảo an ninh phù hợp với lợi ích Mỹ tại khu vực này thì họ sẽ được Mỹ coi trọng, thậm chí trở thành đồng minh của Mỹ.
 Trung Quốc sẽ khó giữ được ảnh hưởng với Iran
Điều này đã từng xảy ra ở Afghanistan. Để đối phó với Taliban, Mỹ phải bắt tay thậm chí viện trợ cho lực lượng Liên minh phương Bắc (một đồng minh của Iran) dù trước đó, Mỹ có thái độ thù địch với lực lượng này. Nên giờ Mỹ muốn đối phó với phiến quân tại Iraq thì việc bắt tay với Iran cũng không là lạ.
"Mỹ và Iran đều muốn (Iraq) ổn định và họ không muốn có chiến tranh, thay đổi chính quyền tại Baghdah" Charles Tripp, một sử gia của Iraq tại Đại học London Nghiên cứu phương Đông và châu Phi cho biết. Do vậy, họ cần bắt tay nhau.
Sở dĩ trong thời gian qua, Iran xích lại gần Trung Quốc là do họ cảm thấy bị cô lập bởi vòng vây của Mỹ và đồng minh. 
Trên thực tế, giữa Iran và Trung Quốc vẫn còn những bất đồng. Iran không muốn bị phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu dầu mỏ Trung Quốc, không muốn Trung Quốc tạo ảnh hưởng tại các nước láng giềng của Iran. Và hơn thế nữa, Mỹ cũng không muốn Iran ngả vào vòng tay Trung Quốc. Bài toán Iraq cũng là dịp thuận lợi để Mỹ tách Iran khỏi Trung Quốc.
Anh Tú (theo Guardian và Eurasia Review) 

No comments:

Post a Comment