Sunday, June 1, 2014

Tình hình Biển Đông tuần qua: Mưu mới của kẻ bất nhân

BĐV- Tình hình Biển Đông: Máy bay chiến đấu Trung Quốc vẫn lượn quanh, tàu ngư chính vây hãm ngư dân, dàn khoan có thể kéo về phía Trường Sa.

Tình hình diễn biến trên Biển Đông tuần qua vẫn tiếp tục căng thẳng và ngày càng có nhiều động thái hung hãn hơn từ phía Trung Quốc.

Diễn biến trên biển Đông vẫn rất căng thẳng, tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam
Diễn biến trên biển Đông vẫn rất căng thẳng, tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam

Theo Báo cáo của Cục kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) chiều 31/5 cho biết tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam vẫn kiên cường bám trụ đấu tranh yêu cầu giàn khoan rút khỏi vùng biển Việt Nam.

Máy bay chiến đấu hoạt động liên tục quanh giàn khoan

Về phía Trung Quốc, ngày 31/5 có tới 3 máy bay của Trung Quốc hoạt động, trong đó máy bay cánh bằng bay ở độ cao 150 – 200m và máy bay chiến đấu bay 2 lần chiếc quanh khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 1.500m.

Các tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tiếp tục tổ chức bảo vệ nhiều vòng, nhiều lớp ngăn cản ta vào đấu tranh.

Họat động của họ cũng rất quyết liệt, sẵn sàng sử dụng vòi rồng, còi hú, đâm va, áp sát đẩy lực lượng của ta khi di chuyển vào, ra ngoài 10 - 12 hải lý. Trong khi đó, tàu cá Trung Quốc tập trung lực lượng lớn 45 - 50 chiếc liên tục tiến hành bao vây, ép không cho ngư dân Việt Nam tổ chức đánh bắt cá.
Thậm chí phía Trung Quốc còn dùng đá ném các tàu đánh cá của Việt Nam khi đang hoạt động trên ngư trường truyền thống
Thậm chí phía Trung Quốc còn dùng đá ném các tàu đánh cá của Việt Nam khi đang hoạt động trên ngư trường truyền thống

Từ khoảng cách cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 20 - 25 hải lý, các tàu cá Trung Quốc đã ngăn cản quyết liệt và sẵn sàng đâm va tàu ngư dân Việt Nam. Tàu cá Trung Quốc bao vây khóa chặt nhóm tàu cá của ta và có ý đồ cô lập, phân tán lực lượng khi di chuyển.

Theo Cục kiểm ngư, phương thức của các tàu Trung Quốc không thay đổi nhưng các tốp, nhóm tàu có tăng về số lượng và có tàu lớn hơn ngăn chặn, vây ép, hú còi, đâm va quyết liệt khi tàu Việt Nam di chuyển vào khu vực gìan khoan đã gây nên nhiều hư hỏng đối với tàu chấp pháp của ta.

40 tàu vây, định ép chết dân thường

Trước đó, chiều 26/5, tàu cá Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Đà Nẵng ngay tại vùng biển của Việt Nam, cách giàn khoan Hải Dương 981 17 hải lý.

Theo đó vị trí tàu ĐNa 90152 bị đâm chìm cách giàn khoan này 17 hải lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. 10 ngư dân trên tàu ĐNa 90152 đã được các tàu của ngư dân Việt Nam vớt và cứu hộ an toàn.

Ở thời điểm xảy sự việc, có 40 tàu cá Trung Quốc ngang ngược bao vây nhóm tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Trong khi đó, về tình hình trên thực địa xung quanh giàn khoan Hải Dương 981, lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư cho biết “tình hình trên biển, quanh khu vực giàn khoan vẫn rất căng thẳng”.

Cũng trong ngày 26/5, một tàu kiểm ngư Việt Nam đã bị khoảng 10 tàu của Trung Quốc vây ép tấn công gây hư hỏng, thiệt hại nặng.

Không loại trừ giàn khoan hướng tiếp đến Trường Sa

Về giàn khoan, theo quan sát của Cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư, đến sáng 28/5, giàn khoan Hải Dương 981 vẫn đang ở tọa độ 15 độ 33 phút Bắc -111 độ 34 phút Đông và chưa có động thái dịch chuyển tiếp theo.

Vị trí mới của giàn khoan này vẫn nằm sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo Cục Kiểm ngư, hiện các tàu chấp pháp của chúng ta đã tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí mới.

Trước những động thái hung hăng và khiêu khích của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhiều chuyên gia nhận định sẽ có những diễn biến khác liên quan đến giàn khoan HD 981.

Theo đó, ngày 29/5 hãng tin Reuters dẫn lời một số chuyên gia công nghiệp Trung Quốc cho rằng giàn khoan Hải Dương 981 sẽ được di chuyển tới khu vực khác trên Biển Đông sau khi hoàn tất hoạt động thăm dò gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ông Lâm Bá Cường, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế năng lượng của Đại học Hạ Môn kiêm cố vấn Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc cho biết giàn khoan này được thiết kế để khai thác dầu ở các vùng nước sâu trên biển Đông và không loại trừ khả năng nó sẽ được kéo đến vùng biển ở quần đảo Trường Sa.

Lương tri nhân loại

Trước hành động ngang ngược này, trên diễn đàn diễn đàn Đối thoại Shangri-La được tổ chức từ 30/5-1/6, cả Mỹ và Nhật đều đồng thanh lên án Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tìm cách giải quyết tranh chấp biển đảo bằng hành vi áp bức và ông cũng nhiều lần mô tả Trung Quốc như một kẻ hung hăng đi xâm lược trên Biển Đông. Ông Hagel nói: “Trung Quốc đã thực hiện những hành động đơn phương, gây bất ổn nhằm tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông.”

Những tuyên bố quyết liệt này của ông Hagel chính là sự đồng vọng với bài phát biểu ám chỉ những chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người mặc dù không “điểm mặt chỉ tên” Trung Quốc nhưng lại lên án những nỗ lực đơn phương nhằm áp đặt chủ quyền trên các vùng biển châu Á.

Phương Nguyên

No comments:

Post a Comment