Theo tác giả, vụ chính biến hôm 22/2 tại Kiev xảy ra vào lúc Ukraina mất đi tầm quan trọng của một hành lang năng lượng chủ yếu đối với châu Âu và Nga. Trong suốt hai thập kỷ, đất nước này là nơi mà 80% lượng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu bắt buộc phải đi qua. Nhưng ngày nay, những đường ống dẫn khí đi vòng tránh Ukraina đã được thiết lập. Ngược lại, Kiev luôn bị lệ thuộc vào dầu khí từ Nga, và luôn gặp khó khăn trong việc thanh toán chi phí năng lượng khoảng 14,58 tỉ đô la một năm.
Ukraina là nguyên nhân hai cuộc khủng hoảng khí đốt vào tháng Giêng năm 2006 và tháng Giêng 2009, khiến châu Âu bị cắt mất nguồn khí đốt ngay trong mùa đông. Do Kiev chưa thanh toán được, tập đoàn Gazprom đã ngưng giao hàng, và Ukraina bèn chuyển sang dùng gaz dành cho châu Âu, khiến Gazprom cúp toàn bộ nguồn khí đốt chuyển vận qua lãnh thổ Ukraina.
Đã nhiều lần các tập đoàn khí đốt châu Âu và Gazprom đề nghị Kiev tách biệt các đường ống dẫn khí cho châu Âu và cho tiêu dùng nội địa, nhưng Ukraina từ chối. Rốt cuộc bốn tập đoàn châu Ấu (hai của Đức, một của Hà Lan và một của Pháp) đã liên kết với Gazprom để thiết lập hai đường ống của hệ thống Nord Stream. Hệ thống dài 1.224 km dẫn thẳng khí đốt từ Nga đến miền bắc nước Đức đi qua vùng Ban-tích, cung ứng 33Gm3/năm, cộng với 16Gm3/năm của đường ống Blue Stream đi qua Hắc Hải.
Thật ra các mạng lưới trên chưa hoàn chỉnh, và một phần ba số điểm kết nối hiện bị tắc nghẽn vì một số lý do. Nhưng các công ty Nga và châu Âu cũng đang nỗ lực thành lập South Stream, một đường ống dẫn khí dài 2.380 km đi vòng tránh Ukraina về phía nam, nối vùng Novorossiisk của Nga với Bulgari thông qua Hắc Hải. Nếu hệ thống này đạt được năng lực hoàn chỉnh 63Gm3/năm vào năm 2019, việc dẫn khí đốt Nga qua Ukraina có thể trở thành quá khứ.
Nhưng Kiev thì không thể bỏ qua Matxcơva, hiện là nước cung cấp 55% đến 65% nhu cầu khí đốt và hai phần ba nhu cầu dầu lửa cho Ukraina. Cũng khó thể hình dung việc các công ty châu Âu bán khí đốt cho Ukraina với giá rẻ hơn Gazprom, hơn nữa phải mất nhiều năm để xây dựng được các cơ sở hạ tầng tốn kém.
Thực tế phũ phàng này Ukraina phải đối phó, cho dù lãnh đạo là ai. Liên hiệp châu Âu hứa cho vay thêm 10,9 tỉ euro, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho vay thêm số tiền tương đương, và Hoa Kỳ 1 tỉ đô la. Nhưng về lâu về dài, không một ai trả thay cho Kiev hóa đơn 8,7 tỉ euro/năm tiền khí đốt và 5,8 tỉ euro/năm tiền dầu lửa. Gazprom đã thông báo cho Ukraina tăng giá khí đốt từ 1/4, tính ra phải trả thêm 2,18 tỉ euro. Matxcơva đã buộc Ukraina và những người ủng hộ ở châu Âu phải trả giá !
Ukraina đã giảm lượng tiêu thụ khí đốt xuống phân nửa kể từ năm 1990, nhờ giảm được nạn ăn cắp và một số biện pháp, bên cạnh đó là suy thoái kinh tế. Kiev hy vọng phát hiện được các nguồn dầu khí mới, nhờ đó giảm lệ thuộc vào Nga, nhưng trữ lượng tiềm năng đa số lại nằm ở Crimée. Thế nên Kiev đành phải dùng đến phương cách mất lòng dân là tăng giá khí đốt, một trong những đòi hỏi của IMF.
Theo tác giả bài viết, tình trạng hiện nay là do Ukraina đã quá dựa vào vị trí địa chiến lược của mình, trông cậy vào việc là địa điểm chuyển vận nguồn khí đốt, việc cho thuê căn cứ Sébastopol, viện trợ phương Tây…Nga đã để cho tình huống ngày càng tồi tệ để lợi dụng một khi chín muồi, nhưng châu Âu cũng chịu một phần trách nhiệm khi làm ngơ trước những tiêu cực. Và nhất là áp đặt cho đất nước này, cũng như những quốc gia Liên Xô cũ khác sự chọn lựa, hoặc châu Âu, hoặc Nga, trong khi không một nước nào có thể cắt đứt quan hệ với Nga. Lẽ ra cần phải đưa ra các dạng thức hợp tác linh hoạt hơn, và tác giả đặt câu hỏi, liệu có quá muộn hay không ?
Đường đến « đất hứa » Nga còn gian khổ đối với dân Crimée
Cũng liên quan đến Ukraina, đặc phái viên Le Monde trong bài phóng sự « Người dân Crimée trước giai đoạn chuyển đổi khó khăn » cho biết, ông Vladimir Putin đã hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho Crimée, nhưng trong khi chờ đợi, các tài khoản ngân hàng bị phong tỏa và các doanh nhân đầy lo lắng.
Đối với nhiều người dân Crimée, ý muốn quay lại với đất mẹ rất mạnh mẽ. Từ khi đưa quân sang Crimée hồi cuối tháng Hai, Vladimir Putin đã hứa hẹn nhiều thứ với họ : việc làm, thu nhập cao hơn, chưa kể sức mạnh Nga và an ninh trước « bọn phát-xít Ukraina ». Đồng rúp được đưa vào sử dụng, còn đồng hryvnia của Ukraina chỉ còn giá trị trong tháng Tư. Một số cửa hàng hiện đã từ chối nhận tiền Ukraina.
Cuối tháng Ba tại Simferopol, những người về hưu xếp hàng chờ lãnh lương hưu đã xúc động khi lần đầu tiên nhận được những đồng rúp mới tinh, và nhiều hơn dự tính với tỉ giá 1 hryvnia đổi được 3,8 rúp. Nhưng họ quên rằng lương tăng thì vật giá cũng tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn ; hàng từ Ukraina đến ngày càng hiếm còn hàng hóa từ Nga thì giá đắt.
Trước khi vào được miền đất hứa, trở thành công dân Nga là một quá trình gian khổ. Hàng người luôn dài vô tận trước các địa điểm nhận hồ sơ xin hộ chiếu Nga. Tình hình còn tệ hại hơn đối với những người Ukraina sống tại Crimée nhưng đăng ký hộ tịch ở Ukraina, nhân viên các công ty quốc doanh bỗng nhiên trở thành công ty của Nga.
Thiếu tiền mặt, các máy ATM không còn sử dụng được, các tài khoản bị phong tỏa. Ngân hàng lớn nhất Crimée là Privat Bank phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ chờ việc. Các giao dịch nhà đất đóng băng. Những ai muốn đi khỏi Crimée không thể rút tiền cũng không bán nhà được, những người ở lại phải trông cậy vào số tiền mặt hiện có hoặc phải đi rút tiền từ Nga hay Ukraina.
Nhật Bản : Tử tội được minh oan sau 48 năm chờ bị hành quyết
Nhìn sang châu Á, Le Monde chú ý đến số phận của Iwao Hakamada, một tử tội Nhật đã sống trong « hành lang tử thần » suốt 48 năm qua, nay vừa được trả tự do nhờ kết quả xét nghiệm ADN và nhận xét, cuộc đấu tranh đòi bãi bỏ án tử hình ở Nhật Bản hãy còn rất lâu dài.
Hôm 28/3, Tòa án tối cao Tokyo đã thông qua quyết định trước đó của tòa án Shizuoka. Thẩm phán Hiroaki Murayama nhận định : « Có thể là những chứng cứ quan trọng đã được dàn dựng. Khả năng vô tội tương đối cao, và sẽ vô cùng bất công nếu kéo dài thời gian giam giữ bị cáo ».
Loan báo trả tự do cho tử tù – cựu võ sĩ quyền Anh bị cáo buộc sát hại một gia đình bốn người ở Shizuoka – làm dấy lên lại những chỉ trích đối với hệ thống tư pháp Nhật Bản, mà việc quy tội chủ yếu dựa vào lời khai trong thời gian bị câu lưu có thể kéo dài ba tuần lễ, mà không được kiểm tra kỹ càng. Tỉ lệ bị kết án lên đến 99%.
Iwao Hakamada đã nhận tội rồi sau đó phản cung, cho biết đã bị cảnh sát đối xử tệ hại. Ông bị thẩm vấn 240 tiếng đồng hồ trong 20 ngày. Các bằng chứng là bộ quần áo dính máu, được cho là của nghi can, nhưng lại quá nhỏ đối với vóc người ông. Một thẩm phán trong phiên tòa là Norimichi Kumamoto thú nhận đã nghi là Iwao vô tội, và sau đó thẩm phán này đã từ chức vì hối hận, thậm chí có lúc muốn tự sát.
Phải đợi đến gần 50 năm sau, với kết quả phân tích ADN khẳng định vết máu không phải là của Iwao Hakamada, tử tù này mới được minh oan. Đó là nhờ người chị của ông là Hideko, 81 tuổi, cùng với hiệp hội các võ sĩ quyền Anh nhà nghề Nhật và Amnesty International quyết tâm chứng minh ông vô tội. Bà Hidedo Hakamada nói rằng, cứ như là một giấc mơ.
Cho dù vụ này gây xôn xao dư luận, theo thông tín viên của Le Monde tại Tokyo, cuộc chiến đấu chống án tử hình tại Nhật còn rất gian khổ, cho dù tội phạm đã giảm xuống từ năm 2002. Tư pháp Nhật Bản có cải tiến, nhưng rất chậm chạp.
Tân Thủ tướng Pháp Manuel Valls và « nhiệm vụ bất khả thi » ?
Đảng Xã hội Pháp thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương, Tổng thống François Hollande không còn cách nào khác là thay đổi nội các. Việc Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls, nhân vật cánh tả được yêu thích nhất được chọn lựa làm Thủ tướng thay cho ông Jean-Marc Ayrault, là sự kiện được các báo Pháp chú ý nhất hôm nay.
Tờ báo cánh hữu Le Figaro nhận định : « Valls ở điện Matignon : Hollande chơi ván bài được ăn cả ngã về không ». Nhật báo cộng sản L’Humanité cho rằng đây là một « Hình phạt nhân đôi ». Theo tờ báo, mặc dù bị cử trị cánh tả trừng phạt nặng nề nhưng ông François Hollande vẫn tiếp tục hữu khuynh khi đề cử ông Valls làm Thủ tướng, và khẳng định duy trì « hiệp ước trách nhiệm ».
Đối với tờ báo công giáo La Croix, thì « Hollande thay đổi Thủ tướng, nhưng không thay đổi mục tiêu ». Còn nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Thử thách Manuel Valls ». Nhật báo thiên tả Libération chơi chữ : « Ayrault valse » (Ông Ayrault bị quẳng sang một bên), với nhận xét « Hollande đã bổ nhiệm Manuel Valls đứng đầu một chính phủ ‘chiến đấu’, với nguy cơ gây bất mãn cho một bộ phận cánh tả ».
Theo Libération, khi chọn lựa Manuel Valls, ông Hollande không chỉ khẳng định khuynh hướng tự do, mà còn chọn một Thủ tướng phù hợp với lịch trình chính trị : trước Ủy ban châu Âu, rồi trước Quốc hội nhân cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cuối tháng Tư. Đồng thời là ý hướng tái lập trật tự, sau hai năm nhiều chệch choạc trong chính phủ.
Tuy nhiên tân Thủ tướng sẽ phải thuyết phục cho được đảng Xanh, các nghiệp đoàn và một bộ phận trong đảng Xã hội rằng ông có khả năng tiến hành chính sách cánh tả trong khi vẫn đáp ứng được đòi hỏi của giới chủ và Liên hiệp châu Âu.
Thuốc mới trị viêm gan siêu vi C : Hiệu quả nhưng ngoài tầm với vì quá đắt
Trên lãnh vực y tế, nhật báo Libération trong bài viết mang tựa đề « Viêm gan siêu vi C : Không thể chữa trị cho tất cả mọi người » cho biết loại thuốc kháng virus mới là sofosbuvir mang lại những kết quả ngoạn mục. Tuy nhiên do giá quá đắt, có thể thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh nặng.
Sự xuất hiện cách đây vài tháng của loại thuốc trị viêm gan siêu vi C mới có tác động trực tiếp mang tên sofosbuvir được xem là một cuộc cách mạng. Một số người gọi là cơn địa chấn, số khác nói đến khả năng diệt trừ bệnh viêm gan siêu vi C mà 170 triệu người trên thế giới đang mắc phải. Victor de Lédinghen, thư ký Hiệp hội nghiên cứu về gan của Pháp không ngần ngại cho rằng, với kết quả ngoạn mục của loại thuốc này, có thể chữa trị được trên 90% bệnh nhân viêm gan siêu vi C.
Tuy nhiên, thuốc sofosbuvir quá đắt tiền. Mỗi viên thuốc có giá đến 660 euro ! Ngay cả tại các nước phát triển, câu hỏi có nên phổ quát hóa cách chữa trị bằng thuốc này không đã được đặt ra. Theo nghiên cứu của giáo sư Yazdan Yazdanpanah, trưởng khoa Nhiễm của bệnh viện Bichat-Claude-Bernard ở Paris, thì tại Pháp, chi phí lên đến khoảng 60.000 euro cho 12 tuần chữa trị đối với một bệnh nhân. Nếu điều trị cho những người bị nhiễm nhưng chưa có dấu hiệu phát bệnh, phải tốn đến 100.000 euro cho mỗi năm giành lại được sự sống cho bệnh nhân.
Ukraina là nguyên nhân hai cuộc khủng hoảng khí đốt vào tháng Giêng năm 2006 và tháng Giêng 2009, khiến châu Âu bị cắt mất nguồn khí đốt ngay trong mùa đông. Do Kiev chưa thanh toán được, tập đoàn Gazprom đã ngưng giao hàng, và Ukraina bèn chuyển sang dùng gaz dành cho châu Âu, khiến Gazprom cúp toàn bộ nguồn khí đốt chuyển vận qua lãnh thổ Ukraina.
Đã nhiều lần các tập đoàn khí đốt châu Âu và Gazprom đề nghị Kiev tách biệt các đường ống dẫn khí cho châu Âu và cho tiêu dùng nội địa, nhưng Ukraina từ chối. Rốt cuộc bốn tập đoàn châu Ấu (hai của Đức, một của Hà Lan và một của Pháp) đã liên kết với Gazprom để thiết lập hai đường ống của hệ thống Nord Stream. Hệ thống dài 1.224 km dẫn thẳng khí đốt từ Nga đến miền bắc nước Đức đi qua vùng Ban-tích, cung ứng 33Gm3/năm, cộng với 16Gm3/năm của đường ống Blue Stream đi qua Hắc Hải.
Thật ra các mạng lưới trên chưa hoàn chỉnh, và một phần ba số điểm kết nối hiện bị tắc nghẽn vì một số lý do. Nhưng các công ty Nga và châu Âu cũng đang nỗ lực thành lập South Stream, một đường ống dẫn khí dài 2.380 km đi vòng tránh Ukraina về phía nam, nối vùng Novorossiisk của Nga với Bulgari thông qua Hắc Hải. Nếu hệ thống này đạt được năng lực hoàn chỉnh 63Gm3/năm vào năm 2019, việc dẫn khí đốt Nga qua Ukraina có thể trở thành quá khứ.
Nhưng Kiev thì không thể bỏ qua Matxcơva, hiện là nước cung cấp 55% đến 65% nhu cầu khí đốt và hai phần ba nhu cầu dầu lửa cho Ukraina. Cũng khó thể hình dung việc các công ty châu Âu bán khí đốt cho Ukraina với giá rẻ hơn Gazprom, hơn nữa phải mất nhiều năm để xây dựng được các cơ sở hạ tầng tốn kém.
Thực tế phũ phàng này Ukraina phải đối phó, cho dù lãnh đạo là ai. Liên hiệp châu Âu hứa cho vay thêm 10,9 tỉ euro, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho vay thêm số tiền tương đương, và Hoa Kỳ 1 tỉ đô la. Nhưng về lâu về dài, không một ai trả thay cho Kiev hóa đơn 8,7 tỉ euro/năm tiền khí đốt và 5,8 tỉ euro/năm tiền dầu lửa. Gazprom đã thông báo cho Ukraina tăng giá khí đốt từ 1/4, tính ra phải trả thêm 2,18 tỉ euro. Matxcơva đã buộc Ukraina và những người ủng hộ ở châu Âu phải trả giá !
Ukraina đã giảm lượng tiêu thụ khí đốt xuống phân nửa kể từ năm 1990, nhờ giảm được nạn ăn cắp và một số biện pháp, bên cạnh đó là suy thoái kinh tế. Kiev hy vọng phát hiện được các nguồn dầu khí mới, nhờ đó giảm lệ thuộc vào Nga, nhưng trữ lượng tiềm năng đa số lại nằm ở Crimée. Thế nên Kiev đành phải dùng đến phương cách mất lòng dân là tăng giá khí đốt, một trong những đòi hỏi của IMF.
Theo tác giả bài viết, tình trạng hiện nay là do Ukraina đã quá dựa vào vị trí địa chiến lược của mình, trông cậy vào việc là địa điểm chuyển vận nguồn khí đốt, việc cho thuê căn cứ Sébastopol, viện trợ phương Tây…Nga đã để cho tình huống ngày càng tồi tệ để lợi dụng một khi chín muồi, nhưng châu Âu cũng chịu một phần trách nhiệm khi làm ngơ trước những tiêu cực. Và nhất là áp đặt cho đất nước này, cũng như những quốc gia Liên Xô cũ khác sự chọn lựa, hoặc châu Âu, hoặc Nga, trong khi không một nước nào có thể cắt đứt quan hệ với Nga. Lẽ ra cần phải đưa ra các dạng thức hợp tác linh hoạt hơn, và tác giả đặt câu hỏi, liệu có quá muộn hay không ?
Đường đến « đất hứa » Nga còn gian khổ đối với dân Crimée
Cũng liên quan đến Ukraina, đặc phái viên Le Monde trong bài phóng sự « Người dân Crimée trước giai đoạn chuyển đổi khó khăn » cho biết, ông Vladimir Putin đã hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho Crimée, nhưng trong khi chờ đợi, các tài khoản ngân hàng bị phong tỏa và các doanh nhân đầy lo lắng.
Đối với nhiều người dân Crimée, ý muốn quay lại với đất mẹ rất mạnh mẽ. Từ khi đưa quân sang Crimée hồi cuối tháng Hai, Vladimir Putin đã hứa hẹn nhiều thứ với họ : việc làm, thu nhập cao hơn, chưa kể sức mạnh Nga và an ninh trước « bọn phát-xít Ukraina ». Đồng rúp được đưa vào sử dụng, còn đồng hryvnia của Ukraina chỉ còn giá trị trong tháng Tư. Một số cửa hàng hiện đã từ chối nhận tiền Ukraina.
Cuối tháng Ba tại Simferopol, những người về hưu xếp hàng chờ lãnh lương hưu đã xúc động khi lần đầu tiên nhận được những đồng rúp mới tinh, và nhiều hơn dự tính với tỉ giá 1 hryvnia đổi được 3,8 rúp. Nhưng họ quên rằng lương tăng thì vật giá cũng tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn ; hàng từ Ukraina đến ngày càng hiếm còn hàng hóa từ Nga thì giá đắt.
Trước khi vào được miền đất hứa, trở thành công dân Nga là một quá trình gian khổ. Hàng người luôn dài vô tận trước các địa điểm nhận hồ sơ xin hộ chiếu Nga. Tình hình còn tệ hại hơn đối với những người Ukraina sống tại Crimée nhưng đăng ký hộ tịch ở Ukraina, nhân viên các công ty quốc doanh bỗng nhiên trở thành công ty của Nga.
Thiếu tiền mặt, các máy ATM không còn sử dụng được, các tài khoản bị phong tỏa. Ngân hàng lớn nhất Crimée là Privat Bank phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ chờ việc. Các giao dịch nhà đất đóng băng. Những ai muốn đi khỏi Crimée không thể rút tiền cũng không bán nhà được, những người ở lại phải trông cậy vào số tiền mặt hiện có hoặc phải đi rút tiền từ Nga hay Ukraina.
Nhật Bản : Tử tội được minh oan sau 48 năm chờ bị hành quyết
Nhìn sang châu Á, Le Monde chú ý đến số phận của Iwao Hakamada, một tử tội Nhật đã sống trong « hành lang tử thần » suốt 48 năm qua, nay vừa được trả tự do nhờ kết quả xét nghiệm ADN và nhận xét, cuộc đấu tranh đòi bãi bỏ án tử hình ở Nhật Bản hãy còn rất lâu dài.
Hôm 28/3, Tòa án tối cao Tokyo đã thông qua quyết định trước đó của tòa án Shizuoka. Thẩm phán Hiroaki Murayama nhận định : « Có thể là những chứng cứ quan trọng đã được dàn dựng. Khả năng vô tội tương đối cao, và sẽ vô cùng bất công nếu kéo dài thời gian giam giữ bị cáo ».
Loan báo trả tự do cho tử tù – cựu võ sĩ quyền Anh bị cáo buộc sát hại một gia đình bốn người ở Shizuoka – làm dấy lên lại những chỉ trích đối với hệ thống tư pháp Nhật Bản, mà việc quy tội chủ yếu dựa vào lời khai trong thời gian bị câu lưu có thể kéo dài ba tuần lễ, mà không được kiểm tra kỹ càng. Tỉ lệ bị kết án lên đến 99%.
Iwao Hakamada đã nhận tội rồi sau đó phản cung, cho biết đã bị cảnh sát đối xử tệ hại. Ông bị thẩm vấn 240 tiếng đồng hồ trong 20 ngày. Các bằng chứng là bộ quần áo dính máu, được cho là của nghi can, nhưng lại quá nhỏ đối với vóc người ông. Một thẩm phán trong phiên tòa là Norimichi Kumamoto thú nhận đã nghi là Iwao vô tội, và sau đó thẩm phán này đã từ chức vì hối hận, thậm chí có lúc muốn tự sát.
Phải đợi đến gần 50 năm sau, với kết quả phân tích ADN khẳng định vết máu không phải là của Iwao Hakamada, tử tù này mới được minh oan. Đó là nhờ người chị của ông là Hideko, 81 tuổi, cùng với hiệp hội các võ sĩ quyền Anh nhà nghề Nhật và Amnesty International quyết tâm chứng minh ông vô tội. Bà Hidedo Hakamada nói rằng, cứ như là một giấc mơ.
Cho dù vụ này gây xôn xao dư luận, theo thông tín viên của Le Monde tại Tokyo, cuộc chiến đấu chống án tử hình tại Nhật còn rất gian khổ, cho dù tội phạm đã giảm xuống từ năm 2002. Tư pháp Nhật Bản có cải tiến, nhưng rất chậm chạp.
Tân Thủ tướng Pháp Manuel Valls và « nhiệm vụ bất khả thi » ?
Đảng Xã hội Pháp thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương, Tổng thống François Hollande không còn cách nào khác là thay đổi nội các. Việc Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls, nhân vật cánh tả được yêu thích nhất được chọn lựa làm Thủ tướng thay cho ông Jean-Marc Ayrault, là sự kiện được các báo Pháp chú ý nhất hôm nay.
Tờ báo cánh hữu Le Figaro nhận định : « Valls ở điện Matignon : Hollande chơi ván bài được ăn cả ngã về không ». Nhật báo cộng sản L’Humanité cho rằng đây là một « Hình phạt nhân đôi ». Theo tờ báo, mặc dù bị cử trị cánh tả trừng phạt nặng nề nhưng ông François Hollande vẫn tiếp tục hữu khuynh khi đề cử ông Valls làm Thủ tướng, và khẳng định duy trì « hiệp ước trách nhiệm ».
Đối với tờ báo công giáo La Croix, thì « Hollande thay đổi Thủ tướng, nhưng không thay đổi mục tiêu ». Còn nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Thử thách Manuel Valls ». Nhật báo thiên tả Libération chơi chữ : « Ayrault valse » (Ông Ayrault bị quẳng sang một bên), với nhận xét « Hollande đã bổ nhiệm Manuel Valls đứng đầu một chính phủ ‘chiến đấu’, với nguy cơ gây bất mãn cho một bộ phận cánh tả ».
Theo Libération, khi chọn lựa Manuel Valls, ông Hollande không chỉ khẳng định khuynh hướng tự do, mà còn chọn một Thủ tướng phù hợp với lịch trình chính trị : trước Ủy ban châu Âu, rồi trước Quốc hội nhân cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cuối tháng Tư. Đồng thời là ý hướng tái lập trật tự, sau hai năm nhiều chệch choạc trong chính phủ.
Tuy nhiên tân Thủ tướng sẽ phải thuyết phục cho được đảng Xanh, các nghiệp đoàn và một bộ phận trong đảng Xã hội rằng ông có khả năng tiến hành chính sách cánh tả trong khi vẫn đáp ứng được đòi hỏi của giới chủ và Liên hiệp châu Âu.
Thuốc mới trị viêm gan siêu vi C : Hiệu quả nhưng ngoài tầm với vì quá đắt
Trên lãnh vực y tế, nhật báo Libération trong bài viết mang tựa đề « Viêm gan siêu vi C : Không thể chữa trị cho tất cả mọi người » cho biết loại thuốc kháng virus mới là sofosbuvir mang lại những kết quả ngoạn mục. Tuy nhiên do giá quá đắt, có thể thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh nặng.
Sự xuất hiện cách đây vài tháng của loại thuốc trị viêm gan siêu vi C mới có tác động trực tiếp mang tên sofosbuvir được xem là một cuộc cách mạng. Một số người gọi là cơn địa chấn, số khác nói đến khả năng diệt trừ bệnh viêm gan siêu vi C mà 170 triệu người trên thế giới đang mắc phải. Victor de Lédinghen, thư ký Hiệp hội nghiên cứu về gan của Pháp không ngần ngại cho rằng, với kết quả ngoạn mục của loại thuốc này, có thể chữa trị được trên 90% bệnh nhân viêm gan siêu vi C.
Tuy nhiên, thuốc sofosbuvir quá đắt tiền. Mỗi viên thuốc có giá đến 660 euro ! Ngay cả tại các nước phát triển, câu hỏi có nên phổ quát hóa cách chữa trị bằng thuốc này không đã được đặt ra. Theo nghiên cứu của giáo sư Yazdan Yazdanpanah, trưởng khoa Nhiễm của bệnh viện Bichat-Claude-Bernard ở Paris, thì tại Pháp, chi phí lên đến khoảng 60.000 euro cho 12 tuần chữa trị đối với một bệnh nhân. Nếu điều trị cho những người bị nhiễm nhưng chưa có dấu hiệu phát bệnh, phải tốn đến 100.000 euro cho mỗi năm giành lại được sự sống cho bệnh nhân.
No comments:
Post a Comment